Đỗ Kim Thêm
21-4-2024
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine.
Giờ đây tình thế thay đổi. Chiều thứ Bảy 20-4-2024, lưỡng đảng trong Hạ viện Mỹ bỏ phiếu với 311 phiếu thuận, 112 phiếu chống, thông qua gói viện trợ lên đến 95 tỷ đô la Mỹ, trong đó phần lớn dành cho Ukraine với 61 tỷ đô la; Israel 26 tỷ và 8 tỷ dành cho Ấn Độ Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan.
Hiện dự luật này đang chờ Thượng viện bỏ phiếu, trước khi Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Nhưng triển vọng được coi như chắc chắn, sớm nhất vào thứ Ba tuần tới sẽ được tổng thống Biden ký.
Các dân biểu phản đối viện trợ cho Ukraine
Sau cuộc bỏ phiếu kết thúc trong phiên họp khoáng đại, một số dân biểu vỗ tay hoan hô và một số khác vẫy cờ Ukraine và hét lên “Ukraine, Ukraine”; thế nhưng cũng có nhiều đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật viện trợ cho Ukraine, nhưng họ không thể ngăn việc thông qua dự luật, với sự giúp đỡ của đảng Dân chủ Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Kết quả bỏ phiếu này có thể khiến cho Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, thuộc đảng Cộng hòa, mất chức. Hiện có ba dân biểu Cộng Hòa cực hữu đề nghị truất phế Johnson, gồm: Dân biểu Paul Gosar (Arizona), Marjorie Taylor Greene (Georgia) và Thomas Massie (Kentucky). Các đảng viên Cộng hòa rất cứng rắn trong việc vận động ông Johnson từ chức, nhưng ông bác bỏ. Ngoài ra, một số dân biểu Cộng hòa khác còn trung thành với cựu Tổng thống Donald Trump cũng luôn phản đối việc viện trợ cho Ukraine.
Kể từ khi quân Nga đưa quân xâm lược lãnh thổ Ukraine hồi tháng 2 năm 2022, Mỹ được coi là đồng minh quan trọng nhất của Ukraine; Mỹ đã gần 45 tỷ đô la (42,2 tỷ Euro) quân viện cho Kiev. Theo chính phủ Mỹ, ngân khoản được chuẩn chi cho Ukraine nay đã cạn kiệt. Chủ tịch Ủy ban Liên Âu Ursula von der Leyen nhiều lần thúc giục Mỹ giải toả quân viện cho Ukraine mà trước đây đã bị phong tỏa.
Zelensky cảm ơn Hạ viện Mỹ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảm ơn Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ, giúp nước ông chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Ông bày tỏ lòng biết ơn đối với hai đảng và cá nhân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, “vì quyết định giữ cho lịch sử đi đúng hướng“.
Ngay sau cuộc bỏ phiếu tối thứ Bảy, Tổng thống Zelensky tuyên bố trên mạng xã hội X (tức Twitter): “Dân chủ và tự do sẽ luôn có ý nghĩa toàn cầu và sẽ không bao giờ thất bại cho đến khi nào nước Mỹ còn giúp để bảo vệ. Chúng tôi hy vọng rằng các dự luật sẽ nhận được sự ủng hộ tại Thượng viện và đệ trình đến Tổng thống Biden. Cảm ơn nước Mỹ!”
Ông Zelensky nói thêm: “Dự luật viện trợ của Hoa Kỳ được Hạ viện thông qua hôm nay sẽ ngăn chặn chiến tranh mở rộng, cứu sống hàng ngàn sinh mạng và giúp cho cả hai quốc gia của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Chỉ có nền hòa bình trong công lý và an ninh mới có thể đạt được thông qua sức mạnh”.
Quỹ viện trợ cho phòng không Israel và Đài Loan
Viện trợ cho Israel với tổng trị giá 13 tỷ đô la cũng được Hạ viện Mỹ thông qua với 366 phiếu thuận, 58 phiếu chống. Một dự luật về tiền viện trợ cho Israel được đệ trình hồi tháng 2, ban đầu bị từ chối vì viện trợ chỉ nhằm riêng vào nước này. Ngân khoản chủ yếu sẽ được sử dụng để tăng cường hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) của Israel.
Sau cùng, Hạ Viện bỏ phiếu với 385 phiếu thuận, 34 phiếu chống, thông qua dự luật Hỗ Trợ An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trị giá 8 tỷ, trong đó có việc tài trợ cho Đài Loan mua tàu ngầm.
Bỏ phiếu về lệnh cấm TikTok
Hạ viện Hoa Kỳ cũng nỗ lực ban hành lệnh cấm đối với mạng xã hội TikTok. Hôm thứ Bảy 20-4-2024, Quốc hội đưa ra tối hậu thư cho TikTok, về việc phải tách ra khỏi doanh nghiệp mẹ ByteDance ở Trung Quốc. Ứng dụng video đặc biệt phổ biến trong giới trẻ này bị nghi ngờ là, nó cho phép Bắc Kinh theo dõi và thao túng 170 triệu người dùng TikTok ở Mỹ. Doanh nghiệp bác bỏ cáo buộc này.
Theo quyết định, nếu TikTok không tuân theo yêu cầu, ứng dụng này sẽ bị cấm trên các cửa hàng của Apple và Google ở Mỹ. Tuy nhiên, để tối hậu thư có hiệu lực, Thượng viện phải phê chuẩn.
Hạ viện đã thông qua dự luật tương tự hồi tháng 3, nhưng sau đó đã bị kẹt tại Thượng viện. Sáng kiến chống lại TikTok xuất phát từ các lo ngại về việc bảo vệ dữ liệu: ByteDance bị nghi ngờ là tạo điều kiện cho đảng Cộng sản Trung Quốc được quyền truy cập dữ liệu của người dùng. TikTok đã phản ứng ngay sau cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hoa Kỳ và giải thích rằng, lệnh cấm sẽ hạn chế “quyền tự do ngôn luận” của 170 triệu người Mỹ.
Phản ứng quốc tế
Đức: Ngoại trưởng Cộng hoà Liên bang Đức Annalena Baerbock (Đảng Xanh) hoan nghênh việc Hạ viện Mỹ thông qua ngân khoản viện trợ mới cho Ukraine. Bộ trưởng viết trên mạng xã hội X: “Một trở ngại lớn đối với viện trợ Mỹ cho Ukraine nay đã được vượt qua. Nhịp tim của những người ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine đang đập trở lại”.
Ngoại trưởng Baerbock nhấn mạnh rằng, Mỹ và châu Âu “cùng đứng về phía tự do – chống lại cuộc chiến tranh khủng bố của Putin. Hôm nay là ngày mang lại niềm tin cho Ukraine và an ninh của châu Âu”.
Theo Đảng Liên minh CDU/CSU, Mỹ báo một tín hiệu mạnh mẽ và nhìn thấy rằng hiện nay đã đến lượt chính phủ liên bang Đức hành động.
Thorsten Frei, Đại diện nhóm nghị sĩ CDU/CSU tại Quốc hội Đức, nói: “Hôm nay có thể là một bước ngoặt. Gói viện trợ mới trị giá 61 tỷ đô la Mỹ sẽ không chỉ cấp viện cho quân đội Ukraine những nguồn lực mà họ đang vô cùng chờ đợi. Gói này mang lại hy vọng cho người dân rằng sự kiên định và tự tin của họ sẽ được đền đáp. Muộn nhưng không quá muộn, Mỹ đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương”.
Jürgen Hardt, người phát ngôn về chính sách đối ngoại của Liên minh CDU/CSU, kêu gọi chính phủ liên bang phải tính đến những hậu quả: “Đối với chúng tôi ở Đức, quyết định này của Mỹ là một bước tiến để chúng ta tăng cường viện trợ cho Ukraine và cung cấp thêm hệ thống vũ khí – đặc biệt là tên lửa loại Marschflugkörper. Chúng ta phải giúp đỡ và hy vọng rằng Ukraine sẽ chấm dứt chủ nghĩa đế quốc của Putin. Nếu không, sớm hay muộn chính chúng ta cũng sẽ bị thử thách”.
NATO: Phá hủy khả năng chiến đấu của Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng ca ngợi cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Mỹ. Ông giải thích: “Ukraine đang sử dụng vũ khí do các đồng minh NATO cung cấp để tiêu diệt khả năng chiến đấu của Nga. Điều đó giúp cho tất cả chúng ta ở châu Âu và Bắc Mỹ an toàn hơn”.
Stoltenberg coi việc thông qua luật này là một dấu hiệu cho thấy lưỡng đảng Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Hiện nay, ông đang khuyến khích Thượng viện nên nhanh chóng hành động để đệ trình dự luật cho Tổng thống Joe Biden. Ông nói tiếp: “Sự gia tăng viện trợ đáng kể này sẽ bổ sung cho hàng chục tỷ đô la mà các đồng minh châu Âu cung cấp cho Ukraine”.
Latvia, Estonia, Lithuania: Quân viện thúc đẩy an ninh châu Âu
Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs viết trên mạng xã hội X: “Một ngày tuyệt vời cho thế giới tự do, một ngày tuyệt vời cho Ukraine. Cuộc bỏ phiếu này thúc đẩy cho an ninh châu Âu và khu vực Euro-Atlantic”.
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas mô tả việc phê duyệt này là một “quyết định đúng đắn và quan trọng. Tôi hy vọng cuộc bỏ phiếu này sẽ khuyến khích tất cả các đồng minh xem lại quan điểm của họ và làm nhiều hơn nữa”.
Gitanas Nausėda, nhà lãnh đạo nước Lithuania nhấn mạnh: “Đây là một bước tiến lớn hướng tới chiến thắng và tất cả các đồng minh nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Sự hỗ trợ và gắn kết của phương Tây ngày nay rất quan trọng”.
Anh: Một bước tiến
Ngoại trưởng Anh, David Cameron gọi cuộc bỏ phiếu là một bước tiến quan trọng. Cameron viết trên X rằng, nếu Tổng thống Nga nghi ngờ quyết tâm của phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine, điều đó sẽ cho ông ta thấy rằng “ý chí chung của chúng ta không bị phá vỡ. Với sự hỗ trợ, Ukraine có thể và sẽ chiến thắng“.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Grant Shapps nói về “thời điểm quan trọng trong cuộc chiến vì tự do”. Thế giới tự do sát cánh cùng nhau và mạnh mẽ ngay cả khi đối mặt với chế độ chuyên chế và chiến tranh.
Tổng thống Biden: Thượng viện phải hành động nhanh chóng
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Thượng viện hành động nhanh chóng và sẽ ký ngay sau khi dự luật được Thượng viện thông qua. “Ở bước ngoặt quan trọng này, họ đã cùng nhau đáp lại tiếng gọi của lịch sử”, ông Biden viết về việc các dân biểu Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ viện trợ và cảm ơn họ.
Moscow: Quân viện làm cho nhiều người Ukraine thiệt mạng hơn.
Theo hãng thông tấn Tass của nhà nước Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Viện trợ sẽ tiếp tục đẩy Ukraine đến sự hủy diệt. Quyết định viện trợ cho Ukraine đã được mong đợi và dự đoán trước. Nó sẽ tiếp tục làm cho nước Mỹ giàu hơn, hủy hoại Ukraine hơn và dẫn đến nhiều người Ukraine thiệt mạng hơn”.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc Kiev rằng, muốn chiến đấu với sự giúp đỡ của phương Tây cho đến khi không còn người Ukraine nào. Họ cho rằng viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine làm cho cuộc chiến kéo dài hơn.
Vậy mà còn nhiều kẻ ủng hộ Trump và đám Cộng hòa MAGA, không muốn viện trợ cho Ukraine, để mặc Putin làm mưa làm gió. Những kẻ đó lại lên tiếng chửi Ngay và Putin kkkk…
Hề… hề…
1. Từ đầu năm 2024, Ukraine đã bắt đầu tập “cai” viện trợ nước ngoài: Lập phòng thủ chống lấn chiếm, giết càng nhiều quân địch đánh theo chiến thuật biển người càng nhiều càng tốt, đồng thời tự chế tạo được nhiều vũ khí tầm xa để đánh vào các cơ sở đầu não và hậu cần của bọn xâm lược. Kết quả là trước khi có sự ủng hộ nhất quán từ Liên minh Châu Âu và Hạ viện Mỹ phê chuẩn viện trợ thì Ukraine vẫn đánh đều vào những nơi hiểm yếu và hàng ngày biến gần 1000 kẻ địch thành phân bón, đều đều như vậy!
2. Vấn đề là, phương Tây còn quá nhiều chính trị gia hành nghề bằng LỖ MỒM (LỖ TRÔN) quá, họ tự coi mình là NƯỚC LỚN: Đấu tranh phe đảng với nhau hoặc coi mọi thoả thuận của mình với bọn LỢN NGA về Ukraine đều sao cho có lợi cho phe đảng của mình nhất mà không hề quan tâm tới sự sống chết của người dân, binh lính và an nguy của Ukraine ra sao. (Nước Mỹ chẳng hạn, sự viện trợ cho Ukraine phải gắn liền với chuyện biên giới, nhùng nhằng suốt 6 tháng trời mới được thông qua chỉ vì một số nghị viên Cộng hoà lên cơn tức vì bọn LỢN NGA ám chỉ việc Mỹ chỉ đạo Ukraine thuê bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan gây ra vụ khủng bố ở Moscow. Hoặc như nước Pháp chẳng hạn, lúc thì ẽo ợt “không nên làm nhục Nga..”, lúc thì hùng hổ “sẵn sàng đưa quân tới giúp Ukraine” nhưng cho đến bây giờ thì quân viện của Pháp cho Ukraine thì xếp vào hạng bét nhất!!).
Bổ sung: Các nước đầu tầu trong NATO và Liên minh châu Âu như Đức, Pháp, Ý…, luôn vẽ ra các mối nguy về nước Nga, về biến đổi khí hậu… để móc túi ANH CẢ MỸ, trong khi chính họ TRỐN TRÁNH NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (không bao giờ chi đủ 2 phần trăm thu nhập quốc dân vào quỹ quốc phòng của NATO). Mặt khác chính họ vẫn coi Ukraine chỉ là vùng đệm (nếu kéo được họ theo mình, với tư cách là chư hầu, thì càng tốt) để mặc cả các thứ với Nga, vì thế, thái độ của các nước này, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, đối với Ukraine là cực kỳ khốn nạn, chỉ đến khi họ thấy Ukraine đoàn kết và kiên cường chống trả xâm lược, hình thành dân tộc thì lúc đó họ mới tỉnh ngộ. Vậy đấy!!!
Kỳ này tớ nhứt quyết bỏ phiếu cho Tổng thống Trump, để gột bỏ mặc cảm kém iu nước