Võ Xuân Sơn
20-7-2024
Tôi cho rằng GS Phan Văn Trường đề cập đến cái tủ lạnh không phải để nói về cái tủ lạnh. Nếu tôi không nhầm thì GS Phan Văn Trường muốn nói đến cái mà chúng ta đeo đuổi là hạnh phúc. Tôi không bàn đến điều đó. Câu chuyện này nhắc tôi nhớ đến những kỷ niệm thời khốn khó.
Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Cuộc sống dần hồi sinh. Tôi quá nhỏ để nhớ thời trước chiến tranh (năm 1965 trở về trước), nhưng cũng thấy cuộc sống bắt đầu sung sướng hơn. Hồi đó tôi hoàn toàn không biết khái niệm về ăn chay, nhưng trong những năm Mỹ ném bom miền Bắc, số ngày chúng tôi được ăn mặn ít hơn so với ở trong Nam nhiều người ăn chay ngày rằm, Mùng Một. Có gì đâu mà ăn.
Cho nên, khi khá lên, dù có bị phê bình là hoang phí, nhưng lâu lâu nhà tôi cũng mổ một con gà, bằm ra, chia đều cho số ngày, rồi chia 2 cho ăn trưa và ăn tối, rồi chia ra mỗi người mỗi phần. Ít ra thì mỗi bữa cơm, cũng có vài hạt thịt gà, mỗi hạt to cỡ hạt gạo nếp, để sau này, khi được biết trên đời có ăn chay và ăn mặn, tôi có thể nói mình là người ăn mặn.
Còn nhớ, khi gia đình tôi đi vô Nam, đến Cam Ranh (hay Phan Rang gì đó), xe dừng ở một quán ăn. Mẹ tôi kêu một dĩa cá. Tôi ngập ngừng hỏi mẹ: “Cá này ăn thế nào hả mẹ?”. Nếu là người khác, sẽ nghĩ là tôi hỏi cách ăn cá. Nhưng mẹ tôi hiểu ngay, và trả lời: “Cứ ăn đi con, ăn được bao nhiêu thì ăn”. Bởi vì trước đó, ngay cả khi nhà tôi khá hơn, những món ăn liên quan đến đạm, đều phải chia phần, để bảo đảm, ba tôi không bị “suýt chết đói” một lần nữa.
Trở lại cái thời cuối năm 1973, đầu năm 1974. Bữa đó, mẹ tôi có việc gì đó đi Việt Trì. Bây giờ thì từ Phú Thọ đi Việt Trì hết chừng 30 phút, chứ hồi đó thường là vài giờ. Thị xã Phú Thọ trước đây là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ, nhưng sau chiến tranh, thì tỉnh Phú Thọ đã không còn, Việt Trì trở thành thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phú.
Việt trì có một món ăn mà anh em chúng tôi hoàn toàn chưa biết đến. Nói cho đúng thì có lẽ tôi, và người em kế biết về nó, vì chúng tôi từng ở Hà Nội đến năm 1965, nhưng có lẽ không nhớ. Đó là kem. Mẹ tôi mua chục cây kem (lúc ấy nhà tôi đã hơi khá giả, chứ chục cây kem cũng tốn khá tiền). Mẹ tôi gói các cây kem vô giấy báo và mang về. Về tới nhà, đó chỉ còn là một thứ dịch sánh và ngọt. Nhưng đặc biệt là nó vẫn còn hơi lạnh.
Ba tôi đã phải bỏ ra cả hơn nửa giờ để giải thích cho chúng tôi, rằng trên đời này có cái máy làm lạnh nước thành kem, thành đá. Gì chứ nước đá thì tôi nhớ. Trong cuốn tiểu thuyết “Không gia đình”, một cơn mưa đá đã phá nát nhà kiếng, làm một gia đình tan nát. Nhưng trong tâm tưởng của tôi, cái máy có thể làm cho nước đông lại thành kem, thành nước đá đó là cái gì ghê gớm lắm, chỉ có nhà nước, với sự giúp đỡ của Liên Xô mới có thể có.
Khi vô Sài Gòn, tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhà nào cũng có thể sở hữu một cái tủ lạnh. Người ta còn bàn tán, nên mua tủ lạnh National, Sanyo hay Hitachi. Những ngày đầu tiên, gia đình tôi ở nhờ nhà bác Thịnh. Bác ấy là công chức chế độ cũ. Nhà bác ấy có cái tủ lạnh to đùng, nhưng chủ yếu chỉ để làm nước đá và nước lạnh để uống. Vợ bác ấy đi chợ hàng ngày, thậm chí, gạo và than cũng chỉ mua đủ cho một ngày, nên ít khi dùng tủ lạnh để trữ thức ăn.
Tất nhiên, tủ lạnh là một trong các ưu tiên của gia đình tôi sau khi mua nhà. Ngoài tủ lạnh còn có TV. Tôi còn nhớ mãi cái TV Sanyo cửa lùa. Còn nhớ cái hôm mua tủ lạnh về, tôi nhắc đến món kem mẹ tôi mua ở Việt Trì, và cả nhà tôi đã lặng đi. Cái tủ lạnh nhà tôi hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với tủ lạnh của nhà bác Thịnh. Một phần, nhà tôi không có thói quen đi chợ mỗi ngày, phần khác, mẹ tôi đi làm, nên phải mua đồ bỏ vô tủ lạnh.
Điều quan trọng, là khi ấy, gia đình tôi có thứ để bỏ vô tủ lạnh. Cá, thịt, gà, vịt, trứng… bày bán ê hề. Mua rồi còn được cám ơn. Chứ khi còn ở ngoài kia, xếp hàng đã đời mà họ cho gì mua nấy, số lượng cũng chỉ không đủ tráng miệng cho anh em chúng tôi, theo đúng số tem phiếu định mức qui định. Ngay heo nhà mình nuôi mà mổ cũng phải xin phép lên xin phép xuống. Gà mà nó kêu quang quác thì họp tổ dân phố lại bị lôi ra phê bình.
Tôi không biết cái tủ lạnh là đại diện cho cái gì: Văn minh, Khoa học, Hạnh phúc… hay tiện nghi. Nhưng chắc chắn, kể từ khi gia đình tôi có cái tủ lạnh, mức độ hạnh phúc trong gia đình tôi tăng lên. Dĩ nhiên, không phải tất cả chỉ vì cái tủ lạnh.
Còn có nhiều thứ khác góp phần. Chẳng hạn như những thứ để bỏ vô tủ lạnh, hoặc lời cám ơn khi mình mua những thứ ấy.
Hề… hề…, tôi xin góp vui với các cụ về CÁI TỦ LẠNH: Số là chúng tôi BAO GỒM các CÁN BỘ MIỀN BẮC (Đã nhiều tuổi, thuộc diện mà Ty chủ quản xếp vào diện DÔI DƯ) cùng với CÁC SINH VIÊN mới ra trường (là loại thấp cổ bé họng nhất, không có tiền có quyền để xin được phân công công tác gần nhà nên bị TỔ CHỨC đày đi xa). Lúc ấy, ở nơi chúng tôi công tác thì mọi người được hưởng lương nhà nước và ở tập thể (sinh viên mới ra trường chỉ được hưởng lương tập sự là 75% của 64 đ), cho nên, mọi người sống rất kham khổ nhưng với ý thức là thân phận XA XỨ, nên cũng có ý thức đùm bọc lẫn nhau.
1. Một ANH GIÀ mua được một chiếc tủ lạnh, đó là CÁI TỦ LẠNH ĐẦU TIÊN ở KHU TẬP THỂ của chúng tôi, và nhờ cái tủ lạnh đó mà GIA ĐÌNH ANH GIÀ có thêm thu nhập: Bán đá hoặc kem chuối cho khu tập thể và các hộ ở xung quanh. NHƯNG tôi phải kể thêm răng ANH GIÀ này LÀ NGƯỜI RẤT NHÂN HẬU: Anh ấy nói rằng, ngoài NƯỚC ĐÁ và KEM CHUỐI ra thì ai có mặt hàng nào cần tới tủ lạnh thì anh sẵn sàng giúp đỡ.
2. Trong khu tập thể của chúng tôi có một cặp vợ chồng, vốn dĩ là sinh viên nhưng lại “ăn cơm trước kẻng” nhưng vì đều là THÀNH PHẦN CƠ BẢN nên họ vẫn được phân công công tác và bị cơ quan tôi nới dài thời gian tập sự thêm 2 năm, cùng với cái bụm lùm lùm sắp sinh nở, nên, cặp vợ chồng này tơi vào cảnh túng quẫn. Cho nên, VỢ CHỒNG ANH GIÀ mới gợi ý là cho chúng nhờ TỦ LẠNH để làm sữa chua mà tăng thêm thu nhập. Có thể nói không ngoa rằng thì là cặp vợ chồng này thoát khỏi cảnh cùng quẫn ban đầu chính là nhờ lòng nhân hậu của gia đình ANH GIÀ ấy đó.
3. ANH GIÀ, ngoài thu nhập thêm TỪ CÁI TỦ LẠNH, anh còn TỰ MÌNH dạy con để nó có giải TOÁN QUỐC TẾ (hạng B), làm cho MỌI NGƯỜI MỪNG CHO ANH nhưng cấp trên của anh lại rất TỴ NẠNH và kèm theo đó là một thái độ RẤT CAY CÚ vì HỌ CHO RẰNG anh đã có những hành vi không chính đáng vì không báo cáo gì trước cho ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN, và vì thế, anh bị đưa ra làm kiểm điểm về những hành vi sai trái của mình. ĐƯƠNG NHIÊN LÀ RẤT NHIỀU CÁ NHÂN CHÚNG TÔI PHẢN ĐỐI VIỆC CÁO BUỘC QUÁ MỨC CỦA CƠ QUAN nhưng không ngờ trong chúng tôi LẠI CÓ KẺ RA MẶT CHỐNG GIA ĐÌNH ANH MẠNH NHẤT lại là HAI VỢ CHỒNG mà khi xưa anh đã cho nhờ TỦ LẠNH để làm SỮA CHUA đó!!?
Hề… hề…, bổ sung: Xin cáo lỗi cùng các cụ, tôi đã viết nhầm GIẢI TOÁN QUỐC GIA thành ra rằng thì là GIẢI TOÁN QUỐC TẾ .. Mong, các cụ thông cảm ạ. CÁM ƠN!!!
Giáo sư đang sống thời kỳ nguyên thủy, ăn lông ở lỗ, không cần tủ lạnh.
Không đâu ông anh ơi. GS này đang sống trong thời văn minh, ở nhà có tủ lạnh loại tốt nhất, nhưng nói ngược lại là dân Việt không cần văn minh Âu Mỹ vì dùng thực phẩm tươi sống. Sống ở Pháp thì GS này cũng thừa biết được hạnh phúc mà người công nhân Pháp có khác gì của người công nhân Việt Nam. Ông không muốn so sánh như vậy mà xem chuyện nhậu là hạnh phúc. Văn minh và hạnh phúc không chỉ đơn thuần là mục tiêu ăn nhậu, mà còn vô số các điều kiện khác nửa.
Á đù, hôm nay thì anh Nguyễn Quang Lập có thêm chiến hữu là vì Miền Nam không chỉ giải phóng anh Lập mà còn giải phóng cả ông bác sĩ Võ Xuân Sơn. Tôi nghĩ rằng số việt cộng từ rừng ra hoặc đàn bò vào thành phố được Miền Nam giải phóng còn rất nhiều và sau đó là đợt Miền Nam nhận họ Miền Bắc nhận hàng, họ bán ruộng chỉ để mua vé tàu vào nhận họ với dân 9 nút và sau đó thì tuồn hàng về. Tôi là nhân chứng sống và hết thảy dân 9 nút đều là nhân chứng. Sau này nhà trống rỗng, lỗ tiền vé tàu nên chẳng ai vào nữa. Sau đám người ấy vênh váo lắm khi chúng tôi phải nhai bobo, khoai mì và đi kinh tế mới, cha tôi rất thù cái đám [..] má ấy, họ hàng chỉ ở vành môi còn trong lòng là vào kiếm chác.
Trong bài “Tạ lỗi với Trường Sơn” ( đăng trên TD trước đây ), nhà thơ Đỗ Trung Quân đã chửi rất hay và rất đủ , rất thấm thía . Những thằng thích vênh váo và còn chút lòng tự trọng thì sẽ cảm thấy hỗ thẹn . Còn như, chúng trơ như đá , thì nói làm gì ?!
Nhưng xem ra, thằng cha giáo xư Chường này nói tầm bậy ,tầm bạ quá nên cần phải chửi nhiều nhiều .
“. . . thằng cha giáo xư Chường này nói tầm bậy ,tầm bạ quá nên cần phải chửi nhiều.§
Thoá mạ cá nhân thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Đây cũng là dịp để cho dân mình cảnh giác với các Việt Kiều yêu nước loại này. GS này sống ở miền Nam trước 1975, du học Pháp và thành đạt nơi xứ người, rất đáng nể phục. Nay đã cuối đời nên GS muốn về để đóng góp kinh nghiệm cho đất nước, cũng là đáng qúy. Đất nước đang cần những ý kiến cải cách bổ ích. Nhưng GS không có quan tâm đến thưc trạng xã hội, lo bàn chuyện ăn nhậu mà đề cao là văn minh và hạnh phúc, đó là vấn đề. Thực tâm của GS này là gì, thì không ai biết. Hiện nay, GS vẫn được nhiều người hâm mộ nên cần cảnh giác thì đúng hơn.