23-9-2024
Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao, ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.
Một số người có thể sẽ thấy khó hiểu. Ra tù sớm ngày nào tốt ngày đó, sao anh lại phản đối? Nhưng những ai dõi theo hành trình 16 năm của anh sẽ hiểu. Đó là phản kháng của lương tri một con người, không bao giờ chấp nhận phẩm giá của mình bị rẻ rúng như một món hàng để đem ra đổi chác.
Đó còn là phản ứng đầy tinh tường. Anh nhắc công chúng nhớ rằng, anh hoàn toàn không chấp nhận cái gọi là sự khoan hồng của chính quyền, bởi lẽ đây đơn thuần là sự tính toán: Đợi 8 tháng nữa anh mãn hạn tù thì mang tiếng đày đoạ một con người 16 năm, chi bằng trả tự do bây giờ sẽ được tiếng là nhân đạo, lại thuận lợi cho công du quốc tế.
Nhưng khi nói về sự kiên cường của anh, tôi không muốn bàn về chính quyền, mà về một người khác.
Tôi nhớ đến ba anh, bác Huỳnh, những ngày rong rủi ở DC và New York vận động cho anh đúng 10 năm về trước. Cái tuyết đầu tiên trong đời của bác Huỳnh không may lại là bão tuyết ở những thành phố xa lạ bờ Đông nước Mỹ, và người đàn ông bát tuần với nhiều chứng bệnh trong người đã ngã xuống tuyết không biết bao nhiêu lần mỗi khi buộc phải cuốc bộ cho kịp các buổi hẹn của một lịch trình dày đặc.
Hành trình ba tháng qua ba châu lục đã không biết bao lần trắc trở như thế, nhưng lần nào bác Huỳnh cũng đứng dậy và bước tiếp, chưa bao giờ có một lời phàn nàn. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết ở độ tuổi 80, bác lấy đâu ra nghị lực để hoàn thành một hành trình như thế. Tôi đồ rằng nghị lực đó chỉ có thể đến từ niềm tin tưởng xen lẫn tự hào từ gan ruột của một người cha, rằng con mình chẳng những không làm gì sai, mà còn đang làm điều đúng đắn.
Những bước chân của bác Huỳnh, bởi vậy, có thể không được thôi thúc bởi những lời hiệu triệu dân chủ, nhân quyền quen tai, mà từ những điều nguyên sơ giản dị hơn nhiều: Phải làm gì đó để bảo vệ con mình khi con bị ức hiếp vì làm điều đúng đắn, bất luận kẻ ức hiếp là ai, một tên du côn hay một đám bạo quyền.
Anh Thức từng đề xướng mọi người nghĩ về Con đường Việt Nam – con đường đi đến một tương lai tươi sáng hơn của đất nước. Dù chưa rõ hết hình thù con đường đó thế nào, nhưng tôi tin chắc giữa rất nhiều bước chân trên đó, có bước chân của ba anh, bác Huỳnh.
***
Dưới đây là đoạn trích bài viết 9 năm về hành trình của bác Huỳnh:
“Hơn mọi chứng cứ
Cuối năm 2013, người ta thấy một người đàn ông Việt Nam chừng 75 tuổi chậm rãi từng bước chân trong phòng lãnh sự của sứ quán Hoa Kỳ ở Manila, Philippines.
Ông đến đây với hy vọng xin được visa sang Mỹ để vận động quốc tế đòi tự do cho con trai ông, người đang thụ án tù chỉ vì viết ra những trăn trở với hiện tình và tương lai đất nước.
“Sao ông không xin visa ở Việt Nam, mà lại sang đây?”, nhân viên lãnh sự người Mỹ, giọng lạnh lùng, hỏi.
“Bởi nếu lấy visa từ Việt Nam, công an sẽ không để tôi đi”, người đàn ông đáp.
“Nhưng làm sao chúng tôi tin được là sau khi sang Mỹ ông sẽ trở về? Làm sao chắc chắn được ông sẽ không ở lại đất nước của chúng tôi?”, nhân viên lãnh sự tiếp tục hỏi, vẫn với một giọng phớt tỉnh.
Người đàn ông sững lại vài giây, hồ như lòng ông đang tràn ngập niềm thất vọng, vì ông đào đâu ra bây giờ những giấy tờ nhà đất, công ty hay tài khoản ngân hàng làm chứng cứ cho việc ông sẽ quay lại Việt Nam, như yêu cầu của đa số những trường hợp xin visa đi Mỹ.
Rớm vài giọt nước mắt. Hai bàn tay nắm chặt. Thoáng một nụ cười đắng ngắt trên môi, ông đáp với giọng run run: “Thưa ông, tôi ở lại nước Mỹ của ông làm gì kia chứ khi con trai tôi đang thụ án 16 năm trong tù? Không phải một năm, hai năm, mà là… 16 năm tù, thưa ông. Tôi phải về lại Việt Nam để làm mọi điều có thể, giúp nó sớm được ra tù chứ”.
Không gian bỗng nhiên lắng lại và đến lượt nhân viên sứ quán là người phải lặng đi chốc lát. Có vẻ như áy náy với những câu hỏi đầy thực dụng trước đó theo thói quen nghề nghiệp, và nhận ra niềm nghi hoặc của mình quá nhỏ bé trước tấm lòng của một người cha đang đi đòi công lý cho con trai, người nhân viên lãnh sự bỗng thay đổi thái độ. Ân cần, từ tốn, ông gửi lời chúc may mắn và báo rằng visa sẽ được cấp trong một vài ngày tới, với một giọng trầm ấm lạ thường.
Người đàn ông Việt Nam này không ai khác chính là ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức, một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, đã ở trong tù tính đến nay là 6 năm cho bản án kéo dài 16 năm”.
***
Ảnh dưới: Bác Huỳnh (bên trái), cùng cô Liên và cô Trâm, hai người mẹ của tù nhân lương tâm khác, ở phi trường Manila, Philippines tháng 12/2013 trước khi khởi hành chuyến vận động không ngờ sẽ kéo dài tận ba tháng, kéo dài từ Bờ Tây sang Bờ Đông nước Mỹ, tiếp nối ở Geneva, Thuỵ Sĩ và Melbourne, Sydney, Canberra nước Úc. Lúc này bác Huỳnh 80 tuổi, và nay đã 91 tuổi.
PS: Lời nhắn gửi bác Huỳnh: Con không biết bác có đọc được bài viết này không, nhưng con có thể hình dung được nụ cười của bác ngày sum họp. Con tin chắc anh Thức có yêu đất nước này nhiều như thế nào đi chăng nữa cũng chỉ ngang tình yêu của bác dành cho anh ấy. Con chúc bác khoẻ.
Thân tặng toàn Gia tộc TRẦN HUỲNH ….và thân chúc mọi người hạnh phúc mạnh khoẻ sống trong lòng thương mến của Trăm triệu Đồng bào Đồng hương trong và ngoài Quê Mẹ Quê Hương
Bài thơ danh tiếng Invictus không gì khuất phục nổi của William Ernest Henley (1849-1903)
************************
“During my lifetime I have dedicated my life to this struggle of the African people.
I have fought against white domination, and I have fought against black
domination. I have cherished the ideal of a democratic and free society in which
all persons will live together in harmony and with equal opportunities. It is an
ideal for which I hope to live for and to see realised. But, My Lord, if it needs
be, it is an ideal for which I am prepared to die.
https://www.youtube.com/watch?v=FozhZHuAcCs
Trong suốt cả đời tôi xin dành cho cuộc chiến đấu này cho Dân tộc Phi châu.
Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống
lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến Lý tưởng về một xã hội Dân chủ và
Tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng.
Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi
cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Invictus – Poem That Inspired A Nation
************************************************
“Tôi bước xuống với một nhận thức, một cảm giác rõ ràng rằng bằng một cách
nhỏ nhoi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với Dân tộc tôi và Đất nước tôi”
~ Nelson MANDELA ~
INVICTUS
*********************
~ William Ernest Henley ~
https://www.youtube.com/watch?v=5pJcwnS1c0I
Invictus – William Ernest Henley (by Alan Bates)
Out of the night that covers me,
Black as the pit from pole to pole,
I thank whatever gods may be
For my unconquerable soul.
In the fell clutch of circumstance
I have not winced nor cried aloud.
Under the bludgeonings of chance
My head is bloody, but unbowed.
Beyond this place of wrath and tears
Looms but the Horror of the shade,
And yet the menace of the years
Finds and shall find me unafraid.
It matters not how strait the gate,
How charged with punishments the scroll.
I am the master of my fate:
I am the captain of my soul.
INVICTUS Theme Song: 9000 Days
https://www.youtube.com/watch?v=vKzrv-pbmGc
Invictus (2009)
Không gì khuất phục nổi
***********************
Đứng thẳng giữa màn đêm bao phủ
Đen thẳm đời bất hạnh tựa sương mù
Ta xin tạ ơn Người Chúa lẫn Phật
Ban cho ta Tâm hồn bất phục kẻ thù
Hiện cảnh tủi nhục chẳng khóc than
Mỗi bước nhấc chân có lẽ thất bại
Vận rủi hơn vinh quang đừng oán trách
Dù tổn thương, hãy ngẩng đầu chớ hàng
Hãy vượt tầm nước mắt và uất hận
Đừng sợ bóng đêm mà chịu lặng câm
Vòng thách thức tháng năm vẫn lận đận
Chắc sẽ vượt qua nếu bất khuất quyết tâm
Dù đường đời là khung cửa hẹp khép
Dẫu nỗi đau luôn cắt xé Trái tim
Hãy vững tin Ta là chủ Định mệnh :
Là Thuyền trưởng Số phận chính mình
Nguyễn Hữu Viện phỏng dịch theo bản tiếng Anh và Pháp ngữ
Dans les ténèbres qui m’enserrent,
Noires comme un puits où l’on se noie,
Je rends grâce aux dieux quels qu’ils soient,
Pour mon âme invincible et fière,
Dans de cruelles circonstances,
Je n’ai ni gémi ni pleuré,
Meurtri par cette existence,
Je suis debout bien que blessé,
En ce lieu de colère et de pleurs,
Se profile l’ombre de la mort,
Et je ne sais ce que me réserve le sort,
Mais je suis et je resterai sans peur,
Aussi étroit soit le chemin,
Nombreux les châtiments infâmes,
Je suis le maître de mon destin,
Je suis le capitaine de mon âme.
(Traduction d’après la VF du film Invictus)
Dans la nuit qui m’environne,
Dans les ténèbres qui m’enserrent,
Je loue les dieux qui me donnent
Une âme à la fois noble et fière.
Prisonnier de ma situation,
Je ne veux pas me rebeller.
Meurtri par les tribulations,
Je suis debout, bien que blessé.
En ce lieu d’opprobre et de pleurs,
Je ne vois qu’horreur et ombres.
Les années s’annoncent sombres,
Mais je ne connaîtrai pas la peur.
Aussi étroit que soit le chemin,
Bien qu’on m’accuse et qu’on me blâme;
Je suis le maître de mon destin,
Le capitaine de mon âme.
(Traduction d’après la VF de la série Les Frères Scott)
Invictus – William Ernest Henley (by Alan Bates)
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Thật xúc động và ngưỡng mộ bác Huỳnh khi đọc bài viết. Nhìn hình bác Huỳnh không nghĩ bác đã 80 tuổi, ở tuổi đó mà bác còn lặn lội đường xa để lên tiếng về người con anh hùng của bác. Gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức rất rất là dũng cảm, kiên cường trước bạo lực CS. Cầu chúc gia đình anh luôn có nhiều sức khỏe đặc biệt là bác Huỳnh.
Ngưỡng mộ bác …
Thưa ông Anh Tuấn, thành thật xin lỗi ông nếu vài dòng dưới đây có làm ông phiền lòng, câu chuyện bác Huỳnh được vào Lãnh sự Mỹ ở Maiila, PHL, thật khó hiểu, trong khi một công dân Việt Nam muốn vào lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn để được phỏng vấn xin visa thì phải hoàn tất một số thủ tục giấy tờ mà người dân ít chữ không thể làm được, phải đóng gần 5 triệu đồng, có giấy hẹn ngày giờ cụ thể mà bảo vệ mới cho xếp hàng trước giờ hẹn có 15, 20 phút.. Nếu đúng là bác Huỳnh vô lãnh sự Hoa Kỳ ở Philippines xin được visa Hoa Kỳ thì tôi cho đó là một điều khá lạ lùng và tầm hiểu biết của tôi không với tới, hay là bác ấy làm thủ tục ở Việt Nam trước khi sang PHL du lịch, rồi khi sang PHL bác ấy xin chuyển cuộc phỏng vấn qua Lãnh sự Mỹ bên PHL (hình như điều này luật cứu xét visa Hoa Kỳ cho phép nhưng không dễ…) hoặc tôi giả sử rằng có một bàn tay nào đó quá mạnh giúp bác ấy. Cũng xin bác Huỳnh lượng thứ và đừng phiền lòng, tôi không có ý gì vô lễ với bác và thật lòng chúc mừng bác cùng anh Thức, còn những lời tôi viết bên trên chỉ là xuất phát từ mong muốn học hỏi để mở rộng hiểu biết thôi.