Từ chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

3-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Những ai ở miền Nam thời kỳ sau năm 1975, cụ thể là nửa cuối thập niên 70, gần hết thập niên 80, chắc khó quên một thành tựu công nghệ, một phát minh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: Xe chạy than. Nỗi ám ảnh của một thời.

Bây giờ tụi trẻ mỗi lần đi xa đi gần đều leo lên ô tô, mà phải ghế nệm rộng rãi, giường nằm, có tivi, máy lạnh, nước uống, khăn ướt, nhạc nhẹ… mới chịu. Xe Phương Trang, Thành Bưởi, Cúc Tùng, Thuận Thảo, Mai Linh, Hoàng Long, Hải Âu… mà không chiều khách sẽ lỗ chỏng gọng, chả ai thèm đi. Nhưng ngược về vài chục năm trước, đó chỉ là giấc mơ, điều hoang tưởng.

Sau khi đánh thắng hai đế quốc to, những người cộng sản, nhất là mấy ông kễnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười… coi trời bằng vung, tự đắc, chỉ có Việt Nam nhất thế giới, muốn gì cũng được. Họ vênh vang tuyên bố “từ nay đất nước vĩnh viễn sạch bóng quân thù” (lời hoang tưởng, kiêu ngạo cộng sản của ông Duẩn), đường lớn xã hội chủ nghĩa rộng mở thênh thang, chả mấy chốc nữa sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Ông Duẩn nói chúng ta sẽ vượt cả Nhật Bản. Đi đâu, chỗ nào cũng thấy băng rôn, khẩu hiệu về chủ nghĩa xã hội. Nếu thời chiến tranh, những câu to đùng trên tường là “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… thì bây giờ chuyển thành “Cả nước phấn đấu tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trên nóc đầu hồi tòa nhà Hỏa xa Đông Dương cũ trông ra bùng binh chợ Bến Thành, người ta kẻ câu đó mỗi chữ cao hơn mét, mắc đèn đêm đêm chiếu sáng rực, sau này có công nghệ hiện đại còn thay bằng chạy chữ điện.

Tôi đã sống trong những năm tháng dữ dội ấy, đã cố góp phần công sức nhỏ bé của mình vào đại sự nghiệp, đã chứng kiến tất cả, và mau chóng nhận ra rằng, người ta đã ngu dốt phá nát nền kinh tế miền Nam thì sự thành công của chủ nghĩa xã hội còn xa vời lắm.

Say quá nên họ làm càn, bất chấp tất cả quy luật. Không chịu nghe những lời phải trái, cứ quyết là làm. Tất cả chỉ có đúng, bởi cộng sản tự cho mình không bao giờ sai. Nền kinh tế miền Nam đang huy hoàng, phát triển vậy, chỉ vài nhát quét bằng chủ trương này nọ, họ mau chóng đưa về tầm ngang bằng miền Bắc để cùng nhau thụt lùi. Kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước độc quyền, cấm đoán tư nhân, chính sách ngăn sông cấm chợ đã kìm hãm đất nước, dân tộc này gần hai chục năm, nhưng tai hại hơn nữa là nó kéo lùi Việt Nam cả mấy chục năm so với nước khác, để bây giờ không thể nào đuổi kịp.

Hệ thống cửa hàng thương nghiệp nhà nước ban đầu sau tháng 4.1975 còn có hàng tồn kho, hàng chiếm đoạt được từ “bọn tư sản bóc lột” đem phân phối cho cán bộ công nhân viên, nhưng chỉ một thời gian ngắn, cũng hết. Các thầy cô giáo những trường ở khu vực Chợ Lớn, mỗi khi đến đợt mua nhu yếu phẩm thì tới cửa hàng thương nghiệp Bách hóa tổng hợp ở cuối đường Trần Hưng Đạo nối dài, còn có tên là Trần Hưng Đạo B (đường Đồng Khánh cũ) gần nhà thờ Cha Tam, xếp hàng đông như quân Nguyên, chen chúc chầu chực nửa ngày mới mua được mấy mét vải tiêu chuẩn, hoặc nửa ký đường, hộp sữa Thống Nhất. Chỉ riêng lương thực thì bộ phận hành chính của trường nhận giúp từ kho nhà nước đem về phân chia, tiêu chuẩn 14 ký/ người thì chỉ có 4 – 5 ký gạo hẩm đầy bông cỏ hoặc sạn, còn lại là mì tôm (6 gói), mì sợi, củ mì (sắn) và hạt cao lương (dân Nam gọi là hạt bo bo).

Thầy Trần Mạnh Hảo dạy toán trường tôi bảo, thời đại cách mạng vẻ vang đâu chửa thấy, chỉ thấy “thầy giáo tháo giầy”, “giáo chức dứt cháo”. Thầy Long dạy lý tủm tỉm về nhận xét độc đáo ấy. Thế mà vẫn cứ sống, kéo dài cả chục năm trời, cả thầy Hảo, thầy Long, tôi, mười mấy triệu người đám dân chúng cần lao vừa được “giải phóng”, và bên thắng cuộc cũng không tránh khỏi kiếp nạn.

Hàng hóa hiếm một, thì xăng dầu, nhiên liệu hiếm mười. Những thứ ăn uống bỏ vào mồm còn bắt dân ráng tự túc được, chứ xăng dầu đều phải nhập. Cả thế giới cấm vận không thèm chơi với anh hùng đang “kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ”. Không có xăng, xe cộ, ô tô, xe máy thành cục sắt.

Khổ nhất là mấy thầy cô diện lưu dung (giáo viên từng dạy trước năm 1975, được chế độ mới sử dụng tiếp, gọi là lưu dung. Một cách gọi rất bề trên, xách mé, coi thường, kiểu như tao giữ (lưu) mày lại dùng (dung), là ban ơn (dung, khoan dung) lắm rồi, lôi thôi thì tao đá đít. Thế mà từ “lưu dung” kênh kiệu bố thí này được dùng suốt nhiều năm, vào cả văn bản nhà nước) vốn quen dùng xe máy.

Đám giáo viên chúng tôi từ Bắc vào, thì đi bộ là chuyện nhỏ, xếp hàng chen chúc mua vé xe khách là chuyện nhỏ. Nhưng với những người như thầy Long, thầy Thạch, thầy Duyệt, thầy Sanh, thầy Pha, cô Quỳnh, thầy Hoàng, thầy Hữu… không xăng, khổ sở vô cùng, bởi chạy xe máy quen rồi. Chỉ những trí thức cũ, thượng hạng như các vị Chu Phạm Ngọc Sơn, Võ Tòng Xuân, Trần Kim Thạch, mới được tiêu chuẩn xăng thôi.

Thầy Long lý có chiếc Vespa đành gửi dưới nhà ăn, bụi phủ đầy, lâu lâu lấy ra dội vài gáo nước cho hết bụi rồi lại đẩy vào góc. Thầy Tài có chiếc Honda dame màu đỏ, thỉnh thoảng mua được can xăng 2 lít tiêu chuẩn của ai đó, không dám chạy xe thường xuyên, đem xếp mấy can tích trữ dưới gầm bàn trong phòng ký túc xá.

Có hôm tôi vào ngửi sực mùi xăng, mà bếp điện dây may so thì đang đỏ hồng phía góc phòng. Sự thiếu thốn cùng cực khiến con người ta liều mạng hoặc không để ý tới mối nguy hiểm. Cũng may chưa xảy ra chuyện gì nghiêm trọng.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Miền Nam dưới sự kiềm kẹp của Mỹ – Ngụy nên người dân mỗi lần ra khỏi nhà thì phóng tót lên xe để tránh cái gọng kiềm nó kẹp.


  2. Cô gái vót Chông nay… đã THÀNH BƯỞI…  đang giã từ Mũ tai bèo sẽ che khuất cả Tương n..ai !
    ******************

    Nàng còn lẻ bóng đang chổng mông
    Ba nhăm vẫn đang kén tấm chồng
    Thời trang hàng hiệu xe hơi biệt phủ
    Vịt kìu iêu nước ao nước lã chắc không  
    Chắc phải cỡ siêu đại gia cửu vạn
    Vác chuồn tỉ tấn hàng giả Hồng Kông
    Ngênh ngông qua Cửa khẩu Hữu Nghị
    Như Hoàng Văn Hoan về Xứ Vệ như không
    Cố hương  về lại tro cốt Lê Chiêu Thống
    Nàng cô đơn lẻ bóng đang chổng mông
    Ba nhăm tuổi ta vẫn đang kén tấm chồng
    Đóng vai Nguyễn thị có bác Minh “Khai” ‘hộ khẩu’ !
    Bỏ quên nón Cối trên bụng, lỡ cua chồng !
    Gái gú già lắm chiêu giữa Thời Đồ đểu
    Chuyện tình Hoàng hôn chưa kết Rạng đông !
     

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28
     

  3. Cho phép tớ lạc đề 1 tẹo

    2 tuần trước, hổng hiểu sao tộc họ nhà tớ khám phá ra thằng tớ, nên liên lạc để mời tớ về họp tổ họ vào tháng 6 năm sau . Tớ thuộc loại “đứa con wang đàng” nên từ nhỏ tới lớn chỉ biết họ nhà mềnh có nhà thờ tổ ở ngoài Bắc nhưng chưa bao giờ ghé wa . Nói cho ngay, chi nhà tớ cũng tương đối “này nọ” với chế độ cũ, nhưng Giải phóng nên mạnh ai nấy chạy . Mãi về sau này sau khi ra nước ngoài sinh sống, đi công tác nước lạ có ghé qua Thủ đô ngàn năm quăng quật của các bác vài ngày, được mời đi ăn bún chả Hà Nội, không ngon bằng ở Tp Hồ Chí Minh, chỉ biết vậy . Nhưng có lên cao nguyên biên giới miền Bắc ăn món phở thuần túy, người ta bảo vậy, nói là món phở trước khi trở thành 1 thứ phở ngày nay . Nếu vậy, tô phở ở L/Nam Kinh ngon hơn nhiều, vì nước dùng ngọt hơn .

    Back to chiện tổ họ nhà tớ, có người bên này nói hổng ít người bên này có thể về, thui thì chọn 1 địa điểm bên này tổ chức đúng ngày đúng giờ, làm cầu chiền hình trực tiếp cho cả 2 bên cùng vui . D’accord. Đồng thời họ gửi cho tớ 1 tập sách về phả hệ, & 1 số links. Tớ đọc qua thấy khá nhiều chi tiết khá thú vị, nên tò mò hỏi họ có links cho các họ khác không . & thats what i got last week. Those are what i found.

    Hóa ra họ nhà tớ hổng đặc biệt lém so với các họ nhà khác . Đây là according to cuốn phả hệ họ của tớ, bao gồm 1 số recurring motifs xuyên suốt các giòng họ, kể cả họ Chu của Giáo sư Chu Hảo, họ Trần, Trương, Đào vv … vv …

    Hiện giờ nhà thờ tổ chính thờ vị được-xem-là ông tổ của họ tớ . Người này từ Trung Quốc qua Việt Nam lúc đã trên 20 tuổi, đậu 1 kỳ thi nhỏ nên được làm dưới trướng của 1 ông quan thời Lý . Khi nhà Trần tiếm đoạt nhà Lý, ông ta từ quan, được hưởng chút ít ruộng vườn nên cuộc sống cũng an nhàn . Ông muốn rút về ở ẩn, nhưng dân làng mến sự học của ông nên mong ông mở trường dạy học, cũng như giúp dân tiếp xúc với chính quyền sở tại . Ông làm chuyện gì cũng tốt nên ông quan đầu tỉnh vời ông ra giúp việc . Con cháu ông có nhiều người đỗ đạt, làm cao nhưng luôn là cây vĩ cầm thứ 2. Làm phó thì được, người nào đậu cao, được cử làm lớn đều bị này hoặc bị nọ . Nhiều lần quá nên cả họ đều (được) khuyên là nên khiêm tốn trong tiến thân . Đóng góp của ông tổ cho văn hóa Việt là tính hiếu học, cần cù, chịu khó … Riêng “tính hiếu học”, chịu thương chịu khó cũng là những thứ các họ khác cũng đóng góp

    Nhận xét riêng về giòng họ tớ . Việt Nam & Trung Quốc ngày xưa không có rào cản về ngôn ngữ . Ông tổ họ nhà tớ qua VN lúc tuổi đã (khá) trọng, nhưng lại đỗ 1 trong những kỳ thi nhỏ, có nghĩa chỉ riêng về ngôn ngữ, ông không cần phải cố gắng gì nhiều .

    Những người phải đi xa xứ sở, ngày xưa có những thái độ khá tiêu cực đv vấn đề này . Điều này thấy rõ trong Tử Vi, những sao Thiên Di chỉ sự rời bỏ xứ sở, bản chất là những ngôi sao xấu . Chỉ có sau 75, đi xem tử vi bói toán, ai cũng mong mình có số đi xa, & cầu xin để có số đi xa, & nếu có đi thì cầu xin đi đường bằng an . Có nghĩa những người Trung Hoa di cư qua VN, như ông tổ của tớ cũng như của những họ khác, là những người kém may mắn hơn ở xứ họ . Vì nếu sống được ở bản xứ, họ đã hổng đi . Và nhìn chung, đã không có rào cản về ngôn ngữ, ít nhất đúng với ông tổ nhà họ tớ . Ngược lại, vì khoa bảng thi cử dựa (hẳn) vào điển tích & văn hóa Trung Hoa, họ có vẻ thành công trong con đường khoa bảng hơn cả người bản xứ, cũng có nghĩa cuộc sống của họ ở VN đã được cải thiện nhanh chống, hơn hẳn nếu họ không rời bỏ Trung Hoa . Điều này cũng đúng với những họ khác .

    Nếu lược khảo qua các giòng họ khác, like i did với họ Chu của Giáo Sư Chu Hảo, họ Trần, Trương & 1 số họ khác, the same thing happened over & over again. Đúng, có người qua VN làm nông dân, vài thế hệ sau mới đỗ cao . Và họ qua VN mang theo tinh thần hiếu học, tính cần cù, chịu khó …

    Lướt qua những motifs chung đó, kết luận của riêng tớ là VN đã được Hán hóa ít nhứt 1 lần, qua con đường di dân . Tất cả những dòng họ lớn của VN đều có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc, & đã có 1 thời không có rào cản về ngôn ngữ . Họ đem tới những gì VN không có, đó là tinh thần hiếu học, tính cần cù, khéo làm ăn …

    Tinh thần bài Hoa của họ, theo tớ, có nguyên nhân sâu xa vì họ trong bản chất là những người hoặc vì lý do bất đồng chính kiến với chánh quyền Trung Hoa lúc bí giờ, hoặc bị xã hội Trung Hoa cho ra rìa cuộc sống … Nói chung, họ harbored (rất) nhiều sentiments tiêu cực toward Trung Hoa .

    Tuy vậy, họ đã đem & đóng góp văn hóa của mình tới đất nước này, có thể đã dựng nên 1 nền văn hóa khác hẳn với những gì tồn tại ở địa phương lúc đó. Và những gì các bác tự hào ngày hôm nay chính là 1 sự pha trộn của 2 nền văn hóa, & phần trội hơn, có lẽ, là những người (có thể) đang là ông bà Tổ của mọi người, kể cả tớ . Hay đúng hơn, “văn hóa Việt” ngày hôm nay có tới 75% là của những người di cư từ miền Bắc .

    Với nguồn gốc là những người “thất bại”, thuộc thành phần cấp dưới, hay đúng hơn, chất thải của Trung Hoa, họ cũng mang 1 phần của văn hóa Trung Hoa ngày xưa, dĩ nhiên, hổng phải loại tinh túy . Nhưng dù ít dù nhiều, cũng có thể xem những gì họ du nhập là của & mang những đặc trưng Trung Hoa .

    Có 1 điểm chung là họ đồng lòng, hoặc đa số, đi theo cách mạng . Dòng họ nào cũng trưng ra các nhân vật có những cống hiến cho chế độ hiện tại, và được chế độ hiện tại vinh danh . Và dòng họ nào cũng tự hào về điều này, xem những cá nhân này ngang hàng với các vị quan, các học sĩ đỗ đạt ngày xưa, thậm chí hơn . Họ Chu có ghi nhận Giáo Sư Chu Hảo, họ Mạc thì Giáo Sư Mạc Văn Trang đã từng khoe mình là 1 thứ đáng tự hào của dòng họ, được cả giấy khen có hàng chữ “Cộng Hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA vietnam, Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” nữa . Không ai theo địch, theo Ngụy phản bội Tổ quốc cả . Cũng là 1 trong những motifs chung

    Vietic, nếu lướt qua những gia phả của các giòng họ ở VN, my arse

  4. năm ông tổng bí thư từ Lê Duẫn, Linh,Mười, Phiêu,Mạnh vừa dốt vừa kiêu ngạo cọng sản đã phá tanh bành đất nước mà Đảng cứ ca ngợi quanh năm!

  5. “Ông Duẩn nói chúng ta sẽ vượt cả Nhật Bản” ( Trích NT )
    Nếu vượt được Nhật Bản là nhờ công lão này đã yêu cầu các nhà khoa học nghiên cứu xem bao nhiêu ký rau muống thì bằng một kí thịt bò ( ?! ) . Đúng là cách nghĩ của thiên tài , nhờ vậy mà đã đánh thắng Mỹ ngụy . Rất đáng ngạo nghễ, tự hào !

Comments are closed.