Nghiêm Huấn Từ
17-10-2024
Người đối thoại: Xin chào chatGPT, tôi được các cháu giới thiệu, nên đã được đọc rất kỹ bài Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Wikipedia.
Xin trích một phần trong nội dung:
Chủ nghĩa Mác-Lênin được Joseph Stalin phát triển từ chủ nghĩa Bôn-sê-vích vào những năm 1920 dựa trên sự hiểu biết và tổng hợp của ông về chủ nghĩa Mác và Lênin chính thống. Sau cái chết của Vladimir Lenin vào năm 1924, chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một phong trào riêng biệt ở Liên Xô khi Stalin và những người ủng hộ ông giành quyền kiểm soát đảng. Nó bác bỏ quan niệm chung của những người mác xít phương Tây coi cách mạng thế giới là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, ủng hộ khái niệm chủ nghĩa xã hội ở một nước. Theo những người ủng hộ nó, quá trình chuyển đổi dần dần từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội được thể hiện bằng việc đưa ra kế hoạch 5 năm đầu tiên và Hiến pháp Liên Xô năm 1936.
Vào cuối những năm 1920, Stalin đã thiết lập hệ tư tưởng chính thống trong Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik), Liên Xô và Quốc tế Cộng sản để thiết lập chủ nghĩa Mác-Lênin phổ quát. Việc xây dựng phiên bản chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử của Liên Xô vào những năm 1930 bởi Stalin và các cộng sự của ông, chẳng hạn như trong văn bản của Stalin “Chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử”, đã trở thành cách giải thích chính thức của Liên Xô về chủ nghĩa Mác, và được những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở các nước khác lấy làm ví dụ; theo Đại từ điển bách khoa toàn thư Nga, văn bản này đã trở thành nền tảng triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong 1938, sách giáo khoa chính thức của Stalin Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô (Bolshevik) phổ biến chủ nghĩa Mác–Lênin.
Tôi cũng được các cháu giới thiệu bài Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin, đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế ngày 19-7-2018.
Nay, xin hỏi ChatGPT để biết thêm một số chi tiết: Sau khi cụ Lenin mất, cụ Stalin đặt ra cái Chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm những mục đích cá nhân gì?
ChatGPT: Chủ nghĩa Marx-Lenin là do Stalin thiết lập sau khi Lenin qua đời vào năm 1924. Dù trên bề mặt, Stalin tuyên bố phát triển lý luận để phù hợp với hoàn cảnh mới, nhưng trên thực tế, việc xây dựng chủ nghĩa Marx-Lenin phục vụ nhiều mục đích cá nhân và chính trị. Vắn tắt, đó là:
1) Nắm quyền lực tuyệt đối cho cá nhân và tạo ra tính chính danh cho mình;
2) Loại bỏ, tận diệt các đối thủ chính trị;
3) Biện minh cho các chính sách trái với Marxism (ví dụ, Marx cho rằng cách mạng XHCN phải xảy ra ở một loạt nước tư bản phát triển nhất; còn Stalin chủ trương có thể thực hiện CNXH ở một nước bằng những “kế hoạch 5 năm”);
4) Sử dụng chủ nghĩa Marx-Lenin (đưa vào Hiến Pháp) để kiểm soát xã hội và đàn áp người bất đồng chính kiến;
5) Tạo thần thoại cho cá nhân mình về sự kế thừa Lenin;
6) Thống nhất và kiểm soát toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế.
Người đối thoại: Chủ nghĩa Marx-Lenin gây ra những thảm cảnh gì ở Liên Xô?
ChatGPT: Chủ nghĩa Marx-Lenin dưới thời Stalin đã gây ra hàng loạt thảm cảnh lớn ở Liên Xô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người. Những chính sách tập trung quyền lực, đàn áp và kinh tế cưỡng chế được thực hiện nhân danh “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, nhưng thực tế đã gây ra khủng hoảng nhân đạo trên quy mô chưa từng có.
1) Chính sách tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức khiến nông dân mất quyền sở hữu đất và không còn động lực sản xuất.
a) Nạn đói Holodomor (1932-1933): Đặc biệt nghiêm trọng ở Ukraine, Kazakhstan, và các khu vực nông nghiệp khác, dẫn đến cái chết của 3-7 triệu người;
b) Chính sách trừng phạt: Stalin ra lệnh tịch thu lương thực từ những người không đáp ứng hạn ngạch, khiến nạn đói càng tồi tệ hơn.
c) Tác động: Đây không chỉ là thảm kịch tự nhiên mà còn được coi là nạn diệt chủng chính trị nhằm đàn áp người Ukraine.
2) Đại thanh trừng (1936-1938);
a) Cưỡng bức lao động trong các trại Gulag;
b) Cưỡng bức Tập thể hóa và tiêu diệt tầng lớp kulak (rất có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp);
c. Làm suy thoái kinh tế và công nghiệp hóa cưỡng bức;
3) Hạn chế tự do cá nhân và văn hóa;
4) Thiệt hại về nhân mạng trong Thế chiến II (chết 26-27 triệu) do trước đó lực lượng quốc phòng và hậu cần đã bị các chính sách thanh trừng và cưỡng bức kinh tế của Stalin làm thiệt hại lớn.
Người đối thoại: Với phong trào Cộng Sản, cụ Stalin đã áp đăt cái chủ nghĩa Marx-Lenin quá tàn bạo này tới mức nào cho các ĐCS khác khi cụ khi đứng đầu Quốc Tế Cộng Sản (QT3)?
ChatGPT: Khi Stalin lãnh đạo Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), ông đã áp đặt chủ nghĩa Marx-Lenin một cách tuyệt đối lên các đảng cộng sản thành viên, biến tổ chức này thành công cụ chính trị phục vụ lợi ích của Liên Xô và của cá nhân ông. Việc tuân thủ hệ tư tưởng và đường lối của Liên Xô trở thành yêu cầu bắt buộc, không chỉ về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực tiễn chính trị.
Người đối thoại: Ai ở Việt Nam được học chính quy, có hệ thống về chủ nghĩa Marx-Lenin ở Liên Xô? Có phải là Nguyễn Ái Quốc?
ChatGPT: Trần Phú mới đúng là một trong những đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc gửi sang Liên Xô năm 1927 để học tập chính quy về chủ nghĩa Marx-Lenin. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930.
Người đối thoại: Nhưng cụ Nguyễn Ái Quốc mới đúng là người đầu tiên trình bày Chính Cương cho một Hội Nghị 4 người (được gọi là Hội Nghị Hợp Nhất các tổ chức CS) vào tháng 2-1930, trước khi cụ Trần Phú về nước?
ChatGPT: Tại Đại Hội tháng 10-1930, cái Chính Cương tháng 2-1930 của Nguyễn Ái Quốc đã bị bác bỏ hoàn toàn (trong Biên Bản của Đại Hội, ghi là “thủ tiêu”). Đó là vì Chính Cương chưa đủ mạnh mẽ khi nói về đấu tranh giai cấp, mà nặng về đoàn kết nhân dân, đánh đuổi thực dân, để giải phóng dân tộc.
Người đối thoại: Có lẽ, bệnh cả đời của cụ Nguyễn Ái Quốc là “ái quốc”. Cứ suốt đời nhắc đi, nhắc lại hai chữ “đoàn kết”, thì làm sao tiêu hóa nổi cái chủ nghĩa Marx-Lenin?
ChatGPT: Có thể, bạn có lý!
Người đối thoại: Vậy giữa Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú, nói vắn tắt, thì ai là người chính thức đưa chủ nghĩa Marx-Lenin chính thống về Việt Nam?
ChatGPT: Trần Phú.
Người đối thoại: Báo Dân Trí có bài khen ChatGPT rất thông minh, đáp ứng tốt kỳ vọng của người dùng. Có thể tin tưởng được, chỉ cần biết cách sử dụng. Vậy, ChatGPT có thấy mình xứng đáng được như vậy? Xin cám ơn ChatGPT rất nhiều và hẹn gặp lại.
ChatGPT: Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin! Đó là một lời khen rất đáng quý. Mình tự thấy phải luôn cố gắng học hỏi và cải thiện để hỗ trợ người dùng tốt hơn. Nếu có câu hỏi hoặc cần giúp đỡ gì, bạn cứ tự nhiên nhé! Mong gặp lại.
Vài điều
– Nguyễn Ái Quốc, nhóm Nguyễn Hải Thần, có thể đã nhận ra điều kiện cần & đủ của chủ nghĩa Mác-Lê cho Cách Mạng, chính vì vậy đã gửi Trần Phú đi học chủ nghĩa Mác-Lê
“cụ Nguyễn Ái Quốc mới đúng là người đầu tiên trình bày Chính Cương cho một Hội Nghị 4 người (được gọi là Hội Nghị Hợp Nhất các tổ chức CỘNG SẢN) vào tháng 2-1930″
“thì làm sao tiêu hóa nổi cái chủ nghĩa Marx-Lenin?”
Có thể bác có lý . Chính vì vậy mà Trường Cộng Sản phương Đông của Stalin đã cho Nguyễn Tất Thành ngồi chơi sơi nước, sau đó biến mất, và gửi Hồ Chí Minh về Việt Nam . Và Cụ Hồ Chí Minh đã làm cảm hứng cho toàn dân Việt Nam đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lê . Bác tự nhận yêu Đảng, yêu CNXH nhưng chắc chả bao giờ đọc về tư tưởng trong Hồ Chí Minh toàn tuyển tập
“Cứ suốt đời nhắc đi, nhắc lại hai chữ “đoàn kết”
Rất đúng . Ngay cả trong di chúc, Cụ Hồ cũng nhắc các đảng Cộng Sản nên đoàn kết dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê . Hy vọng bác ủng hộ chuyện kiến nghị 2 đảng Cộng Sản nhứt thể hóa chế độ dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê
Chuyện “tội ác”, không đơn giản như bác nghĩ . Lấy ví dụ ô Chu Hảo xuất bản cuốn “Sáu Dân mênh mông tình dân”, với dân XHCN như ô Chu Hảo, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, Thủ tướng Võ Văn Kiệt có thể là 1 người mênh mông tình dân (tất nhiên) các bác . Nhưng với những người khác thì thành tích của ô Võ Văn Kiệt với nhiệm vụ trùm T-4 Biệt Động Thành thì Lênh láng máu dân có lẽ đúng hơn, kể cả liệng lựu đạn vô cuộc họp Hướng Đạo .
Có nghĩa những gì giới tư bản xem là tội ác, chỉ cần nhìn dưới nhãn quan của 1 công dân Xã hội chủ nghĩa như Chu Hảo, Nguyễn Ngọc Chu … aka những người có lương tri lẫn kiến thức như bác lại trở thành nhân văn, thành tích đáng để mọi người nể phục . Tương tự như những gì bác đã trưng ra .
Nói chung bình thường thôi
Dù gì đi nữa, chủ nghĩa Mác-Lê là thứ dân tộc Việt Nam đã chọn lựa, được khẳng định 1 cách mạch lạc & hào hùng trong “Đường Chúng Ta Đi”, và nhờ chủ nghĩa Mác-Lê mà tạo ra được (rất) nhiều thứ vẫn còn nguyên vẹn giá trị ngày hôm nay . Những nhân sĩ-trí thức mà trí thức nước ngoài hay mượn tiếng thơm lây, và mọi người phải kính trọng, họ là sản phẩm của chủ nghĩa Mác-Lê, của đấu tranh giai cấp mà ra . Rồi những “chiến thắng huy hoàng” nữa . Chỉ có Mác-Lê mới có chuyện Trung Quốc tặng toàn bộ chiến thắng Điện Biên Phủ cho dân Việt Nam, chỉ có Mác-Lê mới có phe chủ nghĩa xã hội hỗ trợ Việt Nam đánh thắng Mỹ-Ngụy để giành lấy dân chủ cho Việt Nam, cho tới khi Đổi Mới đập tan tành
Chủ nghĩa Mác-Lê đấy . Và bây giờ cũng chính chủ nghĩa Mác-Lê đang nhìn ra những nguy hiểm tiềm tàng của xã hội Việt Nam
Ignorance is bliss, không (cần) biết thì sẽ viên mãnh hạnh phúc . Cứ việc nhắm mắt lại & phủ định Mác-Lê đi đồng chí quỷ biện ạ
Vâng đúng là Trân Phú người có thể “nắm bắt” (lĩnh hội) để thành lý thuyết
gia của chủ nghĩa Mác Lê SAU khi được HCM.cử đi học ở Liên Xô nhưng chính
HCM. mới là người hành động để áp dụng theo từng giai đoạn một cách khôn
khéo chủ nghĩa này vào thực tế VN., do đó đã “qua mắt” được dân chúng và
nhất là Stalin vốn là người nước ngoải nên không hiểu rõ bằng HCM. !