28-9-2023
Bị cho là hưởng lợi số tiền chưa đến 45 triệu đồng, cô giáo Lê Thị Dung (Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hưng Nguyên, Nghệ An) đã bị tòa án huyện này kết tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và [bị] tuyên phạt 5 năm tù giam; sau, vì sự lên tiếng dữ dội của cộng đồng trước bản án bất công, [án] tù của cô giáo Dung được giảm xuống còn hơn 15 tháng.
Nay, một trường thu sai quy định trên mỗi đầu học sinh là 1.440.000 (một triệu bốn trăm bốn mươi nghìn). Tôi không biết trường THCS Nguyễn Trãi (Hải Dương) có bao nhiêu học sinh, nhưng nếu chỉ cần 500 em thôi, thì số tiền do lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt của người dân đã lên tới 720 triệu đồng. Nếu đem cho tòa án Hưng Nguyên xử, chắc phải tù rũ gông.
Bản án đối với cô giáo Dung bị dư luận phản đối không phải chỉ vì số tiền nhỏ không tưng xứng với mức án, mà quan trọng bởi những cơ sở pháp lý của nó không thuyết phục; chứ việc thu tiền như THCS Nguyễn Trãi này thì vi phạm pháp luật rõ ràng, không có lý do nào để biện minh cả.
Nếu cứ thu sai mà không may bị phát giác và tố cáo thì trả lại là xong, vậy phải dẹp đến bao giờ mới hết? Đó là chưa nói đến việc nó rất giống một trò cười, coi pháp luật không bằng cái đinh rỉ. “Yêu cầu trả lại”, thế có khác gì nhắc khéo các nhà trường rằng “lần sau ông có thu thì thu cho khéo nhé, vặt lông vịt thì đừng để nó kêu toáng lên”?
Vì sao nạn lạm thu, loạn thu diễn ra khắp nơi trên cả nước mỗi đầu năm học, đâu đâu cũng thấy phụ huynh kêu la gào thét nhưng không những không xử lý được mà ngày càng lộng hành, táo tợn?
Vì pháp luật không nghiêm. Bởi không nghiêm nên mới dẫn đến tình trạng leo thang như một cô giáo Tiểu học ở TP.HCM dám cả gan thu của mỗi em học sinh 10 triệu đồng tiền quỹ, và sau một tháng thì tiêu béng hết hơn 260 triệu đồng! Lúc phụ huynh thắc mắc thì cô liền hiên ngang và đầy khí phách mà rằng: “CHỐT LẠI: Không một ai được hưởng lợi gì trong chuyện này ngoài học sinh. Nên Phụ Huynh học sinh đừng bao giờ ý kiến về chuyện tiền bạc nữa, tất cả vì học sinh. Và Phụ Huynh đừng vì những việc này mà làm phiền Cô, để Cô yên tâm công tác, dạy dỗ cho các con nên người”!
Đã đến lúc phải coi chuyện thu tiền sai quy định, trái nguyên tắc trong các nhà trường là hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ và áp khung theo đúng điều luật hiện hành, chứ không thể cứ thả nổi như vậy được nữa, càng không thể cứ mỗi lần không may bị lộ thì “yêu cầu trả lại”! Như thế thì có khác gì yêu cầu kẻ cắp/ kẻ cướp trả lại tiền cho bị hại rồi xí xóa như chưa có chuyện gì? Pháp luật mà như vậy, hỏi làm sao không loạn cho được?
Hôm qua cô chủ nhiệm của con tôi đưa “Thời khóa biểu mới” (áp dụng từ tuần này) lên group Zalo lớp, tôi mới giật mình nhớ ra cái gọi là “Ứng dụng số ***School”.
Mở ứng dụng ra, vào mục “Xem TKB”: trống trơn. Mà đây đã là TKB thứ hai của lớp con tôi kể từ đầu năm. Và tôi, cũng như hơn 40 phụ huynh khác của lớp, phải trả 120.000 đồng/năm cho cái gọi là “Ứng dụng số” này.
Số tiền không lớn tính theo đầu người, nhưng sẽ là con số không nhỏ với hàng chục triệu học sinh cả nước (vì tôi biết, cái gọi là “ứng dụng số” này cũng phổ biến ở các địa phương khác), và điều đáng nói hơn là ở chỗ: “Nó vô dụng”.
Đây cũng không phải là năm đầu tiên các phụ huynh chúng tôi phải bỏ tiền ra mua các loại “Ứng dụng số” kiểu này. Thực tế, suốt những năm Tiểu học của con tôi, năm nào tôi cũng phải bỏ tiền ra để mua các loại “Ứng dụng số”, rồi chỉ để bỏ không. Không có tác dụng gì. Mọi thông tin, liên hệ giữa phụ huynh với lớp/trường, Zalo và group Zalo đã đảm nhận hết (hoàn toàn miễn phí).
Bản thân tôi đã nhiều lần trực tiếp phản ánh và chất vấn cả giáo viên chủ nhiệm lẫn ban giám hiệu nhà trường nơi con tôi học về cái gọi là “Ứng dụng số” này, nhưng chưa bao giờ có được câu trả lời thỏa đáng, và cuối cùng thì dù “không dùng đến” tôi cũng như các phụ huynh khác vẫn phải mua, vì “quy định chung” là vậy.
Nhưng, “quy định chung” này ai đưa ra? Nếu truy ra đó là khoản thất thoát, lãng phí, thậm chí tham ô, tham nhũng thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Phòng, Sở hay Bộ Giáo dục & Đào tạo?
Bây giờ tôi hỏi.
Tôi xin hỏi thầy/cô, mỗi khi thầy/cô phổ biến khoản thu “Ứng dụng số” này, thầy cô có cảm thấy áy náy vì mình đã lãng phí hàng triệu đồng của các phụ huynh trong lớp không?
Tôi xin hỏi các vị hiệu trưởng, mỗi năm các vị ra thông báo buộc hàng nghìn phụ huynh trong trường mua cái “Ứng dụng số” này, các vị có thấy xót xa cho hàng trăm triệu đồng của phụ huynh phải bỏ ra không?
Tôi xin hỏi ông Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM, ông có bao giờ nghĩ đến hàng trăm tỷ đồng của các phụ huynh thành phố đã phải móc túi bỏ ra hàng năm cho các thứ “Ứng dụng số” này, trong khi họ còn cần phải chi cho hàng tỷ thứ cần kíp khác hay không?
Tôi xin hỏi ông Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo, Bộ có biết cái gọi là “Ứng dụng số” này không? Đã có khảo sát, đánh giá về hiệu quả của nó như thế nào mà để khắp các địa phương triển khai tràn lan vậy? – Nếu thực tế nó cũng “vô dụng” với tất cả các phụ huynh khác như tôi thì có phải là hàng nghìn tỷ đồng của phụ huynh cả nước đã bị ném qua cửa sổ mỗi năm hay không?
Cuối cùng, tôi khá ngạc nhiên là cho đến giờ báo chí vẫn chưa nghiêm túc đặt ra câu hỏi cho các loại “Ứng dụng số” trường học này, dù có thể, nó chính là một dạng “Việt Á”, “AIC” trong giáo dục.
Dạy học chính thức có thể so sánh với mô hình Hợp Tác Xã ngày xưa . Học thêm & thu phí là khoán 10, thu phí là “khoán chui” của ông bí thư Kim Ngọc
Lúc mới thực hiện “chui” cũng có hổng biết bao nhiêu là ý kiến trái chiều, nhưng bi giờ tất cả mọi người lại tôn bí thư Kim Ngọc là thánh
Chân lý đi cùng 1 con đường, theo Schopenhauer. Lúc mới xuất hiện thì bị phản đối, chế diễu . 1 thời gian sau, những ai đã từng phản đối & chế diễu nó sẽ ngậm tăm hoặc cúi gằm mặt làm thinh, với đk họ (còn) biết xấu hổ . Với trí thức XHCN, i freakin doubt it
NĐK,
Thế thì khác gì “bắt cóc bỏ dĩa”, khác gì kiểu “phạt rồi cho tồn tại” của ngành xây dựng?
Nếu Phòng GD&ĐT Bình Thạnh đã xác định là trường thu sai quy định, là lạm thu thì phải: (1) Cách chức hiệu trưởng; (2) Đuổi việc giáo viên chủ nhiệm; (3) Sở GD&ĐT xem xét trách nhiệm của Phòng GD&ĐT xem có buông lỏng quản lý hay dung túng cho trường sai phạm hay không?; (4) UBND TP.HCM xem xét trách nhiệm của Sở GD&ĐT xem có buông lỏng quản lý hay dung túng cho cấp dưới sai phạm hay không?
Kể từ năm học sau, trường nào trên địa bàn thành phố bị phát hiện lạm thu – cách chức ngay hiệu trưởng trường đó. Quận/huyện nào trên địa bàn thành phố có trường lạm thu, cách chức ngay Trưởng phòng GD&ĐT quận/huyện đó. Nếu để trên địa bàn thành phố còn hiện tượng lạm thu thì cách chức ngay Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố.
Lạm thu trong trường học không phải chuyện mới lạ gì ở TP.HCM, nó diễn đi diễn lại hết năm này sang năm khác, tệ hơn nữa là dường như năm sau lại trầm trọng hơn năm trước.
Để chuyện này xảy ra thì hoặc là do các cấp quản lý (từ Sở đến Phòng) đang cố tình dung túng; hoặc là năng lực quản lý quá yếu kém. Trong cả hai trường hợp này, lãnh đạo cao nhất của các đơn vị đều phải chịu trách nhiệm, đều xứng đáng bị bãi chức để những người khác có năng lực hơn lên thay.
Nguồn mạng.
@Như thế này là xong rồi đúng không?
Ấy ấy, nóng nảy quá, dục tốc bất đạt.
“Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta.”
“Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt…”
“Chống tham nhũng phải kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục ..”
Trước mắt phòng giáo dục nên thu số tiền là tang vật của sai phạm … để chờ xử lý … là đẹp mọi bề.
Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập không phụ thuộc gì vào Trung quốc, dân ta được hoàn toàn tự do, tự do ngôn luận , tự do lập hội, tự do biểu tình, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học thêm.
Tiền nhiều để làm gì ?
Tiền nhiều để đóng góp cho thày cô giáo, vừa để con mình được dạy dỗ có đầu có đuôi, vừa đỡ được cái băn khoăn có tiền nhiều không biết để làm gì.
Bỏ tiền ra vì tương lai con em chúng ta, một cách tiêu tiền hợp tình, hợp lý và rất đỗi nhân văn, sao lại cứ thắc mắc nhiều thế.
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”