Nhờ ChatGPT tìm vài câu mô tả tình trạng Tự Do Ngôn Luận ở bên… Nga!

Nghiêm Huấn Từ

24-9-2024

Hỏi: Việc bỏ tù những người chỉ dùng lời lẽ ôn hòa (lấy trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức làm ví dụ) là bằng chứng chắc nịch về cấm đoán quyền tự do ngôn luận. Đúng không?

ChatGPT: Đúng! Hành động bỏ tù những người chỉ sử dụng lời lẽ ôn hòa và không bạo động (như Trần Huỳnh Duy Thức) được coi là bằng chứng cho việc cấm đoán tự do ngôn luận. Ông [Thức] bị coi là “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” để lật đổ chính quyền.

Hỏi: Nghe cái cụm từ “lợi dụng quyền tư do ngôn luận” có vẻ rất quen. Nó từ đâu ra vậy?

ChatGPT: Cụm từ “lợi dụng quyền tự do ngôn luận” có xuất xứ ở pháp luật Việt Nam, nhưng ý này cũng thường xuất hiện trong các quy định pháp lý của một số quốc gia khác, đặc biệt là ở những nơi có chính sách kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận.  Một số ví dụ:

1. Nga: Luật chống cực đoan và các quy định khác có thể được áp dụng để cáo buộc những người chỉ trích chính phủ là “lợi dụng” tự do ngôn luận.

2. Trung Quốc: Các luật liên quan đến an ninh quốc gia cho phép chính quyền xử lý những người bị coi là “lợi dụng” tự do ngôn luận để đe dọa an ninh.

3. Việt Nam: Luật An ninh mạng và một số điều trong Bộ luật Hình sự quy định về các hành vi bị coi là “lợi dụng” tự do ngôn luận để xử phạt những người có ý kiến trái chiều.

4. Thổ Nhĩ Kỳ: Luật về tội danh chống lại nhà nước có thể được dùng để xử phạt những người có ý kiến trái chiều, được xem là “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận.

Người đối thoại nói: Cảm ơn ChatGPT cho biết: Chính quyền Nga cũng tồi tệ như vậy! Thật khôi hài. Cái chính quyền hiện nay của Putin vừa cấm đoán quyền tự do ngôn luận, lại vừa đặt ra cái tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận”. Khôi hài hết sẩy! Rất dễ suy ra thái độ của những người dân Nga bình thường. Họ vừa nghiến răng căm tức, lại vừa phì cười. ChatGPT hãy thử dùng ngôn ngữ tiếng Việt để nói lên thái độ của người dân… Nga (nghiến răng + phì cười).

ChatGPT: Một người dân bình thường ở Nga có thể tỏ thái độ và ý kiến của mình về vấn đề này bằng những câu như:

1. “Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người”.

2. “Tôi tin rằng mọi người nên có quyền bày tỏ ý kiến mà không sợ bị trừng phạt”.

3. “Sự phê bình ôn hòa không phải là lạm dụng, mà là một phần của xã hội dân chủ”.

4. “Cần phải phân biệt giữa ý kiến khác biệt và hành vi vi phạm pháp luật”.

Người đối thoại nói: Này, ChatGPT ơi! Người dân bình thường không quen dùng ngôn ngữ chính trị như những câu của ChatGPT đưa ra đâu. Hơn nữa, những câu của ChatGPT chưa thể hiện thái độ phẫn nộ khi con người bị bịt miệng. Rất mong sẽ được thưởng thức những câu hay hơn của ChatGPT.

ChatGPT: Hiểu rồi! Trong bối cảnh căm tức, một người dân bình thường có thể nói những câu như:

1. “Họ đang dùng luật để bịt miệng chúng ta!”

2. “Chẳng lẽ nói ra sự thật lại là tội?”

3. “Tự do ngôn luận đang bị giết chết ngay trước mắt chúng ta!”

4. “Chúng ta không thể im lặng khi chính quyền lạm dụng quyền lực!”

Những câu này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và sự phản đối, phù hợp với bối cảnh căm tức mà bạn nói đến.

Người đối thoại nói: Đúng! Những câu của ChatGPT thể hiện được sự giận dữ. Nhưng người dân còn thấy chính quyền rất lố bịch, trơ tráo nữa kia. Putin vừa cấm đoán quyền tư do ngôn luận, lại vừa đặt ra cái tội “lợi dụng” quyền này (!). Nó cứ làm như dân có quá nhiều quyền ngôn luận, khiến họ có thể “lợi dụng”! Xin hãy nêu những câu khác, vừa giận dữ, vừa hài hước, sẽ phù hợp hơn.

ChatGPT: Hiểu rồi! Trong bối cảnh đó, một người dân có thể bày tỏ sự giận dữ và sự châm biếm bằng những câu như:

1. “Cứ làm như chúng ta có quyền tự do ngôn luận thật sự!”

2. “Họ gọi là tự do, nhưng chỉ để đàn áp chúng ta!”

3. “Thật nực cười khi nói về ‘lợi dụng’ cái quyền mà chúng ta không có!”

4. “Chính quyền đang dùng từ ngữ để che giấu sự thật!”

Những câu này thể hiện sự châm biếm và bất mãn đối với tình hình, phản ánh được cảm xúc mạnh mẽ mà người dân có thể cảm thấy.

Người đối thoại nói: Câu thứ ba tương đối phù hợp. Nó nói được thái độ coi chính quyền Putin trơ tráo, thiếu liêm sỉ, khi kết tội người ta “lợi dụng quyền tự do ngôn luân, mà bản chất chế độ Putin là cấm đoán ngôn luận. Rất mong ChatGPT cố thêm một lần nữa.

ChatGPT: Cảm ơn bạn đã chỉ ra điều đó! Dưới đây là một số câu có thể thể hiện thái độ coi thường và châm biếm hơn:

1. “Họ kết tội ‘lợi dụng’ tự do ngôn luận mà chính họ lại cấm đoán nó!”

2. “Thật nực cười khi chính quyền bảo vệ cái ‘quyền’ mà họ không cho ai được hưởng!”

3. “Họ làm như tự do ngôn luận là một món quà, nhưng thực tế thì chỉ là cái bẫy!”

4. “Đúng là trơ tráo khi dùng từ ‘lợi dụng’ trong một xã hội không có tự do!”

Hy vọng những câu trên thể hiện rõ hơn cảm xúc mà bạn muốn truyền đạt!

Người đối thoại nói. Câu 3 và câu 4 rất tuyệt! Xin nhiệt liệt cảm ơn ChatGPT. Và, nếu có thể, mong ChatGPT theo dõi những câu chế nhạo và căm tức của chính người dân nước tôi. Họ vừa hiểu rất rõ về một quyền con người bị cấm đoán (quyền tự do ngôn luận) để căm ghét cái chế độ ở tận bên… Nga.

Nhưng dân Việt cũng là những nhà hài hước, rất biết sáng tác chuyện tiếu lâm hiện đại, để chê cười sự trơ tráo, không còn biết hổ thẹn của một chính quyền vô liêm sỉ.

ChatGPT: Cảm ơn bạn! Rất vui khi biết một số câu của tôi được coi là phù hợp, thể hiện người dân vừa giận dữ phản kháng, lại vừa châm biếm.

***

Thưa các Cụ, các Ông-Bà, Cô-Bác, Anh-Chị, các Cháu…

Chuyện tiếu lâm bên Nga: Theo ChatGPT thì Putin vừa cấm đoán quyền tự do ngôn luận, lại vừa đưa vào pháp luật cái tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận”.

Dân Việt ta nổi tiếng là có óc hài hước. Xin các Cụ, các Ông-Bà, Cô-Bác, Anh-Chị, các Cháu-Chắt… hãy tìm những câu phù hợp, hoặc đặt ra những chuyện tiếu lâm phù hợp để vui với nhau. Tha hồ lan tỏa, coi như món quà chúc mừng bác Trần Huỳnh Duy Thức vừa ra tù CS.

Trân trọng kính mời!

Nghiêm Huấn Từ

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. – ChatGPT có thể trả lời sai do nó lục tìm dữ liệu không đúng chỗ, không phù hợp với câu hỏi mà người đối thoại đặt ra cho nó.
    – Nhưng chatGPT không biết nói dối
    – Nếu biết sử dụng, nó là một trợ lý rất hữu ích
    – Ai cũng có thể “thử cái chơi” với chatGPT
    Những gì nói trên là lấy từ bài của GS Nguyễn Tiến Dũng (Pháp). Xin chia sẻ.

  2. Tác giả nên bắt ChatGPT so sánh Tự Do Ngôn Luận post-Đổi Mới với TDNL thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Nếu nó sai, cứ bắt nó sửa lại . Để bít rõ Việt Nam cần trở lại với thời đồng minh với Trung Quốc & Nga .

    Và tg cũng nên hỏi thái độ của ChatGPT đv chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phát xít, và cách giải quyết của AI như thế nào, có làm cho AI hỏi là tác giả có nổi điên lên không

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây