21-1-2018
Cách đây đúng một năm tôi đã viết và đăng tại đây một bài tên ‘Thư gửi Việt Nam.’ Viết tại Hà Nội ngay lúc tân TTg Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Washington.
Một năm trôi qua mà không viết thêm được bài nào … Cho đến nay.
Đúng một năm sau tôi đã về Việt Nam và đang viết bài này ngay tại Sài Gòn. Với bài này, tôi xin rũ bỏ mọi nghiệp xấu của năm qua và lại tiếp tục sự nghiệp.
Trong bài “Thư gửi Việt Nam” tôi đã báo động về hai điều. Một là nguy cơ toàn thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Hai là đoán riêng nước Mỹ sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời Nội chiến của Mỹ. Ngoài ra tôi có nêu một số nhận xét về ý nghĩa của thời Trump đối với Việt Nam. Vậy, hiện tại và ngay sau ông Trump đã qua Việt Nam, chúng ta đang thấy gì? Ở đây chỉ nêu những sự khác biệt lớn nhất và để lại những vấn đề cụ thể cho những bài tiếp theo.
Nhìn chung, thế giới của hôm nay, nước Mỹ của hôm nay, và Việt Nam của hôm nay đã khá là khác với thế giới, nước Mỹ và nước Việt Nam của thời trước đây chỉ một năm. Về thế giới và nhất là về cái gọi là “trật tự thế giới” thì chúng ta thấy mức độ “thiếu chắc chắn” (tức uncertainty) đã tăng vọt. Dù trong “trật tự thế giới” của những năm trước Trump cũng đã tồn tại nhiều nhược điểm lớn, “đóng góp” lớn nhất của Chính quyền Trump cho đến nay chính là đã làm suy yếu một cách nghiêm trọng vai trò lãnh đạo và quyền lực của Mỹ. Vì thế, thế giới của hôm nay phản ánh một khoảng trống quyền lực toàn cầu lớn nhất từ những năm 1930.
Về Mỹ, rõ rằng nước đầy hứa hẹn và vấn đề này đã và đang rơi vào khủng hoảng chính trị và xã hội lớn nhất từ thời nội chiến trong những năm 1860, cách đây gần 150 năm. Lý do chính là những thể chế dân chủ của nước Mỹ, vốn đã đầy khuyết điểm, nay đang bị phá hoại do một kẻ lửa đảo mị dân. Là một kẻ phân biệt chủng tộc, là một trong những nhân vật xấu nhất ở cả nước Mỹ, ông và những người và nhóm ủng hộ đang phá hoại cả xã hội Hoa Kỳ một cách nhanh chóng.
Còn đối với Việt Nam, thì đánh giá sao?
Muốn đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, thì phải thừa nhận ông ấy và những người “đồng minh” đã giành được lợi thế trên chính trường. Chiến dịch chống tham nhũng đã và còn đang tác động lớn, không chỉ hay chủ yếu đối với tham nhũng mà cả chính trị nữa. Sáng mai, khi tòa tuyên án TXT và ĐLT, thì nó sẽ không nên được xem là sự kết thúc của một quy trình pháp luật mà là một hình thức tiêu biểu trong một quá trình chính trị còn đang tiếp diễn.
Tôi đề nghị trong năm vừa rồi Việt Nam đã bắt đầu một thời mới. Một thời có thể được gọi là thời “Hậu Dũng”. Nói “Hậu Dũng” của Việt Nam không có nghĩa là ảnh hưởng của thời Dũng đã hết. Trong 10 năm qua xã hội Việt Nam đã có những thay đổi mang tính cấu trúc, như sự trỗi dậy của giới kinh doanh thân hữu, sự lên ngôi của giới ngân hàng thân hữu, và của tham nhũng quy mô lớn, v.v… Những yếu tố đó vẫn còn và vẫn mạnh. Thời kỳ hiện nay khác ở chỗ đang có những thay đổi nhất định trong giới lãnh đạo và có vẻ một số thay đổi đối với quan hệ giữa Đảng và bộ máy.
Việt Nam sẽ đi đâu trong giai đoạn mới này, còn quá sớm để đánh giá. Tầm nhìn cho đất nước trong khi mới sẽ là như sao? Đó chính là việc người dân Việt Nam sẽ quyết định.
Vốn là người cố gắng lạc quan một cách phi ảo tưởng, tôi giữ “định hướng” lạc quan vì 2 lý do chính. Thứ nhất, bất chấp một số diễn biến tiêu cực trong nước, tôi còn thấy người dân Việt Nam quan tâm đến số phận của đất nước mình.
Thứ hai, bất chấp những cơn gió lạnh, điều chắc chắn là đại đa số muốn một Việt Nam mới, một Việt Nam dân chủ hơn, một Việt Nam minh bạch và công bằng, một Việt Nam mà phản ánh những giá trị của Phan Châu Trinh hay thậm chí Obama hơn là những giá trị của Stalin hay Tập Cận Bình.
Song, viết thế này có giá trị không? Làm sao mà lạc quan được trước mặt của quá nhiều vấn đề và trong lúc có vẻ Việt Nam còn thiếu những thể chế mà cần để giành được một tương lai tươi sáng.
Chúng ta phải nhớ rằng ở bất cứ nước nào, những thể chế không rơi từ trên trời xuống mà là do những quá trình hội nhập và quan hệ xã hội tạo ra. Do đó, chờ thay đổi từ trên xuống không hề là một động thái hứa hẹn. Tôi nhìn về Mỹ thì nhiều lúc cũng thấy rất khó để lạc quan. Nhưng biết để có những thay đổi tích cực, để cứu nước, thì chính là người dân Mỹ phải thức dậy. Tương lai của Việt Nam cũng tuỳ thuộc vào chính người dân.
Để giữa một động thái lạc quan phải có tầm nhìn về tương lai. Đúng vậy. Dù nói về thế giới hay Mỹ hay Việt Nam, cái mà chúng ta không thể thiếu hôm nay chính là một tầm nhìn. Nhưng không chỉ có thế. Chúng ta phải dám tự tin và nỗ lực cùng nhau để sống theo nó.
____
Tác giả: Jonathan London là một giáo sư người Mỹ, từng dạy môn Xã hội học chính trị và sự phát triển học tại Đại học thành thị Hong Kong. Hiện ông đang làm việc tại Hà Lan. Ông cũng được xem là một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam.
Mỹ- Từng là ‘cái nôi’ là niềm cảm hứng’ và ‘ngọn hải đăng’ của lý tưởng Tư do-Dân chủ -Đa nguyên- Nhưng chính vào ngày Trump đắc cử , có lẽ ‘nguồn Cảm hứng’ đã mất… hứng, ngọn ‘Hải đăng’ đã…tắt, và cuối năm 2016, nằm ngay trong ‘Cái nôi’ ấy là một thằng bé già cả, tệ hại !
Khi Trump đắc cử – thể chế Dân chủ -Đa nguyên đã hé lộ điểm yếu nhất, dễ bị phá thủng nhất ! Những mầm móng bất toàn về bản chất ,cùng những khiếm khuyết nền tảng của thể chế, đã làm phọt ra ‘nhân vật Trump’- Trong thực tế, qua Trump như một thứ ung nhọt, ghẻ chốc, bệnh hoạn và nguy hiểm chứa đựng bên trong một cơ chế – đã khiến toàn thế giới phải nghĩ lại ấy. Cũng như xem xét kỹ lại con đường mà nó đang hướng tới ! Một số các quốc gia đang vội tránh xa ‘giất mơ Mỹ” , cố gắng tìm con đường của riêng mình ( Sự thật này, kẻ ghét Trump lẫn kẻ ‘cuồng Trump’ dẫu cho không muốn , cũng chẳng thể nào làm thay đổi được gì !)
——
Người nước ngoài ‘lo lắng’ khi nhin về nước Mỹ là làm chuyện…vô duyên ( tuy là ẫn luôn có những ‘hậu hệ quả liên đới’ rất nặng nề trong thế giới phẳng ngày nay, như ở VN bọn độc tài đàn áp, bắt bớ mạnh tay hơn đối với những người bất đồng chính kiến mà không phải lo lắng gì ). Nhưng người Mỹ lo buồn cho nước Mỹ cũng có khi lại vô lý nốt ? Bởi…Trump là ‘kẻ được…chọn’ là TT của kết quả bầu cử tự do …thế nên có những giới hạn ràng buộc trong Hiến pháp và Pháp luật, trao cho Trump một thứ quyền lực chính đáng dù nguy hại !
Tư cách tàn tệ gắn chặc với nhân phẩm , trí não con buôn , đã khiến Trump thành ‘vai hề được yêu thích’ nhất tại châu Âu. Và một số nước châu Á. Nhưng, những phản ứng dốt nát của Trump trong đối ngoại vẫn liên tục phát triển, vì thế, không lạ khi Trump từ vai trò’ kho hài hước”của các nước , dần trở thành kẻ đại diện cho sự khinh bỉ tập thề các lãnh đạo thế giới ( trừ Putin/ Tập ) .
Trump đang có vấn đề tim mạch, có thể là vì tuổi tác ! Già thì phải theo quy luật thôi , “Sinh Lão Bệnh Tử’ , ‘Thành-Trụ-Hoại-Không’ là chân lý vĩnh cửu bất biến, là luật của toàn bộ Tư nhiên, chứ chẳng phải chỉ đúng có mỗi …Trái đất và loài người ?! – Tuổi giá khiến một số’kẻ lãnh đạo’ thêm ngạo mạn , tự phụ và bất chấp- Những kẻ có não trạng độc tài , phi tín ngưỡng thì khá giống nhau,…khi già chỉ còn lại ý nghĩ ngạo mạn tai hại về cái Tôi : ”Sau Ta là không có gì nữa” ! ( có thể liên hệ đến …vị TBT Minh quân gì đó ! Người VN không chống nổi’tuổi già’ của một Trọng độc tài đảng trị , thì chắc dân Mỹ cũng làm sao chống nổi ‘tuổi già’ của Trump độc tài…dân chủ ?)
Có lẽ , tuổi tác của Trump mới là tai họa thật sự, chứ không dối trá , ngạo mạn hay ngu xuẩn của Trump . Tuổi tác chứ không phải tội ‘ngoại tình’ phản bội Mỹ để ‘ăn nằm với Putin’ , hay ngoại tình với gái điếm khi đã cưới Melanie…, cũng không phải vì bị ‘cả thế giới đấu tố’ qua mấy chuyện ‘nghị định thư’ về biến đổi khí hâu, các dòng “twitter ngu xuẩn bệnh hoạn’, Jerusalem …vv, hay gần nhất là gọi các quốc gia châu Phi là lổ đít, là đống cứt, là hố phân… (Shithole)… Hic !‘ It isn’t you or me- it’s him , Josept-Adolt- Trump–the ‘PresHiTdent of USA ! – Hô hô ! Tiên sư cái thằng …tuổi tác “ !
———-
Kinh doanh vũ khí bằng “xuất khẩu xung đột”, chưa thấy rỏ cái lợi, nhưng đã thấy rõ nhửng thua thiệt tiềm ẩn. Các lãnh đạo thế giới ra nghị quyết lên án Mỹ về quyết định “mang xung đột sang Trung Đông” của Trump , và đang bị Trump giở trò thù vặt hăm dọa như thế, lại khiến họ càng không vui. Trò cắt tài trợ vài trăm triệu đô càng khiến người ta căm ghét và khinh bỉ. Nếu Tàu Tập hay Putin nhanh tay xuất tiền ra , rộng rãi thế chổ Mỹ , thì hẳn rồi đây, tại LHQ, Mỹ sẽ bị TQ nạt nộ , dằn mặt mà không dám nói gì ?! – Cũng vì thế, cũng không có gì lạ nếu sự ‘kỳ thị’ đối với passport Mỹ và các ‘lệnh ban’ đáp trả lại người Mỹ từ khắp nơi trên thế giới , sẽ tăng dần kể từ 2018…
Và còn nữa, vì chọc ‘tổ ong khủng bố bit mặt’, Mỹ của Trump chắc chắn rồi sẽ phải vung vãi các sắt lệnh ‘cấm nhập cảnh’ —sẽ liên tục được bổ sung…để đề phòng & chống đỡ ‘bầy ong”. Sự tự cô lập không chỉ là đứng một mình, mà còn phải hứng chịu lòng khinh ghét từ khắp thế giới khi họ cũng, theo đúng cách hành xử ấy, công bố một loạt sắt lệnh liên quan đến quốc tịch Mỹ …và chúng cũng sẽ liên tục được…bổ sung, cùng lúc với Trump.
Tầm nhìn ngày nay là một thứ nhiều biến động và biến động nhanh do’thế giới phẳng’ – Còn Bi quan hay lạc quan cũng không quan trọng lắm , thực tế mới là đáng kể !
Theo đó năm 2018 sẽ có kết quả ảnh hưởng rộng khắp , từ các ‘điểm nóng xung đột’ trên thế giới …- Chuyện bùng nổ ‘chiến tranh hột nhưng’ rồi dẫn đến ‘Thế chiến III, IV hay V thì không thể có , nên chắc… để một mình Holywood lo là đủ rồi ( Hì hì ) – Nhưng nhiều khả năng nhất chính là ‘khủng bố’. Những cái vui máu lửa mà suốt 2017 Trump đã rất nổ lực để“đạt” được ,có lẽ khơi dậy làn sóng ‘khủng bố” mới quy mô toàn cầu, nó sẽ luôn đi theo bên cạnh mọi loại xung đột Tôn giáo và Sắt tộc, sinh ra từ chiến lược Kinh tế của các siêu cường ! (Tôn giáo nào cũng đề cao Yêu thương và Hòa bình- tuy vậy, chính các xung đột Tôn giáo trong lịch sử loài người, đã kích động và gây nên nhiều hệ lụy chết chốc ,đau thương dai dẳng nhất…, hơn hẳn các cuộc chiến tranh khác, nó đứng trên cả xung đột sắt tộc hay diệt chủng …, vì nó không bao giờ có ‘hồi kết”!)
Hôm nay chính phủ Mỹ đóng cửa một phần và người dân Mỹ biểu tình như đánh dấu 1 năm điên dại của nước Mỹ .
Thời vận đã thế, e rằng nhóm R. Mueller có khi đang phải làm chuyện …’bẻ nạng chống trời”…?!