Góp ý cho các nhà báo (phóng viên, biên tập viên, kể cả TBT) và các quan to: Liên Xô (Bài 2)

Nguyễn Thông

27-6-2024

Tiếp theo bài 1

Ta thường thấy trên báo chí (in, điện tử), tivi, trong các văn bản của nhà nước, cả trong những phát biểu của ông to bà lớn, họ nói/viết rằng “Liên Xô cũ”, “Liên Xô trước đây”. Đám đông nghe vậy, đọc vậy cứ mặc nhiên chấp nhận, cho là đúng. Thực ra sai toét.

Khi họ nói/viết “Liên Xô cũ”, “Liên Xô trước đây”, người ta có quyền đặt câu hỏi vậy thì có Liên Xô mới à, có Liên Xô hiện nay à.

Liên Xô là một thực thể, một đất nước mang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Xô viết, gọi tắt là Liên Xô – CCCP. Nhớ hồi trước năm 1975 ở miền Bắc, những thùng vũ khí Liên Xô chất đầy nhà ga, bến tàu bến xe, cả những thùng đồ “viện trợ” nữa, đều có dòng chữ rõ to CCCP. Bà con ta đọc trại thành “các chú cứ phá”, “càng cho càng phá”. Nó, Liên Xô từng tồn tại 70 năm, tới cuối năm 1991 thì tan rã (tạ ơn trời đã cứu giúp dân lành).

Sinh ra – tồn tại – mất đi, là thứ quy luật tự nhiên, chả có gì vững bền mãi mãi, tồn tại mãi. Núi đá chắc khừ còn phải mòn, huống hồ Liên Xô. Lại nhớ câu “Tình hữu nghị Việt – Xô đời đời bề vững” mà mắc cười. Chợt thấm câu văn cổ “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (thân như tia chớp, có rồi không). Những kẻ không hiểu gì về quy luật nhưng lại lãnh đạo số đông dân chúng, thì đó là bi kịch.

Liên Xô, trong dòng lịch sử nhân loại, cũng như La Mã, Macedonia, Đông Ngô, Âu Lạc, Nam Tư, Trường đại học Tổng hợp… vậy. Tồn tại rồi mất đi. Chả ai nói/nhắc/viết La Mã cũ, Âu Lạc trước kia, Nam Tư cũ, Trường đại học Tổng hợp cũ… bao giờ, trừ những người ngố. Thà dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. Mà giờ dân làm viết lách, làm báo hay chữ lỏng lại quá nhiều. Cũng là bi kịch. Bi kịch cho tiếng Việt.

Nhân đây cũng nói thêm, những ông bà trong đầu còn u bướu “nhớ ơn Liên Xô đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ” nên phải uống nước nhớ nguồn, hãy tỉnh lại đi. Thời nay chứ không phải vài chục năm trước còn u mê bịt óc. Họ đổ vũ khí và vật tư cho miền Bắc, thay mặt phe làm “tên lính đi đầu” chống lại phe đối địch, trong một cuộc chiến tranh ý thức hệ, huynh đệ tương tàn, chứ có gì phải cảm ơn cảm huệ, nợ nần. Nếu tính nợ, thì đó là món nợ xương máu mà chính Liên Xô đã nợ xứ này. Nhưng nó toi rồi thì cũng coi như bị xù nợ.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Ông Nguyễn Thông này là…chuyên gia sính từ điển nên hay bóc mẽ nhưng lắm khi bóc không trúng thành ra ra…hóc mẽ! Ví dụ, trong bài “Làm gì có đăng cơ” đăng trên trang “1thegioi” ngày 2/5/2019 nhân sự kiệnThái tử Naruhito đăng quang, mở đầu triều đại mới niên hiệu Lệnh Hòa ở nước Nhật, Nguyễn Thông viết như sau: “Lật giở các loại từ điển Hán Việt, không thấy từ “đăng cơ”. Tẩn mẩn tìm trong những từ điển thuần Việt, cũng không có “đăng cơ”. Vậy các nhà báo lấy nó từ đâu để dùng trong trường hợp tân vương Nhật? Chịu.” (!)
    Thế nhưng theo học giả An chi trong bài viết rất rõ ràng và cụ thể, có dẫn chứng thì: “Còn cái sai chính của Nguyễn Thông là tác giả này đã khẳng định rằng: “Lật giở các loại từ điển Hán Việt, không thấy từ đăng cơ”. Chẳng qua là tác giả lật giở chưa đủ các loại chứ Từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh (NXB Trẻ, TP.HCM, 1999, tr.1393) ghi nhận rõ ràng: – [登基] đăng cơ [dēngji]: Lên ngôi (vua) Từ điển Hán – Việt của Viện Ngôn ngữ học do Phan Văn Các chủ biên (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008, tr.329) thì ghi: – [登基] dēng//ji (Vua) Lên ngôi….”; “…Còn đăng quang là một cấu trúc do người VN đặt ra bằng hai yếu tố Hán Việt đăng [登] và quang [光] để chỉ sự lên ngôi. Nó không được ghi nhận trong từ điển Hán ngữ nhưng lại được ghi nhận trong từ điển Hán Việt, như Việt – Hán thông thoại tự – vị của Đỗ Văn Đáp (phụ trong mục đăng cực), Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng và dĩ nhiên là trong các quyển từ điển tiếng Việt”. (Hết trích).
    Ông Nguyễn Thông giống Don Qui]ote vác kiếm chém gió với cối xay lung tung!
    Có thể tham khảo bài viết đầy đủ của học giả An Chi theo link sau:
    https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-hai-chu-dang-co-co-ton-tai-khong-post849285.html

  2. Đông Lào còn một lũ “ăn cơm Nga, mặc áo Nga” đang thao túng chính trường, cầm đầu là tổng bí lú Nguyễn Phú Trọng.
    Cơm áo Nga giờ không còn được chuộng như xưa nữa, nhưng vũ khí Nga vẫn làm đầy túi tiền lũ quan to mặt dầy bụng bự.
    Cho nên cái bệnh dịch cuồng Nga còn được gieo rắc trong dân, mặc dù phần dành cho họ chỉ là mầy hạt bo bo.

  3. “Những kẻ không hiểu gì về quy luật nhưng lại lãnh đạo số đông dân chúng, thì đó là bi kịch.” ( Trích NT )
    – Khổ cái là, những kẻ đó nhiều, còn nhiều . Cụ nào cũng hô hào mãi mãi, vững bền, đời đời sống mãi , muôn năm. . .. Thật ra đã nhắm mắt từ đời tám hoánh nào rồi . Thừa biết, đó là “Guy luật của muôn đời”, song vẫn cứ nói/viết thế để lấy trớn vậy thôi ( một cách tự ám thị ) .
    Bởi lòng tham vô hạn, hoặc là tham vọng vĩ cuồng, nên những cái cũ nát, sáo mòn, rỗng tuếch vẫn cứ khư khư bám lấy mà chẳng biết để làm gì . Không có ánh sáng nào ở cuối đường hầm cả mà vẫn cứ mày mò . Thật đúng là bi kịch .

  4. Hề… hề…
    1. Ông Nguyễn Thông rất khoái trường phái công bằng trong quá trình sinh ngữ của tiếng Việt: có CŨ thì phải có MỚI, có TRƯỚC ĐÂY thì phải có HIỆN NAY, nhưng ông lại không biết rằng trường phái ngôn ngữ này xuất thân từ CÁC NHÓM LỢI ÍCH, ví dụ, khi bị SÁT NHẬP (tôi không dùng SÁP) thì đòi hỏi phải có VÀ (Bộ Giáo dục VÀ Đào tạo; Bộ Kế hoạch VÀ Đầu tư; Bộ Nông nghiệp VÀ Phát triển nông thôn…), rồi chữ VÀ này lại len lỏi vào các chủng loại bào chí, cho nên, trong mỗi số báo thì số bài viết về chuyên ngành của mình thì ít hoặc không có nhưng lại loạn xà ngầu các bài viết về những thứ do chữ VÀ kéo theo, khi tách rời thì cũng đòi hỏi phải công bằng (Bắc Từ Liêm – Nam Từ Liêm). Cho nên cần phải khẳng định rằng TIẾNG VIỆT được sinh ra từ các nhóm lợi ích là thứ TIẾNG VIỆT ĐỂU!!!
    2. Từ lâu nay dân Việt và cả dân thế giới đều dùng và lựa chọn ngôn từ thích hợp được hình thành TRONG QUÁ TRÌNH SINH NGỮ TỬ TẾ, ví dụ chỉ có Tả Thanh Oai hoặc chỉ có Sudan và Nam Sudan mà thôi!!!

    • Hề… hề…, bổ sung, khi tách huyện Từ Liêm ra làm hai để thành lập hai quận, tiếc thay, do vì đi theo tiếng Việt MẤT DẠY nên hai quận có tên là BẮC TỪ LIÊM và NAM TỪ LIÊM, còn nếu, là tiếng Việt tử tế thì chỉ là TỪ LIÊM và NAM TỪ LIÊM mà thôi (Nói thêm: riêng cái tên BẮC TỪ LIÊM đã làm cho nhà nước và nhân dân tốn khá nhiều tiền để làm lại giấy tờ, biểu hiệu…). Ông Nguyễn Thông có hiểu vì sao vậy không!!?

  5. Trong Nam, hồi còn bé thì nơi đâu cũng dịch CCCP = cục cứt chó phốc
    Hồi đó đán cán ngố thường rất tự hào khi sắm được đạp, đổng, đài cho dù là của LX hoặc TC. Bây giờ chúng khôn ra nhiều rồi, toàn xài thứ khủng nhờ mồ hôi nước mắt dân đen.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây