Vũ Đức Khanh
24-10-2024
Phân tích chính trường Việt Nam từ Đại hội Đảng XIII đến nay
Từ đầu năm 2021, sau Đại hội Đảng XIII, chính trường Việt Nam đã trải qua nhiều biến động lớn, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng ở các vị trí lãnh đạo cấp cao. Chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm, đất nước đã có bốn Chủ tịch nước khác nhau, một điều chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Việc thay đổi liên tục ở vị trí Chủ tịch nước cho thấy sự xung đột mạnh mẽ giữa các phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, sự kiện gần đây nhất là việc ông Tô Lâm, người giữ chức vụ Chủ tịch nước từ ngày 22/05/2024, bị thay thế bởi ông Lương Cường vào ngày 21/10/2024 chỉ sau 4 tháng 29 ngày tại vị.
Quyền lực và những biến động nội bộ
Tại Đại hội Đảng XIII, quyền lực tiếp tục tập trung vào tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã giữ chức vụ này từ năm 2011. Tuy nhiên, bên trong Đảng Cộng sản Việt Nam, sự giằng co quyền lực giữa các phe phái đã trở nên rõ ràng hơn. Một phe ủng hộ mô hình chính trị độc đảng bảo thủ, gần gũi với Trung Quốc, còn một phe khác ủng hộ cải cách và mở cửa với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Ông Tô Lâm, một nhân vật mạnh mẽ (được cho là) với tầm nhìn cải cách, đã bước lên giữ vị trí Chủ tịch nước vào ngày 22/05/2024 và Tổng Bí thư Đảng từ ngày 03/08/2024, một dấu hiệu cho thấy xu hướng cải cách đang gia tăng. Với việc nắm giữ hai vị trí quyền lực cao nhất, ông Tô Lâm đã có ý định đẩy mạnh cải cách toàn diện, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị. Các chuyến công du đến New York và Paris vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2024 của ông Tô Lâm đã thể hiện rõ quan điểm ngoại giao mở cửa với phương Tây, tạo ra những cam kết mạnh mẽ đối với Mỹ và châu Âu.
Trung Quốc và sự giằng co ảnh hưởng
Sự xuất hiện của ông Tô Lâm trên trường quốc tế với tư cách là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư, một vị trí như một nguyên thủ quốc gia có tầm ảnh hưởng trong các diễn đàn đa phương, đã gây lo ngại cho Trung Quốc. Với việc công khai ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với phương Tây, ông Tô Lâm dường như đang đi ngược lại lợi ích chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn tìm cách giữ Việt Nam trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình, tránh để Việt Nam rơi vào tay các liên minh quốc tế do Mỹ lãnh đạo.
Một giả thuyết hợp lý là Trung Quốc đã sử dụng ông Lương Cường, người được cho là thân cận với ông Nguyễn Phú Trọng và có mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, để ngăn cản đà tiến của ông Tô Lâm. Ông Lương Cường, với vai trò là một nhân vật quân đội, đã được bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 21/10/2024, thay thế ông Tô Lâm trong một quyết định không phải là hoàn toàn đột ngột nhưng cũng không phải là không có nghi vấn vì Đảng đã không đưa ra một lý do nào cụ thể. Việc thay thế này có thể là một động thái nhằm cô lập ông Tô Lâm khỏi các diễn đàn quốc tế, đồng thời giữ Việt Nam dưới tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Các yếu tố quốc tế và kế hoạch cải cách của ông Tô Lâm
Ông Tô Lâm không chỉ giới hạn các mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và châu Âu. Ông đã có kế hoạch công du tới Seoul và Pyongyang (theo một nguồn tin khả tin), một bước đi có thể thay đổi cục diện địa chính trị trong khu vực. Việt Nam, với vị thế trung lập, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải vấn đề Bán đảo Liên Triều, tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh, với sức mạnh chi phối Bắc Hàn, rõ ràng không muốn điều này xảy ra, và việc ông Tô Lâm bị loại bỏ có thể liên quan trực tiếp đến nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát những động thái ngoại giao của Việt Nam.
Việc ông Lương Cường lên thay Tô Lâm vào đúng thời điểm này có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã thành công trong việc cô lập “phe cải cách” ở Việt Nam. Trung Quốc không muốn Việt Nam tiến gần hơn với phương Tây và sẽ tìm mọi cách để duy trì ảnh hưởng của mình tại Hà Nội. Sự thay đổi nhanh chóng ở vị trí Chủ tịch nước, từ một nhân vật cải cách sang một người thân cận với quân đội và có mối liên hệ gần gũi với Trung Quốc, có thể là một phần trong chiến lược dài hơi của Bắc Kinh nhằm bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực Đông Nam Á.
Cuộc chiến thầm lặng giữa Trung Quốc và Mỹ tại Việt Nam
Việt Nam đang trở thành một chiến trường thầm lặng giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong khi Trung Quốc tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình thông qua các mối quan hệ kinh tế và chính trị với các nhóm thân Bắc Kinh trong ĐCSVN, Mỹ và phương Tây lại muốn kéo Việt Nam vào liên minh nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.
Ông Tô Lâm, với tầm nhìn “cải cách” (kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?), đã bị ngăn cản không chỉ bởi các lực lượng bảo thủ trong ĐCSVN mà còn bởi áp lực từ Trung Quốc. Việc thay thế ông Tô Lâm bởi một nhân vật thân cận với Bắc Kinh cho thấy rằng Trung Quốc đang giành ưu thế trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì sự độc lập và cân bằng giữa các thế lực lớn.
Con đường cho tương lai Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ lịch sử quan trọng, và không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và trực tiếp của dân tộc. Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát Việt Nam về kinh tế, mà còn muốn thao túng chính trị để giữ Hà Nội trong quỹ đạo của mình. Do đó, các lực lượng yêu nước cần tỉnh táo nhận diện rõ ai là bạn, ai là thù. Chúng ta không thể để Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các nhóm thân Bắc Kinh trong ĐCSVN để tác động đến vận mệnh đất nước.
Cần phải xây dựng một lực lượng chính trị mạnh mẽ, quyết tâm cải cách chính trị toàn diện, nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các nhà cải cách trong ĐCSVN, những người sẵn sàng trở về với nhân dân và bảo vệ chủ quyền quốc gia, cần nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng dân chủ trong nước. Chỉ có cải cách, với dân tộc và chủ quyền làm trung tâm, mới có thể giúp Việt Nam giữ vững độc lập và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nếu không hành động kịp thời, Việt Nam sẽ tiếp tục bị Trung Quốc thao túng, và các lực lượng dân chủ trong nước sẽ không có tiếng nói trong những quyết sách quan trọng của đất nước. Tương lai của Việt Nam phụ thuộc vào sự đoàn kết của các lực lượng yêu nước, trong đó dân chủ và chủ quyền phải là những giá trị cốt lõi dẫn dắt sự phát triển của đất nước.
Một Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng phải là mệnh lệnh của thời đại, kim chỉ nam hành động của tất cả các lực lượng yêu nước và dân chủ Việt Nam.
Nhiều người mắc tật “hay quên” hoặc “chóng quên”!?!? Mới ngày nào, nguyên tổng bí thư ĐCSVN, Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc, đã bị TQ dùng mỹ nhân kế hạ gục. Nên biết, tân chủ tịch nước Lương Cường đã hai lần sang học lớp bồi dưỡng cán bộ cấp cao tại Trung Quốc (tháng 12/2011 và tháng 11/2013), nghiên cứu, học tập và viết thu hoạch “tư tưởng Mao Trạch Đông cùng tư tưởng Tập Cận Bình” nên Tình báo Hoa Nam nắm chắc như đinh đóng cột lý lịch, tư tưởng cùng sở thích của Đại tướng Lương Cường. “Thâm như Tàu”: 1 ngày tiệc nhỏ, 3 ngày tiệc lớn. Và chính nguyên TBT Nguyễn Phú Trọng đã vinh dự được choàng vào cổ “vòng kim cô Hữu nghị Trung Quốc”! Thiên la địa võng… Lưới trời lồng lộng Hoa Nam khôn thoát!
A di đà Phật
Thiền sư Thích Nhất Đảng
@ Thân nhắn gởi ANH Tô Lâm,
Chắc chắn ANH Lâm là Vị Chủ tịch NƯỚC duy nhất ĐÁNG KÍNH TRỌNG dù chỉ 5 tháng = 150 ngày ngắn ngủi NHƯNG LẠI LÀ với những BƯỚC ĐI THẬP KỶ Thế kỷ cũng không quá qua Nữu Ước, Mỹ – qua Ái Nhĩ Lan, qua Pháp và ngay cả trước đó qua TÀU ….
đa tạ Vị Cố vấn Chính sách đối ngoại của ANH Lâm có tài có tầm và có Tâm với Đồng bào Đất Nước và thân phục QUYẾT ĐOÁN của cả ANH Lâm nữa ….
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ lịch sử quan trọng, và không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và trực tiếp của dân tộc. Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát Việt Nam về kinh tế, mà còn muốn thao túng chính trị để giữ Hà Nội trong quỹ đạo của mình. Do đó, các lực lượng yêu nước cần tỉnh táo nhận diện rõ ai là bạn, ai là thù. Chúng ta không thể để Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các nhóm thân Bắc Kinh trong ĐCSVN để tác động đến vận mệnh đất nước.
Cần phải xây dựng một lực lượng chính trị mạnh mẽ, quyết tâm cải cách chính trị toàn diện, nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các nhà cải cách trong ĐCSVN, những người sẵn sàng trở về với nhân dân và bảo vệ chủ quyền quốc gia, cần nhận được sự ủng hộ từ các lực lượng dân chủ trong nước. Chỉ có cải cách, với dân tộc và chủ quyền làm trung tâm, mới có thể giúp Việt Nam giữ vững độc lập và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo tôi, Tác giả người CanaĐiên gốc Việt này quả KHÔNG điên RẤT SÁNG SUỐT với nếp nghĩ chính trị THỰC TIỄN rất đáng trân trọng CHÍNH TRỊ là phải vậy trong THỰC HÀNH không thể từ chương sách vở kinh điển !!!
@ Vũ Đức Khanh
Thân thăm Luật sư cùng gia đình bên Gia Nã Đại xứ Lá Đa đang vào Thu …. Ôi Mùa Thu QUÊ BẮC QUEBEC, Montréal nhớ về Mùa Thu Quê Bắc Hà Nội vạn dặm ơi từ ngoài Quan San !!!!
Đành rằng ăn thịt bò dát vàng … sa bẫy mắc bẫy bọn nịnh thần NHƯNG VÔ CÙNG thâm độc cài bẫy …nhưng quên rằng vài ngàn đô la bữa ăn và NGAY CẢ viếng KHU ĐÈN ĐỎ Luân Đôn sương mù VÌ NHỚ “mắt mèo = MIÊU NHÃN” (Hưng Yên … Tình cũ không rủ cũng đến thăm lại CỐ NHÂN tình cũ PHỐ HIẾN) mầu xanh THAY VÌ đen maafu hạy huyền CŨNG CHẲNG SAO … vì sinh ra lớn lên trong bọn MA FIA ĐỔ ĐEN phải vậy KHÔNG THÔI THÌ BỊ cỗ máy oan nghiệt đó ĐÀO THẢI TỪ LÂU RỒI ngồi tù mút chỉ như CỤ NGUYỄN HỮU ĐANG Nhân văn Giai phẩm hay cũng như Anh hùng chống bành trướng TÀU năm 1979 và Nhà Dân chủ TRẦM KIM ANH đúng là con cháu LÃO TƯỚNG TRẦN ĐỘ ngồi tù NHƯ ĐI CHỢ CHO hiền thê NHÀ TÔI
Phải mến phục ANH Tô Lâm đã bẻ lái máy bay chệch quỹ đạo MẤT NƯỚC khi cần khi ngồi vào GHẾ QUAN TRỌNG là rất đáng quý lắm rồi NHƯ bác TRÂM thế mà DÂN MỸ thông minh lại TRUNG THỦY với vị cựu Tổng thống này NHIỀU TẬT XẤU nhưng CŨNG LẮM TÀI …. Tổng thống chứ đâu phải THÁNH NHÂN, đức Phật đức Chúa ….
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
vien.nguyen1952@gmail.com
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/02/NPN-1.jpg
Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Vừa là đồng chí vừa là anh em.
Nhà Thơ Nhân Dân: Nguyễn Minh Tâm
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Thì giàn khoan kia chẳng có bất ngờ đâu
Cái “Mười sáu chữ vàng” và “Bốn tốt”
Cửa miệng phun ra…
che hiểm độc ở trong đầu.
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Bản chất bá quyền trong giọt máu Trung Hoa
Nên chẳng bao giờ họ là bạn cả
Dù khi vui, cứ thoải mái hảo à…
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Lời cha ông còn vọng đến bây giờ
Dặn cháu con hãy tỉnh mình cảnh giác
Không được thả mình trong ngây thơ ngu ngơ…
Khi đã hiểu cội nguồn lịch sử
Sẽ thấy trong nụ cười có đủ cả nhu, cương
Cái bắt tay có gọi là hữu nghị
Cũng phải có khí phách hiên ngang của một kẻ can trường.
NGUỒN MẠNG.