28-9-2024
Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 — kỳ 3 — kỳ 4 — kỳ 5 — kỳ 6 và kỳ 7
Ấy, đã nhắc Hưng Yên thì chớ quên nhãn. “Dừa ngon Bình Định, Vĩnh Long/ Thanh trà xứ Huế, nhãn lồng Hưng Yên”. Hồi dạy chúng tôi văn học dân gian phần ca dao, thầy Chu Xuân Diên ví dụ câu “Hỡi cô cắt cỏ bên sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây” rồi giải thích kiểu chơi chữ này chắc xuất phát từ vùng Hưng Yên bởi chỉ đất Phố Hiến cũ mới có nhãn lồng.
Nhãn lồng nức tiếng cả nước, nghe thiên hạ nói vậy, chứ ngay cả lúc há hốc mồm nghe thầy Diên giảng, tôi cũng chưa được ăn nhãn lồng bao giờ. Miền Bắc thập niên 60 – 70 là thế, vùng miền có đặc sản, nhưng do chiến tranh, do đi lại khó khăn, nhất là nghèo không có tiền, nên cứ tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu.
Trái cây ư, quê tôi quanh đi quẩn lại cũng chỉ quả táo, quả ổi, quả bòng, quả khế, người quê tôi chả bao giờ (trừ số ít chả mấy khi) biết vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, cam Xã Đoài, táo Thiện Phiến, hạt dẻ Trùng Khánh… Chúng chỉ xuất hiện trong sách giáo khoa, thơ văn, sách vở, lời kể, nghe bảo ngon thì biết là ngon thôi.
Nhãn lồng, hoặc vải thiều, cũng đã có nơi khác trồng thử, nhưng hầu hết đều thất bại, quả không ngon như ở đất gốc Hưng Yên hoặc huyện Thanh Hà (Hải Dương). Thì các cụ xưa chả bảo, cây cam trồng chỗ này thì ngọt lịm, đánh sang chỗ khác cho quả chua loét đó sao. Vậy nên, chuyện mấy huyện đất Bắc Giang, nhất là huyện Lục Ngạn, trồng vải thiều, được hợp thổ nhưỡng, chỉ sau vài chục năm đã nổi tiếng thủ phủ vải thiều cả nước, kể cũng là chuyện lạ. Chắc được giời thương. Vải nhiều tới nỗi có năm thương lái Trung Quốc không chịu mua, Bộ Công thương phải ra lời kêu gọi giải cứu vải, chả khác gì cụ Hồ xưa kia kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Nhưng năm cung không đủ cầu, nhà vải lại quên tiệt vừa được giải cứu, bán giá cao ép người thèm ăn nghẹn cổ. Nói đâu xa, mùa vải năm nay 2024, nhà tôi chả mua ký nào, rồi cũng chẳng chết ai. Thôi thì để thị trường nó tự điều tiết, đừng có kêu gọi giải cứu hay giam cầm chi, kệ nó.
Hưng Yên và nhãn lồng gợi nhớ vụ án văn thời năm 1960 liên quan tới cuốn tiểu thuyết “Nhãn đầu mùa”. Mà những năm 60 rất khiếp. Bên thắng cuộc ở miền Bắc, đứng đầu là Trường Chinh, Tố Hữu (còn có ai đầu của đầu thì nhà cháu không rõ), sau khi đánh tan tác tả tơi nhóm Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Lê Đạt – còn bị gọi là nhóm Nhân văn giai phẩm, họ chuyển sang đánh tiếp những “đồng chí” còn lại. Nhiều án văn lần lượt được tuyên, nhiều nhà văn lên đoạn đầu đài đấu tố.
Chắc những cụ tuổi U.80, U.70 còn nhớ các “bị cáo” Hà Minh Tuân với mấy cuốn “Hai trận tuyến”; “Vào đời”, Phù Thăng với “Phá vây”; Xuân Tùng và Trần Thanh với “Nhãn đầu mùa”; Văn Linh với “Mùa hoa dẻ”, Võ Huy Tâm với “Những người thợ mỏ” (chứ không phải cuốn “Vùng mỏ” ông viết từ thời đánh Pháp); Nguyễn Công Hoan với “Đống rác cũ”, v.v… nhiều lắm. Đó là chưa kể những cuộc đánh hội đồng nhẹ hơn như với “Sắp cưới” của Vũ Bão, “Mở hầm” (Nguyễn Dậu), Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương)…
Cứ có chỉ đạo, lệnh của trên là hùa nhau phang thôi, mà người phang cũng toàn cỡ gộc như Hà Xuân Trường, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Vũ Đức Phúc, Bảo Định Giang… Nói gì thì nói, đó là một thời cực kỳ ngu muội, tàn bạo, mất nhân cách, mất tình người, hủy diệt nền văn nghệ dân tộc. Kiểu “còn đảng còn mình”, nhắm mắt bịt tai khóa óc bất cần biết phải trái, đúng sai.
Bằng chứng, sau khi đất nước, nói chính xác là thể chế, có những đổi thay quyết liệt, cởi mở, ít nhiều nhận ra sai lầm, gọi là thời đổi mới, thì tất cả những tác phẩm bị đánh, cấm đoán, triệt hạ kia, trong đó có “Nhãn đầu mùa” đều được chiêu tuyết, xóa án, đều được in, xuất bản, thu hút bạn đọc, chả có gì phản động, độc hại như từng bị tuyên án, quy kết. Cũng không thấy “đứa nào” đứng ra nhận lỗi, đưa ra lời xin lỗi một cách tử tế. Xứ này xưa nay là vậy.
(Còn tiếp)
Gió Lành Gió Mới vừa thoảng qua Âu châu, Paris, Đất Pháp và Ái Nhĩ Lan
**************************
Vài Tráng sĩ Phố Hiến thăm Âu châu
Gợi lại Tình hướng Tây từ Thuở Ban đầu
Ông cha Mở cửa Đàng ngoài ra Thế giới
Nhất kinh kỳ Nhì Phố Hiến chợt Bể dâu
Một thời Vang bóng Thương cảng sầm uất
Hiệp sĩ đạo Đầu tiên Nhật ghé bên tầu
Đàng Ngoài Phố Hiến bắt nhịp Quốc tế
Tuyến giao thương huyết mạch Biển Đông sâu …
Tầm nhìn cận thị vua chúa phong kiến
Phố Hiến Việt sử lại nhỡ mất chuyến tầu
Rồi Fai Fô Hội An Cửa Đại hải cảng Đà Nẵng
Minh trị Thiên hoàng mở cửa cho Mỹ chớ đâu
Đô đốc Perry lấy Ngoại giao thay Chiến hạm
Nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng Pháp lỡ chuyến tầu
Đi về phương Tây Tự do Dân chủ cùng Nhật Bản
Văn minh Pháp Khoa học & Kỹ thuật suốt Ngàn sau !
Đầu óc hũ nho bám bút lông Tàu lại “xài” mực trắng (!!!)
Dài lưng tốn vải nô lệ Đại Hán phân đầy sọ đầu
Thay vì “đuề huề” Việt-Pháp như hai Cụ Phan dạy
Người Tây du + Người Đông du cầu học cứu Nước Dân đau
Tổ tam-tam “nguyễn ái quốc” sai lầm gởi vàng chọn mặt
Giúp tên đại vịt gian cơ hội hoạt đầu đến Paris ngày đầu !!!
Bất hạnh cho Dân Việt ‘hén’ thi rớt vào Trường Thuộc địa
Tâm bệnh trả thù chọn đường khát máu đuổi Pháp rước Tàu
Rồi đệ tử ruột trung thành tuyệt đối tổ sư MAO XẾNH XÁNG
Thực hiện bùa chệt pháp sư Mao nhỏ nước lú độc hiểm ác sâu
Chống Mỹ cứu Tàu qua chiêu bài Chống Mỹ cứu (n)ước
80 năm qua hàng chục triệu xương máu của Mẹ Việt Nam đớn đau ….
Bỗng có Tín hiệu báo Tin vui từ Quê Mẹ, Tổ Quốc
Sông Luộc vừa nấu chín hầm xong thù trong thân Tàu
7 chàng Tráng sĩ Phố Hiến về Thủ đô Hà Nội giết giặc
Nữu Ước hoàn thành Sứ mệnh Ngoại giao hàng đầu
Đệ trình Tương lai Việt Nam long trọng trước Liên Hiệp Quốc
Chọn Ái Nhĩ Lan chiến lược Giáo dục cho Việt Nam Thế hệ sau
Đất Nước nhỏ nhưng vô cùng Vĩ đại về mọi ngành học thuật
Khai sinh bao Tổng thống cho Hoa Kỳ siêu cường đầu tầu
Vài Tráng sĩ Phố Hiến đang thăm Thủ đô Âu châu
Gợi lại Mối Tình phương Tây từ Thuở Ban đầu
Ông cha Mở cửa Đàng ngoài ra Thế giới
Nhất kinh kỳ Nhì Phố Hiến chợt Bể dâu
Bao lần lỡ bao chuyến tầu Thế sử & Thế kỷ
Lần này Toàn Dân quyết cùng đi cùng Phố Hiến
Hưng Yên ơi cổ vũ 7 Tráng sĩ hóa Anh hùng thần kỳ
Dũng cảm dấn thân đồng hành cùng Mỹ-Âu tiến bộ
Vào Thời Mới 1.00.000.000 Dân Việt đồng lòng quyết đi
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân Tráng sĩ đầu đàn Hưng Yên vừa đổ bộ Paris công du Pháp và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Khối Pháp ngữ
Ở mN, hồi nhỏ nhà cháu đi chăn bò, vào mấy vuông tre ( gần như nhà nào ở nông cũng trồng tre làm rào ) hái nhãn lồng ăn . Đó là thứ trái nhỏ bằng đầu ngón tay người lớn, lúc chín vỏ có màu trắng ngà, trông rất ngon, cơm không dày lắm, ăn ngòn ngọt .
Giờ, có loại trái to bằng hoặc lớn hơn cổ tay một chut, lúc chín, vỏ có màu nâu xám, ăn ngọt lịm. Xưa, người ta gọi là sâ-pô-chê. Nay, mấy bà bán hàng gọi là nhãn lồng.
Chẳng hiểu là thế nào ?
Hồi nhỏ, nhiều lần nghe câu hát đưa em ( ru ) :
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi .
Nhãn lồng Nam bộ chắc là khác nhãn lồng H.Y .