Liệu Mỹ có “bỏ” Việt Nam như bỏ VNCH hay Afghanistan?

Trương Nhân Tuấn

21-9-2023

Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, câu hỏi “nóng” trên miệng mọi người là, liệu Mỹ có “bỏ” Việt Nam như đã từng “bỏ” VNCH hay Afghanistan hay không?

Theo tôi, nếu lãnh đạo hai bên Việt Nam và Mỹ lấy cuộc đời cô Kiều để diễn tả quan hệ hai bên thì chuyện “bỏ nhau” là chuyện có thể xảy ra.

Sẽ là một sai lầm lớn nếu so sánh quan hệ “quốc gia – quốc gia” với quan hệ tình cảm trai – gái. Tệ hơn nếu so sánh Việt Nam với một nàng “kiều”, (tức một gái đứng đường) có số phận “hồng nhan bạc mệnh”.

Nền tảng quan hệ “quốc gia – quốc gia” là “lợi ích”. Lợi ích cốt lõi là sự “sống còn” và lợi ích kinh tế. Lợi ích chiến lược, phân tích sâu xa, mục đích cũng là bảo vệ sự sống còn cùng với lợi ích kinh tế.

Câu hỏi cần đặt ra là, Mỹ “bỏ” Afghanistan cho ai? Mỹ bỏ Đài Loan cho ai? Mỹ bỏ VNCH cho ai?

“Người ta” nói là quân Mỹ bỏ chạy, quân Taliban chiếm Afghanistan. Người ta cũng nói là “khi đồng minh tháo chạy” VNCH sụp đổ.

Vậy tại sao Mỹ thôi “nhìn nhận” chính quyền Đài Bắc là đại diện Trung Hoa mà đổi qua nhìn nhận chính quyền cộng sản Bắc Kinh, mà chính quyền Đài Loan vẫn không sụp đổ?

Suy nghĩ sâu xa, Mỹ không bỏ cho “ai” hết cả. Quân Taliban là dân Afghanistan, cũng như Cộng sản Bắc Việt là dân Việt Nam. Lục địa hiện chưa “thống nhứt” với Đài Loan nhưng cả hai bên bờ eo biển Formosa đều thuộc về “một nước Trung Hoa”.

Trường hợp cần nghiên cứu (để so sánh) là, liệu Mỹ có thể “bỏ” Ukraine cho Nga hay không?

Theo tôi, đến khi quân Ukraine vẫn còn anh dũng chiến đấu để bảo vệ “sự sống còn” của đất nước họ, thì chắc chắn Mỹ sẽ không bao giờ “bỏ” Ukraine. Ngay cả khi “lợi ích” của Mỹ ở Ukraine vẫn còn là điều tranh cãi trong chính giới Mỹ.

Đài Loan cũng vậy. Khi mà dân quân xứ Đài thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ “nền dân chủ và lối sống” của họ, thì Mỹ sẽ không bao giờ “bỏ” Đài loan.

Mỹ không thể thay thế quân chính quy Afghanistan đánh quân Taliban, nếu đạo quân này không có ý chí bảo vệ “nền dân chủ và lối sống” của họ. VNCH cũng vậy.

Nền tảng Hiến chương LHQ và luật quốc tế không cho phép Mỹ “can thiệp” vào nội bộ của một quốc gia khác. VNCH chưa bao giờ chính thức được công nhận là “quốc gia”, cũng như chưa bao giờ ký hiệp ước liên minh với Mỹ. Mỹ không có gì ràng buộc với VNCH và chế độ này cũng không được luật quốc tế bảo vệ.

Việt Nam bây giờ đã thống nhứt lãnh thổ, có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm trước quốc tế, dĩ nhiên hoàn toàn khác với VNCH hay Đài Loan.

Một trường hợp tệ hại xảy ra, Việt Nam có thể so sánh với Ukraine. Mỹ “bỏ” hay không bỏ Việt Nam (cho Trung Quốc) là tùy thuộc vào Việt Nam chớ không tùy thuộc vào Mỹ.

Một khi Mỹ “vào” Việt Nam thì sẽ có vô số lợi ích phát sinh. Lợi ích lớn nhứt của Việt Nam là lợi ích sinh tồn. Sau đó là lợi ích kinh tế. Mỹ có lợi ích kinh tế lẫn chiến lược.

Vì vậy, đừng lo là Mỹ “bỏ” Việt Nam. Điều đáng lo là lãnh đạo cộng sản Việt Nam có suy nghĩ của một “nàng kiều”, kiểu “đưa người cửa trước rước người cửa sau”. Bắt cá hai tay thì dễ bị vuột cả hai. Ngoại giao “cây tre” cũng là cách bắt cá hai, ba tay.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “VNCH chưa bao giờ chính thức được công nhận là “quốc gia”, cũng như chưa bao giờ ký hiệp ước liên minh với Mỹ.”
    Cho đến năm 1960, VNCH bắt đầu có tiếng nói trên chính trường quốc tế và trở thành hội viên của 30 tổ chức quốc tế và khu vực, đặt 16 sứ quán tại hải ngoại. Với 42 nước công nhận chế độ, Sài Gòn có 22 nước đặt sứ quán. Nếu VNCH không phải là quốc gia thì là gì?
    Ngày 8 tháng 9 năm 1954, Mỹ hợp tác với Anh, Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Philippine, Thái và Pakistan để thành lập Liên phòng Đông Nam Á (Southeast Asian Treaty Organisation, SEATO). Nhiệm vụ chung của khối SEATO là tham khảo ý kiến trong trường hợp bị Cộng Sản đe doạ. Trong một văn kiện riêng biệt, khối SEATO có quy định thêm là các thành viên sẽ mở rộng việc áp dụng Hiệp ước đối với các nước Lào, Kampuchia và Quốc gia Việt Nam, nhưng lại cấm đoán việc xây dựng liên minh quân sự, vì như vậy sẽ là vi phạm Hiệp định Genève.
    Thực tế, Mỹ muốn đưa VNCH vào trong lĩnh vực ảnh hưởng chính trị của Mỹ, do đó hợp tác tình báo là phương tiện sử dụng thích hợp. Mỹ cho rằng, trong trường hợp liên minh quân sự Mỹ – Việt không thể tiến hành, thí dụ như gặp trở ngại trong phạm vi SEATO, va chạm quyền lợi quốc gia, hay diễn biến bất lợi trong tình hình quốc nội, thì cơ quan CIA sẽ âm thầm giải quyết để tránh được sự kiểm soát của Quốc hội. Do đó, các hoạt động tình báo làm cho Mỹ dễ dàng hơn trong việc phát huy thanh thế ngoại giao.

  2. Tôi là người khi học truyện Kiều để thi Tú tài Bán Đệ nhị (nam đệ nhất thi Triết học cho Tú tài toàn phần..) nhưng đã thất vọng nhất TẠI SAO không lấy bối cảnh THĂNG LONG Tràng An …những cái tên THƠ MỘNG HÀO HÙNG ..lại “tưng tửng” bưng hồn thơ mạch thơ qua tận bên Tàu cái xứ đô hộ Đất Nước mình đến 1000 NĂM ….

    MAO XẾNH XÁNG và nhất là TẬP cận Bình phải cấp bằng truy tặng cho Nguyễn Du TIẾN SĨ BỊ HÁN HÓA cao nhất cho Nguyễn Du chính nhà thơ đã mệnh triệu về thân phận mình (Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như? “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố như” )

    Chắc để thổi phồng ngoại giao khéo các bác Tông tông Hoa Kỳ hay lẫy Kiều làm vui lòng khách chủ nhà HAY khách “lạ” đến thăm từ phương xa …

    Phải hiểu các bác Tông tông Hoa Kỳ hay lẫy l..ờ Kiều kỷ nữ để bảo nên thoát Hán..G hôi thoát trôn thối … không thôi sa 1.000.000 BẪY mà chỉ 1 ĐƯỜNG 1 ĐAI !!!

    Đành rằng bán mình cho Sở Khanh Mã giám Sinh NGUYỄN CÔNG KHẾ Tú Bà để chuộc cha NHƯNG Kiều chỉ nghĩ riêng cho thân mình như khuyên Từ Hải về hàng HỒ CHÍ MINH hồ tôn hiến như HÀNG trăm sư đoàn DÊ LỢN VIÊN hôm nay bò lên từ địa ngục văng mạng … đến nỗi CHẾT ĐỨNG bi thảm

    Nên tôi hoàn toàn đồng ý với bác Trương Nhân Tuấn về chuyện lẫy l..ờ Kiều GẮN VỚI chuyện đại sự hai Quốc gia Việt-Mỹ….có lẽ SỌ các bác tổng bí THƠ đây f..ân MAO hay sao ????????????????

    TRÍCH

    Nền tảng Hiến chương LHQ và luật quốc tế không cho phép Mỹ “can thiệp” vào nội bộ của một quốc gia khác. VNCH chưa bao giờ chính thức được công nhận là “quốc gia”, cũng như chưa bao giờ ký hiệp ước liên minh với Mỹ. Mỹ không có gì ràng buộc với VNCH và chế độ này cũng không được luật quốc tế bảo vệ.
    HẾT TRÍCH

    Bắc Việt được sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các đồng minh cộng sản khác; Nam Việt Nam được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Philippines, Úc, Thái Lan và các đồng minh chống cộng khác.

    Chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa đã được Hoa Kỳ và 87 quốc gia khác công nhận, mặc dù Miền Nam không được gia nhập Liên hợp quốc do quyền phủ quyết của Liên Xô vào năm 1957.

    Khối Tự Do thân Chính phủ VNCH Sài Gòn. Vì miền Nam Việt Nam chính thức là một phần của liên minh quân sự với Mỹ, Úc, New Zealand, Pháp, Anh, Pakistan, Thái Lan và Philippines, liên minh này đã được viện dẫn trong chiến tranh.

    Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), thường được gọi là Trung Quốc ngày nay, được kết nạp vào Liên hợp quốc vào năm 1971 trong lần bỏ phiếu thứ 21 về đơn đăng ký của mình.

    Giống như Bắc Việt Nam, Triều Tiên không phải là thành viên Liên hợp quốc. Bắc Việt Nam, Trung Quốc đại lục và Nam Việt Nam không phải là thành viên của Liên hợp quốc.

    North Vietnam was supported by the Soviet Union, China, and other communist allies; South Vietnam was supported by the United States, South Korea, the Philippines, Australia, Thailand, and other anti-communist allies.

    Its sovereignty was recognized by the United States and 87 other nations, though it failed to gain admission into the United Nations as a result of a Soviet veto in 1957.

    Pro-Saigon. As South Vietnam was formally part of a military alliance with the US, Australia, New Zealand, France, the UK, Pakistan, Thailand and the Philippines, the alliance was invoked during the war.

    The People’s Republic of China (PRC), commonly called China today, was admitted into the UN in 1971 on the 21st time of voting on its application.

    Like North Vietnam, North Korea was not a U.N. member. North Vietnam, mainland China, and South Vietnam are not members of the United Nations.

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Khi vứt bỏ một “đối tác” mang lại nhiều lợi lộc hơn duy trì nó, Mỹ sẽ làm ngay, và VN cũng vậy!

  4. Theo thiển ý thì Mỹ chỉ bỏ khi nào VN. không còn có lợi ích gì trong chiến luợc chống
    Tàu cộng của Mỹ. Giả dụ nếu chiến tranh Trung – Mỹ xảy ra thì Mỹ sẽ xem xét cách
    thức phản ứng và hành động của VNCs. có đứng về phía TC. hay không để điều chỉnh
    lại chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Mỹ là “vua” thực dụng mà !
    Cứ nhìn lại chiến tranh VN. thì biết. Khi Mỹ có chính sách “ngăn chận làn sóng đỏ” thì
    báo chi và quốc hội đồng loạt có những tiếng nói “nặng ký”, thậm chí “diều hâu” nhất
    nhưng khi người dân Mỹ chán ngán làm “bìa đỡ đạn” cho dân nước khác thì họ lại hết
    sức nghe theo giới phẩn chiến để ra đi cho khỏi… mất sĩ diện nước lớn, kể cả bịa đặt
    hay cường điệu rằng lãnh tụ nước cầu viện là độc tài, hiếu chiến v.v.! Khi muốn lật đổ
    TT.Diệm thì họ còn cho cả SƯ chính trị (chữ của Mark Moyar) trốn vào Toà Đại Sứ Mỹ
    để tuyên bố thay cho họ rằng “lật đổ được Diệm Nhu xong thì chúng tôi mới có thể dàn
    xếp và nói chuyện (hoà bình) với miền Bắc CS.”.(Marguerite Higgins).
    Thế nhưng, tôi vẫn nghĩ hiện thời có lẽ Mỹ đã rút kinh nghiệm VN để không can thiệp
    vào nội bộ nước khác vì bị mang tiếng là “đế quốc Mỹ” và còn bị thế giới lên án và mất
    “cả chì lẫn chài” khắp thế giới ! Toàn là thua CS., trừ ra một số lãnh tụ Á châu chống CS.
    mà Mỹ không can thiệp vào như Hàn quốc, Đài Loan,Tân Gia Ba thì thắng cuộc vẻ vang !
    ________

    BTV: Bác viết bình luận không cần phải xuống hàng sau 20 chữ, mà nó tự động xuống hàng bác ạ. Bác chỉ xuống hàng khi bác cần, tức là sau một đoạn văn, nói hết ý của đoạn đó, cần bắt đầu một đoạn khác.

    • Cám ơn BTV. nhiều và để tôi sẽ thử xem có đúng vậy không nhé !

Comments are closed.