30-3-2024
[Bài đầu tiên của mục Sạn chữ xin bắt đầu từ “sạn” trong sách giáo khoa Tiểu học, cấp học quan trọng và đặt nền móng cơ sở cho việc sử dụng tiếng Việt của mọi người Việt].
Trong sách giáo khoa cấp Tiểu học, tôi lấy làm ngạc nhiên về cách viết các loại dấu câu. Trừ dấu chấm (.), dấu phẩy (,) và dấu ba chấm (…) là viết sát vào chữ liền trước, còn các dấu còn lại như dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu hai chấm(:), dấu chấm phẩy (;) đều viết tách ra. Nếu là viết trên máy tính thì nó tương ứng với một lần gõ phím spacebar. Xin xem hình, chụp bài đầu tiên trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai, Nxb Giáo Dục, 2021.
Tất cả các sách Tiểu học mà hiện nay đang còn được áp dụng cho lớp 5 đều thống nhất cách viết dấu câu như đã nêu trên, chứ không phải chỉ riêng môn Tiếng Việt. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, khi lên cấp THCS thì tất cả các sách giáo khoa lại đồng loạt thay đổi: dấu câu được viết sát vào chữ liền trước.
Như chúng ta biết, dấu câu trong văn bản luôn phải được viết sát vào chữ liền trước. Nếu như trên đây là quy tắc mới để từ đó toàn bộ các văn bản tiếng Việt đều được được thay đổi cách viết dấu câu thì còn hiểu được, nhưng đằng này nó lại chỉ áp dụng cho cấp Tiểu học, và sau đó thì không dùng lại nữa.
Còn nữa, tất cả các sách của mọi môn học thuộc bộ sách này đều viết như thế, nhưng sang bộ sách của Chương trình mới (2018) thì lại đồng loạt bỏ đi quy tắc ấy. Lý do nào đằng sau việc quyết định áp dụng và không áp dụng những quy tắc viết dấu câu này ở các cấp học và các bộ sách khác nhau?
Rõ ràng, cách viết dấu câu của bộ sách Tiểu học này vừa sai, vừa thiếu thống nhất và gây khó khăn cho việc dạy và học. Cách viết này không những sai với quy tắc của văn bản tiếng Việt mà còn xa lạ với “thông lệ quốc tế” khi chúng ta thấy các văn bản tiếng Anh cũng không viết như thế.
Tiểu học là cấp học đầu tiên, dạy những kiến thức cơ bản nhất, giúp học sinh làm quen và bắt đầu biết viết tiếng Việt. Nhưng nếu ngay từ đầu đã bị dạy sai/ dạy tùy tiện một cách có hệ thống thì sau này việc sửa chữa sẽ rất vất vả; học sinh cũng không biết thế nào là đúng, thế nào là sai, và sai đúng dựa trên tiêu chuẩn nào.
Các tác giả của bộ sách giáo khoa Tiểu học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo Dục và các bên liên quan phải có trách nhiệm trả lời câu hỏi ‘Vì sao lại có cách viết dấu câu khác lạ như vậy?’. Một thực tế đã tồn tại hàng chục năm và ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu học trò trên cả nước, ai phải chịu trách nhiệm về việc này?
Hiện nay, khi đọc báo, và nhất là mạng xã hội, chúng ta luôn có thể bắt gặp cách viết dấu câu một cách tùy tiện như thế (bị cách ra khỏi chữ liền trước, thậm chí là viết sát vào chữ liền sau). Phải chăng, do sách giáo khoa và cách dạy viết các loại dấu câu trong nhà trường một cách không đúng chuẩn mực và thiếu nhất quán đó đã góp phần tạo ra tình trạng này?
* Chúng tôi quyết định đổi cái tên đã dự kiến là “Nhặt sạn trên báo” thành “Sạn chữ” để có thể đề cập đến một phạm vi xuất bản phẩm rộng hơn, thay vì chỉ trên lĩnh vực báo chí.
Trước hết, mình tán thành cách phát hiện vấn đề rất tinh tế của tác giả TH ( vì gần như không mấy ai để ý đến chuyện này ) . Bạn để ý nhé, mình vừa bỏ dấu chấm sau ngoặc đơn đúng một spacebar như bạn nói .
Mình học tiểu học hồi năm 19. . .mấy mươi ( của thể kỷ trước ) cũng không nhớ rõ . Lúc ấy, chưa bao giờ nghe thầy cô nào chỉ dẫn phải bỏ các dấu mà bạn vừa dẫn ra ở trên sát iền chữ trước, hay là cách một khoảng nhỏ ( spacebar – tạm gọi là “dấu cách” theo kiểu vi tính ) .
Giờ, theo cách phát hiện , mà bạn cho là sai hay không thống nhất , sẽ có mấy trường hợp thế này :
1/ Khi cô giáo tiểu học viết bài trên bảng cho học sinh chép, cô giáo có bao giờ nhắc HS rằng, phải bỏ dấu cho đúng khoảng cách ( như bạn TH nói ) các em nhé . Mình quả quyết, không bao giờ !
2/ Khi viết thư tay, người viết cũng không bao giờ chú ý đến chuyện bỏ các dấu ( mà bạn TH kể trên ) gần hay xa chữ liền phía trước . Lấy gì để đo khoảng cách gần hay gần gần hay xa ? !
3/ Riêng mình viết tay hay đánh vi tính cũng bỏ dấu phía sau, chữ liền trước, một khoảng cách để dấu mình muốn thể hiện ( hỏi hoặc cảm thán hoặc lửng lơ chưa hết ý. . .) được RÕ RÀNG , không bị nhìn lầm hay hiểu lầm . Thế thôi ! nghĩa là việc đặt dấu có mục đích chứ không hoàn toàn cảm tính .
4/ Trong lúc đánh vi tính, nhiều khi vô tình chạm tay, thanh spacebar nhảy luôn hai khoảng cách, có người chịu khó thì dồn lại, có người vẫn để luôn , cũng chả sao !
Còn việc bỏ dấu đúng cách hay sai cách , như bạn TH đã viết , hãy để các nhà soạn sách có ý kiến của mình
Chúng đâu cần biết trẻ đến trường học được những gì để thành người trưởng thành cho bản thân và cho xã hội, chúng chỉ cần thu tiền bẩn nuôi béo nhau, vỗ ngực xung danh đảng, và nô lệ hoá trí óc trẻ thơ nhằm lợi dụng sau này.