Không có bầu không khí tự do, sẽ không có một nền Phật học sáng chói

Song Chi

26-11-2023

Giây phút Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (ở giữa) được trả tự do vào năm 1998 cùng với các Hoà thượng Thích Phước An, Thích Phước Viên. Ảnh trên mạng

Sau khi đất nước chia đôi, Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975 trầm lắng hẳn vì bị kiểm soát, khống chế, đàn áp. Ông Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam tham gia vào việc thống nhất Phật giáo Việt Nam, năm 1990 ông ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến, từng viết trong thiên hồi ký “Hồ sơ thống nhất phật giáo”: “Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đã đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một báo cáo cụ, hai báo cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc, Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi. Đó là mối nguy lớn, chứ không phải thành công của tôn giáo vận.

Cán-bộ tôn giáo vận ở trung ương và các tỉnh miền Bắc văn hóa thấp kém, chính trị non nớt, nghiệp vụ chuyên môn giáo điều cũ kỹ và tổ chức bộ máy tôn giáo vận xộc xệch quê mùa. Như vậy làm sao đói ứng nổi với bộ máy hiện đại của các tôn giáo ở miền Nam. Cho nên rốt cuộc chỉ áp-dụng “chuyên-chính vô-sản”. (hết trích)

Trong khi đó, nhìn lại giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam, không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của báo chí, văn học nghệ thuật, triết học và Phật học. Riêng trong lĩnh vực triết học và Phật học, ở miền Nam thời bấy giờ có bao nhiêu tờ báo, tạp chí, tập san nghiên cứu Phật học. Các tuần san Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Đuốc Tuệ, Đại Từ Bi, các nguyện san Vạn Hạnh, Giữ Thơm, Quê Mẹ, Liên Hoa, Từ Quang, tập san nghiên cứu Tư Tường, nhật báo Chánh Đạo, Đất Tổ…

Giai đoạn này, chính triết lý sâu sắc của giáo pháp nhà Phật đã thu hút hàng loạt học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, văn nghệ sĩ… đến với báo chí Phật giáo. Nhiều vị Hòa thượng, Đại đức, cư sĩ, học giả có trình độ học vấn uyên thâm như Hòa thượng Thích Tâm Châu, hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu, hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hòa thượng Thích Thiện Minh, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, thiền sư Nhất Hạnh, nhà thơ, triết gia, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện, học giả Nguyễn Đăng Thục, Dương Thiệu Tống, Lê Tôn Nghiêm v.v…

Rồi trường đại học Vạn Hạnh – đây là viện đại học tư thục Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam – quy tụ nhiều tinh hoa trí tuệ thuộc hàng uyên bác nhất của miền Nam với một thư viện sách đồ sộ, trong đó có nhiều bộ sách bách khoa và tự điển của nhiều ngôn ngữ, sách thuộc các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn hóa, văn học…, cập nhật những dòng/xu hướng tư tưởng mới nhất của thời đại… Tóm lại, vô cùng phong phú, hiện đại, tự do.

Không có bầu không khí tự do đó, sẽ không có một nền Phật học sáng chói với những học giả, những bậc chân tu có trí tuệ, kiến thức, phẩm hạnh hơn người mà thầy Thích Tuệ Sỹ là một ví dụ nổi bật.

Còn bây giờ thì Phật giáo Việt Nam vừa bị chính trị hóa, vừa bị thương mại hóa, nên biến tướng, tha hóa rất nhiều. Thậm chí “kinh doanh chùa” còn là một thứ “nghề” ăn nên làm ra. Chùa được xây nhiều, có những ngôi chùa to “khủng”, tọa lạc trên những địa thế đẹp, nổi bật, kiến trúc hoành tráng mà để xây dựng cần quỹ đất rất lớn, kể cả san rừng bạt núi, người dân đi chùa đông như trẩy hội nhưng Phật pháp suy tàn, đủ thứ trò mê tín dị đoan, sư nhiều mà bậc chân tu thì vô cũng hiếm…

Chính vì vậy mà sự ra đi của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ càng để lại một khoảng trống khó bù đắp và nỗi lo âu cho vận mệnh, tương lai của Phật giáo Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cũng chỉ là than thở, hoài niệm viễn vông…
    Trong dòng thác lũ cứ mơ nước trong: vô ích, làm mất công thêm chữ tội nghiệp.


  2. Thiền Sư là Niềm Tin – Quốc Sư là Hy Vọng của Dân Việt và Quốc giáo vào Thời Quốc nạn và Pháp nạn

    https://i0.wp.com/thuvienphatviet.com/wp-content/uploads/2021/02/TueSy-12.jpg?w=800&ssl=1

    Ma tăng quỷ đỏ hàng chục triệu
    Côn an cạo trọc phá nát tiêu điều
    Chùa chiền trong Nước ra Hải ngoại
    Đạo đức Cửa Phật suy sụp vẹo siêu
    Phá toang Quốc giáo Thời Pháp nạn
    Thiền Sư gầy Sức mạnh vô biên cao siêu
    Người là Điểm tựa cho bừng Sống lại
    Gần Thế kỷ Đất Nước bao khê nhiêu

    https://i0.wp.com/thuvienphatviet.com/wp-content/uploads/2023/11/ht-tue-sy-1.jpg?resize=768%2C463&ssl=1

    Quốc Sư đánh thức Tình tự Dân tộc
    Hoa Sen trong Dục hải cuốn Thủy triều
    Xin Công giáo cùng Cao đài Hòa Hảo
    Đồng hành Phật giáo cùng khử độc chiêu
    Kẻ thù truyền kiếp đánh Ta tử huyệt
    Liên Tôn giúp Quê Hương thoát hủy thiêu
    Giúp Mẹ Việt Nam suốt đời gánh nặng
    Tổ Quốc vực dậy Bình minh lên Quốc thiều…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. Họ đã từng sống dưới sự tự do nhưng họ làm tất cả để phá nát, bây giờ đừng xạo l*n nữa mà hãy mở mắt ra nhìn kỹ bạn của quý vị là ai, bỏ người bạn vàng chơi với người bạn đỏ và bị nó dày cho đến tan nát. Vẫn thói trả treo và đổ thừa.
    * còm này không dùng để nói về bài viết của Song Chi

  4. Cho tớ được phủ định sạch trơn bài này của Song Chi

    – Níu nói dưới ách đô hộ của Mỹ-Ngụy là “tự do”, chắc cái “tự do” này hết còn được hiểu theo nghĩa thông thường nữa . Nhà văn hóa Nguyên Ngọc nhận định Cao Huy Thuần “chống độc tài”, vậy cái “độc tài” mà Cao Huy Thuần chống là cái gì ? Rùi trích lời trí thức Đặng Văn Ngữ do Giáo Sư Tương Lai trích lại, thì dân tộc TA -đa số, nói cho rõ- đã đánh Mỹ đuổi Ngụy để giành lại dân chủ cho đất nước . Then, methink cái của khỉ dưới thời Ngụy neither tự do nor dân chủ . Thử hỏi nếu cái xã hội thời Ngụy là “dân chủ” hay “tự do”, then why the Phúc dân tộc TA, gồm toàn những người như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cao Huy Thuần, Phạm Toàn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Ngọc, Kim Chi, Nguyễn Đình Bể, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Huỳnh Minh Siêng, Lê Hiếu Đằng, Thích Trí Quang, Lê Anh Xuân, Nguyễn Ngọc Giao, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân … đều 1 lòng sắt son chống lại nó ? Nguyễn Tuân viết “Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi”, đọc ổng cằn nhằn vì bị kiểm duyệt thấy thiệt tình … Bao giờ mới tới ngày xưa!

    – OK, cứ tạm-cho thời Ngụy là “tự do” -hahahaha, take a load of that xít!- đi, có thật sự Phật giáo sẽ phát triển hông, hay lại lòi ra mấy trự như Trí Quang, hổng thích làm Richelieu, nhưng thích đi theo cách mạng để lật đổ cái-con-cá-sặc-gọi-là “tự do” đó ? Trên này cũng có người nói phải như Đảng mà dễ dàng như Ngụy ngày xưa thì đã bị lật đổ gòi

    – Theres no guarantee níu bi giờ cho “tự do” thì Phật giáo sẽ phát triển 1 cách lành mạnh . Ngay cả hiện giờ, văn bản chánh pháp đầy ra đấy, nhưng mỗi người hiểu 1 kiểu . Và ngay cả “hiểu”, nhưng hổng có hành . Nam mô a di bị rút ngắn đi thành Nazi đà Phật . Hôm nay viết về Phật pháp, ngày mai viết sặc mùi Vinazi. Cho “tự do”, chữ Phạn sẽ bị nghiêng liền tù tì .

    – Nói chung cứ vầy là tốt lém gòi . Phù hợp với dân trí mình hiện nay . Dân trong nước cũng đừng có đứng núi này trông qua Mỹ nữa, đek thấy con cá sặc gì đâu . Phạm Đamn Trang còn phải kiểm duyệt OTPOR thành OCBOR cho phù hợp với tình hình rất là tình hình ở Việt Nam . Cứ tư tưởng Phan Chu Trinh định hướng tư tưởng Hồ Chí Minh mà theo thui . Sợ chỉ đánh trống bỏ dùi thì xôi hỏng bỏng không . Dân các bác là chúa nhỡ tàu .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây