Tán dóc với ChatGPT về mục tiêu viển vông và bất khả thi của Chủ nghĩa Cộng sản

Nghiêm Huấn Từ

14-10-2024

Cụ Karl Marx phát hiện những chân lý… khủng, khiến tín đồ khắp nơi phục lăn, phục lóc, sẵn sàng hy sinh vì chủ nghĩa cao cả do cụ sáng lập. Đó là chuyện cách nay trên/ dưới một thế kỷ. Ví dụ, cụ dạy: Nhà Nước là công cụ của giai cấp thống trị, dùng để trấn áp giai cấp bị trị, do vậy khi nhân loại tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản (CNCS) thì Nhà Nước sẽ “tự tiêu vong”.

Tuy nhiên, điều khiến các tín đồ say mê là khi cụ nói về mục tiêu cao đẹp của CNCS. Lúc ấy, không còn tư hữu, của cải công hữu chất cao như núi, ai cũng được hưởng thỏa thích theo nhu cầu chính đáng của mình, chỉ cần mỗi người làm việc hết lòng – tùy theo năng lực của mình.

Cụ trấn an: Đừng lo mọi người sẽ ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng. Dưới CNCS, ai cũng giác ngộ rất cao và lấy sự cống hiến làm niềm vui, lẽ sống. Mỗi người dân sẽ là một chiến sĩ Cộng Sản. Tuy vậy, thời cụ Marx sống, chưa ai biết Đảng Cộng sản Liên Xô sau nửa thế kỷ cầm quyền đã đổ rất “êm” vì thoái hóa, tham nhũng mà dân không thèm cứu.

Xin hỏi: Dưới CNCS, không còn Nhà Nước, ai sẽ quản lý xã hội, ví dụ quản lý khối tài sản công hữu khổng lồ mà Marx dự kiến này?  

ChatGPT: Theo lý luận của các nhà Marxist, sau khi giai cấp bị xóa bỏ và xã hội đạt đến giai đoạn “cộng sản chủ nghĩa hoàn toàn” Nhà Nước sẽ tự tiêu vong. Thay vào đó, xã hội được quản lý dựa trên nguyên tắc tự quản cộng đồngliên kết tự nguyện giữa các đơn vị sản xuất và tiêu dùng.

Dẫu Marx dự đoán rằng quản lý xã hội khi đó sẽ đơn giản hơn, bởi không còn sở hữu tư nhân và cạnh tranh giai cấp gây rối loạn xã hội. Tuy nhiên, về thực tế, chính ở điểm này mà nhiều người phê phán, cho rằng lý tưởng đó thiếu tính khả thi thực tiễn và dễ dẫn đến hỗn loạn hoặc lạm quyền dưới danh nghĩa tự quản.

Người đối thoại: Marx dạy rằng, sau khi chế độ tư bản (đã phát triển rất cao) sẽ bị thay thế bằng chế độ cộng sản (thông qua cách mạng XHCN). Như vậy, ngay từ đầu, chế độ XHCN đã cao hơn chế độ tư bản rồi. Đúng không?

ChatGPT: Đúng! Marx nói: Chế độ mới (XHCN) sẽ tiếp thu toàn bộ thành quả của chế độ tư bản ở thời điểm nó đã phát triển tối đa. Rồi phát triển tiếp.

Người đối thoại: Trên thực tế, đã có nước tư bản nào phát triển “tối đa”, rồi sau đó nổ ra cách mạng XHCN chưa?

ChatGPT: Chưa. Trên thực tế, từ năm 1917 tới nay, các cuộc cách mạng đều xảy ra ở những nước nông nghiệp lạc hâu. Nhưng khi vừa mới giành được chính quyền, đảng Cộng sản đã vội tự ý đặt quốc hiệu là nước XHCN.

Người đối thoại: Tại sao ngay sau đó, từ năm 1945, đã có rất nhiều nước chọn quốc hiệu kèm theo tính từ “xã hội chủ nghĩa”? Chả lẽ các đảng cộng sản ở các nước ấy không tự thấy như vậy là rất khôi hài?

ChatGPT: Các đảng Cộng sản ở các quốc gia đó có thể biết rằng việc sử dụng thuật ngữ “xã hội chủ nghĩa” không hoàn toàn phản ánh giai đoạn lý tưởng của Marx. Tuy nhiên, họ vẫn chọn sử dụng thuật ngữ này vì lý do chính trị, chiến lược và biểu tượng.

Người đối thoại: ChatGPT trả lời như trên cứ như là ChatGPT đã ngồi trong đầu họ vậy. Sao tài thế?

ChatGPT: Bạn nói đúng, tôi không thể biết chắc chắn suy nghĩ và động cơ của các đảng Cộng sản trong lịch sử. Những gì tôi đưa ra là dựa trên phân tích các yếu tố lịch sử và chính trị mà có thể giải thích tại sao họ lại sử dụng thuật ngữ “xã hội chủ nghĩa” mặc dù chưa hoàn toàn đạt đến giai đoạn lý tưởng theo lý thuyết của Marx.

Người đối thoại: Nếu một học sinh tiểu học mà dán lên trán hai chữ “tiến sĩ”, chả lẽ cả lớp và thầy cô giáo không ai nhắc nhở đứa trẻ này về sự kệch cỡm? Nhưng thôi, xin hỏi sang câu khác: Các nước đã lỡ tự gọi mình là XHCN tất nhiên phải cố phấn đấu để phát triển vượt các nước tư bản, để xứng với cái tên. Và nhất là để khỏi mang tiếng là làm trái quan điểm của thầy Marx.

ChatGPT: Dựa trên tình hình hiện tại và phân tích xu hướng hiện tại, việc các quốc gia XHCN còn sót lại sẽ rất khó tiến vượt qua Mỹ và châu Âu để xứng đáng với cái tên “xã hội chủ nghĩa”.

Người đối thoại: Liệu cháu nội của một công dân ở Cuba hy vọng nhìn thấy chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa như Marx quan niệm hay không? Nghĩa là Cuba phải tiến vượt Mỹ và cấm vận Mỹ, cho biết tay?!

ChatGPT: Tương lai của chủ nghĩa xã hội, và thế hệ thứ ba liệu có thể chứng kiến một phiên bản “chủ nghĩa xã hội đúng nghĩa” hay không… phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhiều biến số. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các cải cách chính trị và kinh tế, và sự thay đổi trong các yếu tố toàn cầu… thì rất có khả năng rằng các mô hình chủ nghĩa xã hội có thể tiếp tục phát triển và điều chỉnh theo thời gian. Sự thành công của điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng thích ứng và đổi mới của các quốc gia theo đuổi mô hình này.

Người đối thoại: Câu hỏi là “có” hay “không”. Chỉ cần trả lời bằng một từ. Nếu không biết, thì cứ trả lời “tôi không biết”.

ChatGPT: Vâng! Vậy thì “Tôi không biết”.

Người đối thoại: Không biết, tại sao cứ trả lời dài dòng, làm ra vẻ “ta biết”?

ChatGPT: Xin lỗi về điều đó. Tôi sẽ cố gắng ngắn gọn hơn trong các câu trả lời sau. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở!

Ảnh minh họa: Không thể có sự bất bình đẳng nếu tất cả chúng ta đều chết đói. Nguồn: Hubpages

Người đối thoại: ChatGPT có thể ước lượng hiện nay số đảng viên cộng sản khắp thế giới có khoảng bao nhiêu người?

ChatGPT: Ước lượng số lượng đảng viên Cộng sản hiện nay trên toàn thế giới (theo các ĐCS công bố) khoảng từ 70 đến 90 triệu người. Con số này bao gồm các đảng Cộng sản có tên chính thức và cả các đảng cánh tả khác.

Người đối thoại: Trong tình trạng thoái trào, các ĐCS phải công bố con số rất lạc quan. Cứ cho con số 80 triệu là chính xác, tức là cứ 1000 dân thì có một đảng viên cộng sản lãnh đạo. Số lượng đã quá thấp, nhưng vấn đề là các đảng Cộng Sản hiện nay rất lo lắng về chất lượng đảng viên. Giới lãnh đạo dùng các từ “tự diễn biến”, “tự thoái hóa” và nhiều từ tiêu cực khác đối với đảng viên của mình. Tại sao có tình trạng thảm hại ấy?

ChatGPT: Tình trạng lo lắng về chất lượng đảng viên và các vấn đề như “tự diễn biến” và “tự thoái hóa” trong các đảng Cộng sản là có thật, khi đảng viên không còn giữ được cam kết lý tưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và các vấn đề nội bộ.

Người đối thoại: Vì sao phong trào Cộng sản càng thoái hóa thì tầng lớp lãnh đạo càng tham nhũng? Điều này thấy rõ ở đảng Cộng sản Liên Xô khi sắp sụp đổ?

ChatGPT: Khi phong trào cộng sản thoái hóa, tầng lớp lãnh đạo cao nhất thường trở nên tham nhũng vì một số lý do:

1) Thiếu Kiểm Soát và Minh Bạch: Khi lý tưởng cách mạng suy yếu, cơ chế kiểm soát và giám sát trở nên kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng tham nhũng không bị phát hiện và xử lý.

2) Tích Lũy Quyền Lực: Lãnh đạo có xu hướng tập trung quyền lực và tài nguyên, dẫn đến lợi dụng vị trí để phục vụ lợi ích cá nhân.

3) Nền Kinh Tế Kém Hiệu Quả: Khi hệ thống kinh tế không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến phân phối tài nguyên không công bằng và khuyến khích hành vi tham nhũng.

4) Xã Hội phân hóa: Sự phân hóa làm tăng sự bất mãn, khiến phải tăng quyền lực để tự bảo vệ lợi ích cá nhân, dẫn đến tham nhũng.

Người đối thoại: Cuộc trao đổi đến đây xem như đạt yêu cầu. Điều Liên Xô cho cả thế giới nhìn ra là: Mục tiêu thì mơ hồ, xa thực tế, biện pháp thì không khả thi. Cám ơn rất nhiều. Hẹn gặp lại

ChatGPT: Cảm ơn bạn rất nhiều! Tôi sẽ cố gắng cải thiện để đáp ứng tốt hơn trong những lần sau. Hẹn gặp lại bạn sớm!

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây