25-11-2023
Có một vị chân tu với thân hình gầy gò, khắc khổ nhưng đôi mắt sáng tinh anh. Đôi mắt của ngài như nhìn thấu suốt những điều sâu xa nhất, sâu thẳm nhất của Triết học Phật Giáo. Học giả Đào Duy Anh đã từng cho rằng ngài là viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam. Ngài là vị Thiền sư thông tuệ Phật học. Ngài còn là người thấu hiểu tận cùng Triết học Đông Tây. Ngài lại là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực. Những vần thơ của ngài vang lên trong cõi tịch mịch của đất trời, trong nhiễu nhương ly loạn.
Thi sĩ khinh bạc Bùi Giáng, từng thốt lên: “Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ ‘Không đề’ của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn”.
Ngài là một người Việt Nam với đầy đủ tính cách tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những tính cách đã bị mai một trong thế hệ này vì những biến thiên của lịch sử.
Ngài cũng là một anh hùng trải qua những thăng trầm của thời thế, mang bản án tử hình, là một chiến binh quả cảm bền gan chiến đấu với bệnh tật suốt tám năm ròng khi mang trong người bạo bệnh như cư sĩ Quảng Diệu Trần Bảo Toàn đã viết.
Phạm Công Thiện, kẻ kiêu ngạo với tất cả đã cho rằng ngài là “Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt nam hiện nay”.
Những năm học ở Đại học Vạn Hạnh, tuy không thường xuyên được gặp ngài, nhưng tri thức bát ngát của ngài luôn là niềm kính nể và tự hào của những sinh viên Vạn Hạnh. Sau này đọc Tô Đông Pha, những phương trời viễn mộng do ngài viết, bắt gặp câu :”Đó là tình thơ trong cuộc thơ và cõi thơ; không quyết là của Đông Pha hay không là của Đông Pha. Nhưng người chơi thơ, mở cuộc giao tình với cuộc thơ, ban đầu chỉ như đi tìm một cõi mộng đơn sơ; rồi đột ngột, và sững sờ, cảm khái như một mối sầu cô lữ, thấy mình lưu lạc ở một phương trời đọa đày viễn mộng“.
Lại thêm: “Thơ không là ẩn ngữ. Trong cuộc giao tình vừa khởi sự, cuộc thơ cũng phơi bày lồ lộ những nét thanh kỳ tú lệ; cũng lãng đãng như màn trăng trong những giọt sương lóng lánh; cũng tươi như nụ hồng vừa chớm nở; cũng trong ngọc trắng ngà như băng tuyết; và cũng trơ vơ như chiếc sao Hôm trong buổi hoàng hôn, tư lự như sao Mai giữa trời khuya ngất tạnh. Vậy, những cái đó không là ẩn ước hay ẩn mật; mà chính là những tâm tình được thổ lộ phơi trần, hoặc bằng lân la nay khóm trúc mai chồi lan; hoặc đột ngột như gió dục mây Tần. Tâm tình đã thổ lộ, thì cuộc giao tình thắm thiết mở ra. Bấy giờ mới là lúc:
Vén thanh sắc đổ mù khơi về đối diện
Cuộc ân tình lơi lả vội chia phôi
Trăng nằm xuống ruỗi dài hai bến hẹn
Một dòng sông vồn vã động chân trời”
Bỗng rùng mình mà đốn ngộ về thơ.
Ngài là Đại lão Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ với những tác phẩm sâu sắc về Triết học, những vần thơ của người thi sĩ với nguồn thơ lai láng, phi phàm và những gian truân mà ngài đã phải trải qua trong cõi trầm luân của lịch sử.
Ngài vừa viên tịch sau 81 năm trụ thế. Một ngôi sao sáng vừa tắt, một Thiền sư đã bay về cùng mây, một nhà thơ đã cuốn theo cơn gió. Nhưng ngài vẫn còn đây, bên bờ lau trắng của buổi hoàng hôn nhiều khổ nạn. Đôi mắt tinh anh của ngài vừa khép lại nhưng vẫn cho ta vẫn thấy được những tư tưởng của ngài để lại cho chúng ta. Xin chắp tay bái vọng ngài.
TÁC GIẢ: L T V
Năm 1926 đám tang cụ Phan Châu Trinh ở SG với hàng trăm ngàn người đưa tang trở thành đám tang đường phố lớn nhất từ trước cho đến tận hôm nay dành cho một sĩ phu yêu nước ?❤️???
Và ngày 24.11.2023 đã đi vào lịch sử của mạng xã hội VN với đám tang mạng lớn nhất từ trước đến nay dành cho một người con của Nước Việt.???❤️?
Tràn ngập mạng xã hội là hình ảnh thầy Tuệ Sỹ cùng những lời cảm phục, tôn vinh, tiếc thương thầy của cộng đồng mạng Việc Dân ???❤️?
Các nhà nghiên cứu chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hoá chính thống của đảng và nhà nước liệu có đặt câu hỏi; vì sao lại có hiện tượng chưa từng có trong lịch sử cộng đồng mạng Việc Dân này??
Một con người ra đi sao lại để quá nhiều tiếc thương của Dân tộc đến vậy trên cộng đồng mạng????❤️?
Tại sao nhiều nhà lãnh đạo của chính đảng, của nhà nước hiện nay ra đi lại không hề và không thể có được sự đồng cảm tiếc thương như vậy? Thậm chí có không ít vị sự ra đi của họ lại là sự thở phào nhẹ gánh Dân.?
Tại sao??
Một khi dám hỏi, biết hỏi và dám nhận ra sự thật, biết nhận ra sự thật- sẽ là minh chứng cần thiết của sự trưởng thành.?
Xin chia tay thầy, thưa thầy Phạm Văn Thương- Tuệ Sỹ ???❤️?
Tên của thầy là Thương- vâng cũng bởi một chữ Thương thôi mà thầy cả 79 mùa trọn vẹn xuân hạ thu đông đều rực lên ánh sáng Dâng hiến: Thương Dân ???❤️?
Thôi, thầy bình an lên đường nhé, còn lại mãi
bao câu thơ rút tơ Thương của thầy ???❤️?
CON CHIM ẨN SĨ QUA VƯỜN
LÀM RƠI CHIẾC BÓNG BÊN SƯỜN NƯỚC TRONG
HỠI AI LẴNG LẶNG GIỮA DÒNG
MÀ NGHE NỬA CÓ NỬA KHÔNG BÀNG HOÀNG ???❤️?
và:
NGƯỜI CÓ BIẾT MẶT TRỜI KIA SẼ TẮT
TA YÊU NGƯỜI BẰNG VẾT RẠN THỜI GIAN ???❤️?
và:
RỒI TRƯỚC MẮT NGỤC TÙ THÂN BÉ BỎNG
NGÓN TAY NÀO GÕ NHỊP XUỐNG RONG RÊU
RỒI NHẮM MẮT TA ĐI VÀO CÕI MỘNG
NHƯ SƯƠNG MAI NHƯ ÁNH CHỚP BAN CHIỀU ???❤️?
Viết thêm:
Thầy Tuệ Sỹ khi bị bạo bệnh, các bác sĩ hàng đầu Trung Quốc đã mời thầy qua Bắc Kinh bảo đảm chữa khỏi bệnh mà không tốn đồng nào. Thầy rất quý thời gian còn lại của mình để khát khao hoàn thành nốt những việc viết sách, dịch kinh cho đất nước, nhưng thầy đã từ chối qua Bắc Kinh chữa bệnh.❤️?
Trước khi qua đời thầy di chúc như thầy Thích Quảng Độ “được hoả táng rải tro trên Biển Đông ???❤️?
NGUỒN MẠNG
Để Tưởng niệm một Tù nhân Lương tri Lương tâm : Quốc Sư TUỆ SĨ vừa Viên tịch tại Quê Nhà Quê Hương …
***********************
https://scontent-cdg4-3.xx.fbcdn.net/v/t1.6435-9/31206488_10157615463510620_6191730140741894144_n.jpg?stp=cp0_dst-jpg_e15_p526x395_q65&_nc_cat=104&ccb=1-7&_nc_sid=7afa59&_nc_ohc=j_f1yW86bC8AX-UKMJl&_nc_ht=scontent-cdg4-3.xx&oh=00_AfAaIUuTn_AF7qDlwyiebKyIoSWS9qAcZuIoD8TXhB7HCw&oe=658A7D0F
Rồi trước mắt Ngục tù thân bé bỏng
Ngón tay nào gõ nhịp xuống rong rêu
Rồi nhắm mắt Ta đi vào cõi mộng
Như sương mai như ánh chớp ban chiều
Quốc Sư TUỆ SĨ
https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2022/09/301997452_10159122447643181_5960086172506236958_n.jpg?w=1024&h=468&crop=1
Mười bốn năm trong Hành lang Tử thần
Thiền sư vì Đạo Phật vì Nhân Dân
Thoát từ Hố thẳm Học đại “Vạn Hạnh”
Hang ổ “nằm vùng” vô luân vô thần
Từ đấy mầm Ung thư gây Pháp nạn
Tháng tư Đen sào huyệt thu đốt sách
Hàng trăm triệu cuốn cả Miền Nam
Gần Cuối Thế kỷ 20 tái hiện
Mao Xếnh Xáng nay Tần Thủy Hoàng
Đốt sách tống tù hàng vạn trại lao cải
Thượng tọa Tuệ Sĩ vì Nước vì Dân
https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/10/unnamed-2.jpg
Cùng chung Số phận tang thương Dân Việt
Qua bao nhà tù khét tiếng ác nghiệt
Xiềng xích sà lim đành thua Tinh thần
Bất khuất Phật Việt Yên Tử lưu lại
Triết lý Bao dung Ánh sáng Thiền tông
Song sắt không khép Chân mây Viễn mộng
Thiền sư vì Đạo chỉ vì Núi Sông
Vì Đời vì Dân suốt đời dâng hiến
Ánh Từ bi vào Cõi bụi Trần hồng
Quốc sư như Cánh Hạc vừa Viên tịch
Nghĩa cử Cuối: Tro trên Biển Đông…
Cùng sánh vai Chiến binh Việt ra trận
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTFNw5iKzkzLO9tCUUN3hVTtqBb0RsqGzBsVqVCLC0HBPNCN0ZrEK39cEibbYfivmm6Ss8&usqp=CAU
Như Phật Việt Đức Trần Nhân Tông
Hai lần Toàn thắng phá toang Mông Cổ
Gác kiếm về Yên Tử ngắm Sông Hồng
Ngàn Năm Đà sống Dân Việt Bất khuất
Dựng giữ Nam Hà*** Muôn đời Non Sông
Hoàng Sa – Trường Sa đón chào Sư trưởng
Quốc sư – Đại Bàng nhìn khắp Biển Đông !
Đại Đức Thích Triệu Lương Dân
cảm tác để Tưởng niệm Quốc Sư TUỆ SĨ vừa Viên tịch tại Quê Nhà Quê Hương …
Paris, 26/11/Phật lịch 2567 – Dương lịch 2023
11 giờ 10 phút giờ địa phương
*** NAM HÀ = Bài thơ NAM Quốc Sơn HÀ (Sông Núi Nước Nam) còn được gọi là bài thơ Thần được cho là của Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) chống quân Tống năm 1077
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
Thủ bút của ngài Tuệ Sỹ viết CUNG TRỜI HỘI CŨ