10-7-2024
Lúc khuya, có một bạn Facebook gửi cho tôi một ảnh chụp bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân nói về sư Minh Tuệ, tôi nhờ anh chụp toàn bộ bài viết ấy giúp tôi, vì tôi đã bị tác giả này block cách đây hai năm, sau khi tôi phản biện bài ông ấy viết về nhà văn Nguyên Ngọc. Câu trích ở tiêu đề trên là mượn chính lời nhà báo Hoàng Hải Vân khi ông nói về tu sĩ Minh Tuệ.
Đọc xong, tôi tóm tắt bài viết của tác giả Hoàng Hải Vân trong một câu, như sau: Có một đám đông u tối và hung hãn đang ngưỡng mộ một kẻ đạo đức giả (là Minh Tuệ).
Để chứng minh cái “đạo đức giả” ấy của ông Minh Tuệ, nhà báo Hoàng Hải Vân dẫn ra 3 ví dụ. Một là việc Minh Tuệ nói rằng mình bị đánh ở Quảng Nam nhưng lại không nói rõ ai đánh. Và Hoàng Hải Vân nhận định: “Nghe qua thì thấy ông rất khoan dung, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu thực sự khoan dung thì ông không nên nhắc chuyện ông bị đánh, còn nếu phải chỉ ra thì ông nên chỉ đúng người đánh, một người hay hai người cụ thể, để dân chúng còn lại của tỉnh kia không thấy lời ông làm họ bị tổn thương”.
Ví dụ thứ hai là việc ông Minh Tuệ kể lại một lần đi khất thực nhưng qua một huyện mà không ai cho ông đồ ăn. Và Minh Tuệ cũng nhắc tên cái huyện ấy. Và Hoàng Hải Vân cũng nhận định về Minh Tuệ, bằng một câu hỏi tu từ: “Để cho người ta thấy cái huyện kia kỳ thị với Phật giáo chăng?”.
Ví dụ thứ ba, để chứng minh rằng ông Minh Tuệ là một kẻ đạo đức giả, tác giả Hoàng Hải Vân dẫn ra câu nói của ông Minh Tuệ về Chú Đại bi. Theo tác giả này, ông Minh Tuệ tự biết rõ sức ảnh hưởng của mình, nên việc ông phủ nhận Chú Đại bi là nhằm xúi dục dân chúng tẩy chay một số kinh sách Phật giáo (chứ chẳng phải từ bi gì với ma quỷ cả).
Thú thực, tôi không muốn bình luận gì thêm nữa về mấy ví dụ, cũng như các kết luận kèm theo mà nhà báo Hoàng Hải Vân đã nêu ra, vì chúng quá phiến diện, ấu trĩ và có phần ma mãnh nữa. Nhưng đành phải nói cho rõ. Trong một clip, sư Minh Tuệ có kể về việc bị đánh ở Quảng Nam, khi có người nhìn thấy miệng ông máu me thì hỏi và ông bảo rằng do có cái mụt trong miệng. Sau đó ông mới hối hận vì dù đó là lòng tốt nhưng lại phạm giới nói dối, nên ông đi tìm người kia để nói lại. Nhưng tìm không thấy, sau này khi có người khác hỏi đến những trắc trở trên đường khất thực thì ông mới nhắc lại việc bị đánh này một lần nữa, với mong muốn rằng người từng bị ông nói dối kia sẽ nghe được, và cũng là để “sám hối” cái hành vi nói dối thủa nọ của mình.
Nhà báo Hoàng Hải Vân không biết rõ câu chuyện hay chỉ đang cố tình nói “một nửa sự thật”? Điều này chắc chỉ ông tự trả lời được. Tuy nhiên, dù thế nào thì lời phán xét của vị nhà báo này cũng là ngụy biện. Đi trên đường và bị người lạ đánh, sau này nhắc lại thì nếu có muốn “chỉ mặt đặt tên” thì cũng đâu biết ai để mà nói cho rõ? Và ông nói rằng bị đánh ở Quảng Nam thì đó là một lời nói thật, ông đâu bịa đặt gì. Còn chỉ vì một người ở Quảng Nam đánh ông mà thiên hạ ghét cả tỉnh Quang Nam, thì đó là lỗi của thiên hạ, sao ông quản được!
Hai ví dụ còn lại thì tôi không muốn phân tích nữa, vì thấy thừa thãi rồi. Ông Hoàng Hải Vân cần nhớ, các clip ghi lại những lời trên của ông Minh Tuệ là lúc ông chưa nổi tiếng, chưa mấy ai biết ông cả, ông chỉ đang lầm lũi một mình trên đường. Nên, Hoàng Hải Vân vu cho ông rằng ông biết sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân nên cố tình dùng “sức mạnh” ấy để đám đông chửi cả tỉnh, cả huyện hay phế bỏ kinh sách Phật giáo, thì đó là một sự suy diễn vô căn cứ và ác ý, nhằm gán tội cho một người vô tư.
Nhà báo Hoàng Hải Vân không biết hay biết mà cố tình không nhắc tới một điều rất quan trọng trong giới của người tu hành, đó là không nói dối? Sư Minh Tuệ, khi có người hỏi thì nói, và biết gì nói nấy, nói đúng sự thật. Về sau này, lúc đã có nhiều người biết đến ông thì cũng đồng thời có vô số câu hỏi được đặt cho ông. Chúng ta biết là trong số đó, rất nhiều câu lặp đi lặp lại, có không ít câu hỏi ngây ngô, nhưng ông vẫn nhiệt tình trả lời. Nhà báo Hoàng Hải Vân không nhìn ra trong đó sự vô tư, lòng nhiệt thành và trong sáng của một con người, lại đi quy kết cho ông có mưu đồ/ ý đồ xấu?
Một điều nữa mà hình như nhà báo Hoàng Hải Vân cũng vờ như không biết đến, đó là việc ông Minh Tuệ đã luôn lặp đi lặp lại rằng, ông chỉ là một người bình thường đang đi “tập học” theo lời Phật dạy. Ông luôn khẳng định rằng mình chưa chứng đắc gì cả, chưa phải là thánh là thần gì hết. Thậm chí mỗi khi có người xin quy y thì ông liền xua tay, nói hãy tự mình hướng tâm đến Phật mà quy y, ông không nhận là thầy, cũng không thu nạp đệ tử. Ông cũng từ chối “thuyết pháp”, những gì ông chia sẻ chỉ là từ kinh nghiệm và học hỏi của bản thân, biết gì nói nấy, nói như các cuộc trò chuyện bên đường thế thôi.
Như thế, việc thiên hạ kính trọng ông, ngưỡng mộ ông, sùng bái ông, đó là việc của thiên hạ, sao nhà báo lại quy trách nhiệm cho ông như thể ông cố tình toan tính và thao túng cái “đám đông” ấy? Nhà báo Hoàng Hải Vân không thấy đã nhiều lần ông Minh Tuệ kêu gọi mọi người “hãy về làm công việc của mình” sao? Nhà báo cũng không thấy không ít lần ông đã phải băng suối, vượt đèo để tìm sự yên tĩnh sao? Tôi tin là một người đã theo dõi kỹ và cố tìm ra những chi tiết nhỏ nhặt như trên để phê phán Minh Tuệ, nhà báo không thể không biết tất cả những điều này.
Trên đây là chân dung Minh Tuệ, một kẻ đạo đức giả và có mưu đồ, trong cái nhìn của nhà báo Hoàng Hải Vân – cái chân dung đã tạo nên “một đám đông quyền lực thật đáng sợ”. Bây giờ nói đến cái “đám đông” này. Nhà báo Hoàng Hải Vân nhắc lại một cái tút (status) của ông Lê Kiên Thành để chứng minh điều đã nói về cái đám đông ấy, tút bị “nhiều người xông vào chửi te tua, phải gỡ tút xuống”. Tác giả viết “Lấy hành vi của vị hành giả hạnh đầu đà làm “chuẩn mực” để công kích sư sãi và công kích những ý kiến không đồng thuận với vị hành giả, không những rất trái với Phật pháp mà còn tạo ra sự nguy hiểm về quyền con người trong xã hội”.
Một lần nữa tôi lại phải lặp lại câu hỏi đã nêu trên, rằng nhà báo Hoàng Hải Vân không biết hay biết mà cố tình nói khác đi? Người ta phê phán một cái tút là vì nội dung của tút đó chứa đựng nhiều sai lầm trong tư duy và nhận thức, chứ không phải vì họ “Lấy hành vi của vị hành giả hạnh đầu đà làm “chuẩn mực”. Cũng thế, dân chúng chỉ trích một số sư sãi vì chính hành vi của những vị ấy chứ đâu phải vì “lấy hành vi của vị hành giả hạnh đầu đà làm “chuẩn mực”?
Chẳng lẽ nhà báo Hoàng Hải Vân không thấy những phát ngôn xàm xí hoặc tào lao hoặc độc hại của những vị ấy? Chẳng lẽ những cúng nhà, cúng vong, trục vong, thỉnh linh thức, v.v. và v.v. không đáng phê phán? Chẳng lẽ nhà báo không biết rằng trước khi ông Minh Tuệ xuất hiện, thì từ nhiều năm nay cộng đồng đã luôn phê phán và gọi những người khoác áo tu ấy là xàm tăng, ma tăng? Biết, vậy tại sao ông lại lái sang việc cho rằng cộng đồng lấy sư Minh Tuệ làm chuẩn mực nên mới có những sự chỉ trích ấy? Chẳng lẽ nhà báo không biết rằng chính các vị kia đã tự đăng đàn chửi bới người tu hạnh đầu đà trong khi ông ấy không hề nói gì đến họ và cũng không hề nói lại tiếng nào? Chẳng lẽ ông không hề hay biết rằng chính giáo hội mà các vị kia đang là thành viên cũng “chịu không thấu” mà buộc phải ban ra các án phạt?
Tôi vẫn không tài nào lý giải được là tại sao, với những thông tin đã được trưng ra trước ánh sáng và luôn chiếm sóng trên truyền thông như thế nhưng một nhà báo suốt ngày ở trên mạng lại không hề hay biết. Vậy rốt cuộc, sự thật là ông không biết hay rất biết nhưng vì một lý do khó nói nào đó mà đã lơ đi và lái câu chuyện sang hướng khác?
Điều khó hiểu nhất là cái băn khoăn sau đây của nhà báo Hoàng Hải Vân: “Điều bất thường là một số giáo sĩ tôn giáo khác cũng ca ngợi vị hành giả hạnh đầu đà”. Xưa nay, các tu sĩ ở các tôn giáo khác nhau thể hiện lòng tôn trọng dành cho nhau vốn không hiếm, nếu không nói là rất nhiều. Nhìn rộng hơn, Việt Nam từ thời Trung Đại tam giáo đã “đồng nguyên”, nghĩa là hòa hợp và chung sống một cách nhuần nhuyễn. Khi đạo Công giáo vào sau thời gian bỡ ngỡ ban đầu, thì cùng hòa vào với đời sống tinh thần Việt, góp phần làm nên văn hóa Việt Nam. Trên thế giới, ngoài vài tôn giáo cực đoan, thì cơ bản các tôn giáo vẫn chung sống trong hòa bình. Nhà báo Hoàng Hải Vân không những không thấy điều đó mà còn tưởng tượng ra rằng họ “ca ngợi vị hành giả này để gián tiếp bài bác Phật giáo với tư cách là một Giáo hội”, “quy kết nhà nước xâm phạm tự do tôn giáo”. Cố tình không thấy sự thật, không thấy tinh thần hòa hợp tôn giáo rất tốt đẹp mà chính nhà nước cũng đang tuyên ngôn và kêu gọi, để lái câu chuyện sang hướng “chống phá” đó là bài nghe rất quen, nhưng cũng rất vụng, không xứng đáng với ngòi bút “điêu luyện” của nhà báo Hoàng Hải Vân.
Mở đầu thì nhà báo Hoàng Hải Vân viết rằng “Có ngàn vạn con đường hướng Phật, mọi con đường hướng Phật cũng như mọi pháp mang đến sự thiện lương cho con người tôi đều tôn trọng. Tôi cũng tuyệt đối tôn trọng sự ngưỡng mộ của mọi người đối với vị hành giả khất thực hạnh đầu đà”; thế nhưng, đọc hết bài viết của ông thì người ta chẳng hề thấy một sự tôn trọng nào, ngược lại chỉ thấy trong mắt ông hiện lên toàn người xấu, nếu không u mê thì cũng hung hãn, nếu không âm mưu thì cũng có ý đồ. Trong mắt ông, người khất sĩ vô sản kia và “đám” dân đang phê phán những kẻ dối tu đều là người xấu cả. Vậy rốt cuộc, với ông, ai mới là người tốt?
Cổ súy, bảo vệ sự lương thiện, lên tiếng góp ý và phê phán những cái sai, cái xấu, đó là tinh thần trách nhiệm mà bất cứ người cầm bút tử tế nào cũng cần lấy làm tôn chỉ.
Nhưng thật khó hiểu. Ông Minh Tuệ, một kẻ tứ cố vô thân, chỉ có manh áo rách và cái lõi nồi cơm điện, “ngủ lang” bên gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa, một người đã luôn lặp lại, rằng bản thân chỉ là phàm phu đang đi tập học, ông hết sức “biết thân biết phận” và khiêm tốn, sống không hại đến ai, không nói xấu ai, một mực luôn chúc cho người khác được “hạnh phúc tốt đẹp” dù họ có đánh có chửi mình, nhưng sao lại có lắm kẻ ghen ghét, đố kỵ đến thế? Không những vậy, người thô lỗ thì lồng lộn tức tối, hỏa bốc ra miệng không kìm được lời; kẻ ranh mãnh thì dùng bút sắt bọc nhung, đâm người bằng chữ nghĩa không biết ghê tay. Thật lạ lùng!
_____
Hoàng Hải Vân: LĂN TĂN CHÚT XUNG QUANH VỊ HÀNH GIẢ HẠNH ĐẦU ĐÀ ĐI KHẤT THỰC
Tôi vẫn không viết gì về vị hành giả hạnh đầu đà khất thực danh tiếng đang rất lừng lẫy, lừng lẫy đến mức, khi một một anh viết cái tút : “Với tất cả lòng kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn đối với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang theo bước Thầy : Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy dùng bữa ? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc ? Ai sẽ giữ bình yên trên những con đường thầy sẽ đi ?”, anh ấy liền bị nhiều người xông vào chửi te tua, phải gỡ tút xuống. Giờ thì tôi không thể không viết mấy dòng này.
Phật pháp vô biên, mọi pháp mang đến sự thiện lành cho con người cho chúng sanh đều là Phật pháp. Có ngàn vạn con đường hướng Phật, mọi con đường hướng Phật cũng như mọi pháp mang đến sự thiện lương cho con người tôi đều tôn trọng. Tôi cũng tuyệt đối tôn trọng sự ngưỡng mộ của mọi người đối với vị hành giả khất thực hạnh đầu đà.
Nhưng điều lạ lùng là xung quanh vị hành giả đã tạo thành một đám đông quyền lực thật đáng sợ. Câu hỏi của anh viết cái tút nói trên là tự do ngôn luận, chẳng gây hại cho ai, chẳng xúc phạm ai, lại bị bỉ bôi chì chiết như xúc đổ đi. Và từ “tấm gương” của vị hành giả hạnh đầu đà và từ một văn bản thiếu cân nhắc của Giáo hội Phật giáo, họ công kích vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công kích vào các sư sãi không tán thành cách tu của vị hành giả hạnh đầu đà.
Điều bất thường là một số giáo sĩ tôn giáo khác cũng ca ngợi vị hành giả hạnh đầu đà. Tôn giáo này ca ngợi tôn giáo khác là điều hiếm thấy. Có người ca ngợi vô tư, song có người ca ngợi vị hành giả này để gián tiếp bài bác Phật giáo với tư cách là một Giáo hội. Một số người căm ghét chế độ thì chăm chăm vào việc vị hành giả này có xuất hiện hay không, nếu lâu không xuất hiện họ liền quy kết chính quyền “quản thúc” hay gây khó dễ cho vị hành giả, từ đó quy kết nhà nước xâm phạm tự do tôn giáo. Nếu vị hành giả nói ông đi ẩn tu thì sao lại bắt ông phải xuất hiện, ẩn tu mà xuất hiện thì đâu có còn ẩn tu nữa ? Đài truyền hình quốc gia lại “chạy theo dư luận”, đến phỏng vấn ông, phát lần đầu không thấy ông và nhà báo chung một khung hình, lại bị nói là “dàn dựng” không thật, sau đó phải phát có chung khung hình cho vừa lòng “đại chúng”. Thật chẳng ra làm sao !
Những kẻ lợi dụng tôn giáo, lợi dụng chùa chiền để làm những chuyện xằng bậy vô pháp vô thiên đáng bị bị dư luận lên án, nếu phạm pháp thì đáng phải bị luật pháp xử lý. Những kẻ này đội lốt sư sãi để trục lợi chứ không phải là sư sãi.
Lấy hành vi của vị hành giả hạnh đầu đà làm “chuẩn mực” để công kích sư sãi và công kích những ý kiến không đồng thuận với vị hành giả, không những rất trái với Phật pháp mà còn tạo ra sự nguy hiểm về quyền con người trong xã hội. Tôi chỉ nêu vài ví dụ :
Vị hành giả từng nói, khi đến một tỉnh (ông nói rõ tên tỉnh, nhưng tôi không nhắc lại đây) ông bị đánh, nhưng ông không thù hận gì người đánh ông. Nghe qua thì thấy ông rất khoan dung, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu thực sự khoan dung thì ông không nên nhắc chuyện ông bị đánh, còn nếu phải chỉ ra thì ông nên chỉ đúng người đánh, một người hay hai người cụ thể, để dân chúng còn lại của tỉnh kia không thấy lời ông làm họ bị tổn thương.
Ông cũng từng nói, khi đi khất thực qua một huyện (ông cũng chỉ tên cái huyện đó, nhưng tôi không nhắc ở đây), cả huyện không ai cho ông đồ ăn. Ông nói dù có cho hay không cho thì ông cũng cám ơn mọi người, nhưng ông chỉ ra cái huyện đó để làm gì vậy ? Để cho người ta thấy cái huyện kia kỳ thị với Phật giáo chăng ? Phật đâu có khởi lên sân hận.
Ông còn nói, ông không đọc chú Đại Bi, cũng không học chú Đại Bi, “nếu vì muốn mình an ổn, cần phải đọc chú đại bi, ví dụ xua đuổi con quỷ chẳng hạn, thì mình cư xử ác với nó rồi”. Chú Đại Bi đâu có đơn giản là “cư xử ác” với quỷ mà là chân ngôn của Quan Thế âm bồ tát tiêu trừ mọi chướng ngại và nghiệp ác, tránh xa mọi oán hận sợ hãi, làm an vui cho tất cả chúng sanh. Theo kinh sách thì khi Đức Quan Thế âm bạch với Đức Thế Tôn về chú Đại Bi thì “Chư Phật mười phương thảy đều hoan hỉ”. Vị hành giả khất thực có thể không thích không học Chú Đại Bi, đó là cách tu của ông ấy, chẳng có vấn đề gì. Nhưng khi ông ấy được hàng vạn, hàng chục vạn người hoặc nhiều hơn lấy làm chuẩn mực, nếu đám đông này có quyền thế thì chú Đại Bi hoặc những bộ kinh mà ông này không thích có nguy cơ sẽ bị loại khỏi kinh sách Phật giáo. Tôi nói điều này hơi quá, nhưng khi đám đông buộc mọi người phải theo một “chuẩn mực” thì không gì là không thể.
Vị hành giả khất thực không vô minh đến mức không biết mình có rất đông công chúng, ông không thể không biết mỗi một bước chân ông đi, mỗi một lời ông nói đều được đám đông tôn thành “chân lý”. Ông không thể không biết hành vi của ông được lòng rất nhiều người, nhưng cũng gây phiền nhiễu cho rất nhiều người khác.
Khất thực là một cách hướng Phật, nhưng không thể nói không khất thực là không hướng Phật. Chúng ta ai cũng biết, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, đệ tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người đã trụ thế 105 năm và có ngót 100 năm xuất gia tu tập, như Hòa thượng từng nói, “chỉ nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, đồng tiền của tín thí thập phương”.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã gián tiếp trả lời câu hỏi của fbker nói trên, dù ông không hề ngăn cản đệ tử của ông đi khất thực hay nhận cúng dường. Một câu hỏi rất bình thường, sao đám đông lại biến thành “cấm kỵ” khi đặt ra với vị hành giả hạnh đầu đà?
_______
Sau đây là bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân, mà tác giả Thái Hạo bình luận ở trên:
LĂN TĂN CHÚT XUNG QUANH VỊ HÀNH GIẢ HẠNH ĐẦU ĐÀ ĐI KHẤT THỰC
Tôi vẫn không viết gì về vị hành giả hạnh đầu đà khất thực danh tiếng đang rất lừng lẫy, lừng lẫy đến mức, khi một một anh viết cái tút : “Với tất cả lòng kính trọng Thầy và lòng yêu mến của các bạn đối với Thầy, tôi chỉ muốn hỏi những người muốn và đang theo bước Thầy : Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy dùng bữa ? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc ? Ai sẽ giữ bình yên trên những con đường thầy sẽ đi ?”, anh ấy liền bị nhiều người xông vào chửi te tua, phải gỡ tút xuống. Giờ thì tôi không thể không viết mấy dòng này.
Phật pháp vô biên, mọi pháp mang đến sự thiện lành cho con người cho chúng sanh đều là Phật pháp. Có ngàn vạn con đường hướng Phật, mọi con đường hướng Phật cũng như mọi pháp mang đến sự thiện lương cho con người tôi đều tôn trọng. Tôi cũng tuyệt đối tôn trọng sự ngưỡng mộ của mọi người đối với vị hành giả khất thực hạnh đầu đà.
Nhưng điều lạ lùng là xung quanh vị hành giả đã tạo thành một đám đông quyền lực thật đáng sợ. Câu hỏi của anh viết cái tút nói trên là tự do ngôn luận, chẳng gây hại cho ai, chẳng xúc phạm ai, lại bị bỉ bôi chì chiết như xúc đổ đi. Và từ “tấm gương” của vị hành giả hạnh đầu đà và từ một văn bản thiếu cân nhắc của Giáo hội Phật giáo, họ công kích vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công kích vào các sư sãi không tán thành cách tu của vị hành giả hạnh đầu đà.
Điều bất thường là một số giáo sĩ tôn giáo khác cũng ca ngợi vị hành giả hạnh đầu đà. Tôn giáo này ca ngợi tôn giáo khác là điều hiếm thấy. Có người ca ngợi vô tư, song có người ca ngợi vị hành giả này để gián tiếp bài bác Phật giáo với tư cách là một Giáo hội. Một số người căm ghét chế độ thì chăm chăm vào việc vị hành giả này có xuất hiện hay không, nếu lâu không xuất hiện họ liền quy kết chính quyền “quản thúc” hay gây khó dễ cho vị hành giả, từ đó quy kết nhà nước xâm phạm tự do tôn giáo. Nếu vị hành giả nói ông đi ẩn tu thì sao lại bắt ông phải xuất hiện, ẩn tu mà xuất hiện thì đâu có còn ẩn tu nữa ? Đài truyền hình quốc gia lại “chạy theo dư luận”, đến phỏng vấn ông, phát lần đầu không thấy ông và nhà báo chung một khung hình, lại bị nói là “dàn dựng” không thật, sau đó phải phát có chung khung hình cho vừa lòng “đại chúng”. Thật chẳng ra làm sao !
Những kẻ lợi dụng tôn giáo, lợi dụng chùa chiền để làm những chuyện xằng bậy vô pháp vô thiên đáng bị bị dư luận lên án, nếu phạm pháp thì đáng phải bị luật pháp xử lý. Những kẻ này đội lốt sư sãi để trục lợi chứ không phải là sư sãi.
Lấy hành vi của vị hành giả hạnh đầu đà làm “chuẩn mực” để công kích sư sãi và công kích những ý kiến không đồng thuận với vị hành giả, không những rất trái với Phật pháp mà còn tạo ra sự nguy hiểm về quyền con người trong xã hội. Tôi chỉ nêu vài ví dụ :
Vị hành giả từng nói, khi đến một tỉnh (ông nói rõ tên tỉnh, nhưng tôi không nhắc lại đây) ông bị đánh, nhưng ông không thù hận gì người đánh ông. Nghe qua thì thấy ông rất khoan dung, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu thực sự khoan dung thì ông không nên nhắc chuyện ông bị đánh, còn nếu phải chỉ ra thì ông nên chỉ đúng người đánh, một người hay hai người cụ thể, để dân chúng còn lại của tỉnh kia không thấy lời ông làm họ bị tổn thương.
Ông cũng từng nói, khi đi khất thực qua một huyện (ông cũng chỉ tên cái huyện đó, nhưng tôi không nhắc ở đây), cả huyện không ai cho ông đồ ăn. Ông nói dù có cho hay không cho thì ông cũng cám ơn mọi người, nhưng ông chỉ ra cái huyện đó để làm gì vậy ? Để cho người ta thấy cái huyện kia kỳ thị với Phật giáo chăng ? Phật đâu có khởi lên sân hận.
Ông còn nói, ông không đọc chú Đại Bi, cũng không học chú Đại Bi, “nếu vì muốn mình an ổn, cần phải đọc chú đại bi, ví dụ xua đuổi con quỷ chẳng hạn, thì mình cư xử ác với nó rồi”. Chú Đại Bi đâu có đơn giản là “cư xử ác” với quỷ mà là chân ngôn của Quan Thế âm bồ tát tiêu trừ mọi chướng ngại và nghiệp ác, tránh xa mọi oán hận sợ hãi, làm an vui cho tất cả chúng sanh. Theo kinh sách thì khi Đức Quan Thế âm bạch với Đức Thế Tôn về chú Đại Bi thì “Chư Phật mười phương thảy đều hoan hỉ”. Vị hành giả khất thực có thể không thích không học Chú Đại Bi, đó là cách tu của ông ấy, chẳng có vấn đề gì. Nhưng khi ông ấy được hàng vạn, hàng chục vạn người hoặc nhiều hơn lấy làm chuẩn mực, nếu đám đông này có quyền thế thì chú Đại Bi hoặc những bộ kinh mà ông này không thích có nguy cơ sẽ bị loại khỏi kinh sách Phật giáo. Tôi nói điều này hơi quá, nhưng khi đám đông buộc mọi người phải theo một “chuẩn mực” thì không gì là không thể.
Vị hành giả khất thực không vô minh đến mức không biết mình có rất đông công chúng, ông không thể không biết mỗi một bước chân ông đi, mỗi một lời ông nói đều được đám đông tôn thành “chân lý”. Ông không thể không biết hành vi của ông được lòng rất nhiều người, nhưng cũng gây phiền nhiễu cho rất nhiều người khác.
Khất thực là một cách hướng Phật, nhưng không thể nói không khất thực là không hướng Phật. Chúng ta ai cũng biết, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, đệ tam Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người đã trụ thế 105 năm và có ngót 100 năm xuất gia tu tập, như Hòa thượng từng nói, “chỉ nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, đồng tiền của tín thí thập phương”.
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã gián tiếp trả lời câu hỏi của fbker nói trên, dù ông không hề ngăn cản đệ tử của ông đi khất thực hay nhận cúng dường. Một câu hỏi rất bình thường, sao đám đông lại biến thành “cấm kỵ” khi đặt ra với vị hành giả hạnh đầu đà?
HHV đúng là tên đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút
Thang cac hoang hai van la do mat day. No co nhung phat bieu ngong cuong lao xuoc voi su thich Minh Tue nhu vay. Cau mong cac Thien Than Ho Phap van hong thang nay di. Nhung thang xam tang thi noi khong noi, con mot vi chan tu nhu su thay Minh Tue thi no lai dac chuyen vu khong boi nho. Mot thang mat day va khon nan vo cung.
Khi ta đi trong đoạnđường hầm dài không anh sáng, tai ta nghe những tên ( nhà) khả kính của đất nước, của chế độ, đến một ngày gặp lại ánh sáng thì mới hay nhà khả kính lại là khả ố.
Thằng hoàng hải vân loại siêu vi trun..G c..uốc siêu báo nô đáng nhẽ “hén” phải đã nằm ngục đá theo đại ca MÃ GIÁM SINH thời đại hồ chí meo d..ám khảo ĂN trinh HOA HẬU (vì muốn danh tước HÃO…) trước trình các thủ trưởng đỏ sau báo nô nguyễn công khế
Tôi vẫn đứng từ xa quan sát WAIT and SEE nhưng thấy Hiệu ứng Phật khất sĩ Thích Minh Tuệ có tác dụng TÍCH CỰC nhất định vào đời sống tinh thần và nhất là Quốc giáo đạo Phật
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Hề… hề…, tôi luôn sống trong một tư duy TAM ĐOẠN LUẬN, này nhé:
2. Putin là giống lợn hình người, vì thế, bất kỳ kẻ nào hoặc ủng hộ nó xâm lược Ukraine (công khai hoặc im ỉm) hoặc kêu gọi Ukraine nên đầu hàng hay chấp nhận đổi đất lấy hòa bình, thì, chính chúng là giống lợn hình người hoặc sắp bị rơi vào lò luyện từ người trở thành lợn.
2. Thầy Minh Tuệ đã chọn con đường tu gian nan nhất của PHẬT (THEO PHẬT – BỒ ĐỀ – TỰ GIÁC NGỘ), rất mong rằng đường tu của Thầy sẽ đạt được TỚI MỨC PHẬT HÓA (đạt tiêu chuẩn để LUYỆN TIÊN), vì thế, TÔI MONG RẰNG mọi ai đó có ý kiến chê bai Thầy (Hoặc là bị buộc phải phản bác, Hoặc là do bất đồng giáo lý, Và hoặc coi Thầy là mầm loạn) thì hãy nên CÂM MỒM LẠI, nếu không thì sẽ có quá trình LỢN HÓA ụp lên người đó!!
Vậy Hoàng Hải Vân đích thực là biệt cách văng hóa định hướng xhcn gồi! KKK…
Thấy tên Hoàng Hải Vân liền nhớ đến
Nguyển công Khế cũng một thời làm mưa làm gió dạy dỗ thiên hạ đủ điều
Gã HHV nà là một tên ngụy quân tử ( kiểu như Nhạc Bất Quần ấy mà ) . Trước đây, nghe nói y đã bị tước thẻ nhà báo rồi mà .
Muốn chụp mũ một nhà tu chân chính hàng vạn người ngưỡng mộ không dễ chút nào .
Nghe đến tên HHV, tớ chán như nhìn thấy con gián .
Rất tâm đắc với các bài viết của TH, lời hay, ý chính xác đã mổ xẻ cho mọi người thấy được những kẻ bẻ cong ngòi bút nó dơ bẩn như thế nào. Ai cũng có thể biết nhưng không phải ai cũng phân tích được rõ ràng mà tên bồi bút cũng khó mà phản bác!