Nghĩ vẩn vơ nhân ngày “Đại lễ Vu Lan” rằm tháng Bảy

Mạc Văn Trang

31-8-2023

Mấy hôm nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước và mạng xã hội sôi nổi về “Đại Lễ Vu lan”, “Đại Lễ phóng sinh” vào Rằm tháng Bảy, khiến tôi cứ nghĩ vẩn vơ, lan man.

Từ trước 1945, lúc 5-6 tuổi cho đến khoảng năm 2000, tôi chỉ thấy Rằm tháng Bảy (âm lịch) ở miền Bắc là “Ngày xá tội vong nhân”, chứ không biết gì về ngày Rằm tháng Bảy là “Ngày Vu lan báo hiếu”.

Ngày “Xá tội vong nhân”, không chỉ ở các đình, chùa mà mỗi gia đình đều làm Lễ ở ngoài sân. Ngoài mâm Lễ, tôi thấy Mẹ, Chị tôi rang nhiều bỏng ngô, bỏng gạo nếp và nấu nồi cháo, gọi là “cháo thí”; cháo được múc ra các “bồ đài” bằng lá mít, cắm ở khắp ven đường, trong vườn, bờ ao; bỏng ngô, gạo thì được đặt trên những chiếc lá khoai môn bên “bồ đài cháo thí”. Người lớn giải thích rằng, có nhiều người chết đói, không ai cúng nên thành các Ma đói. Hôm nay là ngày cúng “cháo thí” cho các cô hồn, ma đói…

Tôi nhớ, hồi bé thấy ở sân Đình, sân Chùa có Lễ cúng Cô hồn to lắm. Cúng xong thì người lớn tung bánh, bỏng ra sân cho trẻ con “cướp cháo thí”. Bọn trẻ rất thích thú.

Lớn lên đọc bài “Văn tế Thập loại chúng sinh” của Thi hào Nguyễn Du, trong dịp cúng Cô hồn Rằm tháng Bảy, thấy dâng trào lòng từ bi, một tình thương chúng sinh, thương nhân loại mênh mông thăm thẳm…

Gần đây bỗng thấy Rằm tháng Bảy là “Ngày Vu lan báo hiếu”, “Mùa Vu lan báo hiếu”, rồi tiến tới “Đại Lễ hội Vu lan báo hiếu” và “Lễ phóng sinh” để cầu phước, được tổ chức tưng bừng khắp nơi, tụ tập hàng ngàn người…

Và hình như truyền thống cúng “Cô hồn”, cúng “Cháo thí” “xá tôi vong nhân” của dân gian miền Bắc lâu đời, nay lu mờ, được thay bằng “Lễ Vu lan” và “Lễ phóng sinh” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo tổ chức ngày càng hoành tráng.

Tất nhiên có thêm một “Ngày Báo hiếu” vào chuỗi những ngày Thiếu nhi, ngày Thanh niên, ngày Phụ nữ, ngày Người cao tuổi, Ngày Thương binh Liệt sĩ, ngày Gia đình, ngày Nhân quyền, ngày Tình yêu, ngày 8/3 v.v… cũng vui. Những ngày đó nhắc chính quyền và xã hội chú ý đến những đối tượng đáng được quan tâm.

Nhưng tôi nghĩ, BÁO HIẾU là một thứ tình cảm gần gũi thân thương, thể hiện bằng những hành động, thái độ cụ thể hằng ngày, xuất phát từ lương tâm, ý thức, sự rung động của trái tim, chứ không phải tổ chức các “hội nghị”, “lễ hội” tuyên truyền kiểu Tuyên giáo.

Người con có HIẾU khi còn nhỏ: Biết nghe lời cha mẹ, học hành chăm ngoan, sống sạch sẽ, gọn gàng, chơi vui lành mạnh, luôn quan tâm giúp việc cha mẹ vừa sức của mình; không làm những điều khiến cha mẹ phiền lòng. Hàng ngày biết trò chuyện với cha mẹ; lúc cha mẹ đau yếu, biết hỏi han, an ủi, chăm sóc… Tình thương yêu, hiếu thảo thể hiện tự nhiên trong đời sống hàng ngày, từ lời chào hỏi, thưa gửi, miếng ăn, nước uống, sự quan tâm âu yếm…, chứ không phải chờ đến ngày Vu Lan mới “diễn ra” báo hiếu.

Khi con cháu đã trưởng thành, có HIẾU là: Dù có cuộc sống riêng, nhưng vẫn luôn quan tâm đến cha mẹ trong ý thức trách nhiệm và tình cảm yêu thương trong cuộc sống hàng ngày; nhớ đến, nghĩ đến làm điều gì đó cho cha mẹ được an vui hơn. Đó là hiếu.

Mỗi nhà mỗi cảnh, nên thực hành chữ hiếu rất khác nhau.

– Có người cha mẹ nghèo, không có lương hưu, lại bệnh tật, dở người… Việc chăm sóc, phụng dưỡng các cụ vô cùng vất vả. Làm sao mấy anh chị em phân công nhau chăm nom các cụ cho chu đáo, yên ấm, chết trong thanh thản, thế là báo hiếu rồi.

– Những gia đình khá giả có điều kiện, việc thực hiện báo hiếu về vật chất thì dễ thôi: Chăm lo đời sống cho cha mẹ được chu đáo, đáp ứng nhu cầu ăn, ở, của các cụ không khó. Nhưng chăm sóc về tinh thần, tình cảm không đơn giản. Quan trọng là: Tôn trọng tự do tư tưởng, quan điểm, ý kiến của các cụ; hàng tuần nên trực tiếp hoặc gọi điện thăm hỏi; lắng nghe các cụ nói chuyện, dù chuyện ngày xửa ngày xưa, nói đi nói lại… Hàng tháng, hàng quý hỏi xem các cụ có muốn gì, cần gì không? Dù nói không cần gì, nhưng con cháu gửi cho chút gì đó ưa thích là các cụ cũng sướng lắm đấy. Hỏi han sức khoẻ và gửi cho tí thuốc bổ, các cụ cũng vui lắm. Đặc biệt thỉnh thoảng (tuỳ hoàn cảnh có thể hàng tháng/ quý/ năm) con cháu tụ tập quây quần vui vẻ bên các cụ, hoặc cùng đi du lịch, nghỉ dưỡng ít ngày… các cụ sướng lắm đấy. Thế là báo hiếu rồi.

Như nói qua bên trên, báo hiếu là những hành động, thái độ, cử chỉ đối xử với ông bà, cha mẹ lúc còn sống, diễn ra hàng ngày một cách tự nhiên, thân thương, chân thành, mộc mạc, giản dị trong gia đình, chứ đâu phải hành động “diễn ra” ở những buổi Lễ hội hoành tráng?

Có lẽ những “Lễ hội Vu lan báo hiếu” đó dành giáo dục cho những ai chưa hiểu báo hiếu là gì, qua đó nâng cao nhận thức, gây xúc cảm cho họ về báo hiếu. Như vậy thì cũng là một hoạt động tuyên truyền giáo dục tốt cho một tầng lớp xã hội nhất định.

Cũng như những cặp vợ chồng ngày nào cũng chăm chút nhau, tràn ngập tình yêu thương thì họ còn để ý “Ngày tình yêu”, “Ngày 8/3”, “Ngày 20/10” làm quái gì! Những ngày đó chỉ dành tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở cho các đối tượng cần giáo dục mà thôi.

Nhưng cũng nên tuyên truyền báo hiếu một cách tỉnh táo, không nên dấn thân liều mạng để báo hiếu. Ta thật đau nhói lòng, khi cô bé cùng 38 người chết ngạt trong chiếc xe đông lạnh trốn vào nước Anh (2019), trước khi chết cô vẫn gọi điện “con xin lỗi mẹ”! Xin lỗi vì con quyết dấn thân để kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ, nhưng đã không thành. Đau xót quá!

Báo hiếu quan trọng là lúc SỐNG, còn CHẾT rồi thì tưởng nhớ và bảo tồn, phát huy những giá trị các cụ để lại, nếu có. Chết rồi xây mồ to mả lớn, cúng lễ linh đình đâu phải là báo hiếu. Đó chỉ là phô trương, khoe khoang cho bản thân mình mà thôi.

Nếu lo hãi cha mẹ chết, bị rơi xuống ngạ quỷ thì mình cũng không thể làm được như “Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ”… (1)

Người thường đâu có năng lực như Bồ Tát Mục Kiền Liên mà biết cha mẹ mình ở “cõi âm” ra sao? Nếu cứ nghe người ta xui, rồi cúng lễ để cứu vớt cha mẹ khỏi địa ngục, hoá ra xúc phạm các cụ và cống tiền cho kẻ lừa đảo?

Nghĩ miên mạn mà cũng chẳng hiểu “Đại Lễ Vu lan báo hiếu” với “Đại Lễ phóng sinh” thời nay nó ra làm sao! Mà trong các văn bản của Đảng CSVN về “Xây dựng hệ giá trị gia đình trong giai đoạn mới” làm gì có giá trị HIẾU THẢO, BÁO HIẾU, chỉ có các giá trị “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh” (2).

Càng nghĩ càng thấy nó cứ mung lung!

________

Chú thích:

(1) http://bantongiao.snv.kontum.gov.vn/thuong-thuc-ton-giao/LE-VU-LAN–NGUON-GOC-VA-Y-NGHIA-255

(2) https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/he-gia-tri-gia-dinh-viet-nam-trong-thoi-dai-moi-1207959.ldo

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Lễ hội càng hoành tráng thì càng thu hút lũ u mê . Càng u mê thì càng dễ đầu độc tư tưởng . Tư tưởng càng sùng bái thì càng ra sức “cúng dường” . Thu của cúng dường càng nhiều thì càng phè phỡn, sống xa hoa , đồi trụy . Suy cho cùng, có anh sư nào tự bỏ tiền ra để xây cất chùa chiềng, sắm xe “Mẹc” chạy vi vút ? Toàn của bá tánh cả .
    Vị trụ trì ngôi chùa được xem là lớn nhất mN, trong bài giảng pháp đã nói :” Các vị muốn xây ngôi chùa ba tỷ ư ?. Có ba trăm triệu là làm được rồi đó . Thấy bỏ dỡ dang, bá tánh sẽ nóng ruột mà đóng góp vào . Chắc chắn, quý vị sẽ hoàn thành ngôi chùa “.

  2. “Tháng bảy ngày rằm Xá tội vong nhân.
    Tháng tám chơi đèn kéo quân,”
    Là câu ca của bọn phong kiến, ăn trên ngồi trốc, không được dạy trẻ con trong trường.
    Bảo rằng theo Phật thì phá chấp, đây lại quảng bá việc chấp vào phóng sinh, có phải là hề không.
    Thích Trí Quảng là Chứng minh Đạo sư Thiên Thai Thiền giáo tông đời thứ 43, tông phái đẻ ra nghi thức phóng sinh. Cứ hỏi Thích Trí Quảng là biết.

  3. Cho phép tớ ké 2 hào vào 1 bài rất thâm & rất trầm của nhà giáo mẫu mực Mạc Văn Trang

    “không biết gì về ngày Rằm tháng Bảy là “Ngày Vu lan báo hiếu”

    Công giáo nói là không biết thì không có tội, không sao đâu nhà giáo mẫu mực ạ

    “Những ngày đó nhắc chính quyền và xã hội chú ý đến những đối tượng đáng được quan tâm”

    Whoa, chính quyền nhân dân, tại dân các bác, của dân các bác, & cũng chỉ vì cái thứ dân như các bác . Bảo sao biên chế càng ngày càng tăng . Phải lo những thứ nhà giáo mẫu mực nhắc nhở cũng đủ để đẻ ra thêm 1 bộ với đầy đủ ban ngành đoàn thể, mới chu toàn những việc này

    “chứ không phải tổ chức các “hội nghị”, “lễ hội” tuyên truyền kiểu Tuyên giáo”

    Nhưng khi người dân các bác hổng có 1 tẹo ý thức về chuyện này, cũng cần có sự tham gia của tuyên giáo, & trên nữa là hội lái lợn . Chính nhà giáo mẫu mực đã chỉ ra mình cũng hoàn toàn lơ tơ mơ về chuyện này . Chưa kể mọi thứ đều hổng thể hiểu theo nghĩa thông thường & cần định hướng XHCN. Lấy ví dụ nếu cha chú làm những chuyện chống Đảng, hại dân hại nước thì con cái phải làm gì . Cần chớ, cần lắm lun là đàng khác . Oh, và nếu quên đóng góp của nhà văn hóa Nguyên Ngọc cho tuyên giáo sẽ là lỗi hệ thống, nhắc lại lời của ai đó wen wen.

    “chứ không phải chờ đến ngày Vu Lan mới “diễn ra” báo hiếu”

    Đúng nhưng chưa đủ nhà giáo mẫu mực ạ . Bình thường là vậy, nhưng có những người vì cuộc sống quá tất bật nên ít khi nghĩ về chuyện báo hiếu, thì ngày này như 1 reminder, 1 thứ nhắc nhở về 1 thứ tình cảm thông thường giữa cha mẹ & con cái . Đúng, không có cũng chả sao, nhưng có vẫn tốt hơn

    “Khi con cháu đã trưởng thành, có HIẾU là: …”

    Rất chính xác . Các quan khi đứng trước Công Lý luôn muốn được hưởng khoa hồng để có đk để phụng dưỡng cha mẹ . Đảng, chánh chủ của chánh phủ cần quan tâm tới điều này

    “chứ đâu phải hành động “diễn ra” ở những buổi Lễ hội hoành tráng”

    Cái chính là để tôn vinh những thứ giá trị, những tình cảm chân thành mà Đổi Mới đã phúc it all up. Nhìn lại coi, những đứa con đốt mẹ mình vì hổng chịu bán nhà chia tiền cho con cái, những đau thương đó có đáng để đặt thành 1 lễ hội để vinh danh những gì đang mai một trong cơn bão điên cuồng của Đổi Mới không ? Tất nhiên, trí thức nhà các bác quan niệm những chiện đó nhỏ còn hơn con thỏ, nghĩ đó chỉ là những mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được của Đổi Mới, nhưng phải là nạn nhân của chúng, & most of những người đấu tranh aint, mới cảm thấy được sự tàn nhẫn của nó, aka ĐM.

    “chỉ dành tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở cho các đối tượng cần giáo dục mà thôi”

    Vâng, và đã là nhà giáo mẫu mực thì mình thuộc loại Above’em all. Hoàn hảo về mọi thứ . Tiếng u nó gọi là self-righteous prick ạ .

    “còn CHẾT rồi thì tưởng nhớ và bảo tồn, phát huy những giá trị các cụ để lại”

    Ngoại trừ họ là những kẻ bất nghĩa, bất hiếu, thoái hóa, phản bội … Nói thì kính trọng này kia, nhưng làm thì cứ như nhổ phẹt vào mặt . Ngô Huy Cương là 1 ví dụ khá xinh sắn & sinh động .

    “Chết rồi xây mồ to mả lớn, cúng lễ linh đình đâu phải là báo hiếu”

    Cũng còn tùy nhà giáo mẫu mực ạ . Có công với Tổ quốc, cũng là với quê hương đất nước thì chính quyền đại diện cho đất nước xây lăng để tưởng nhớ . Lăng Lê Văn Duyệt rồi bao nhiêu lăng, đền thờ thờ các vị anh hùng có công với này nọ, có cả đền thờ Sầm Nghi Đống, rồi lăng Quan Vân Trường, đền thờ Khổng Minh … Họ rất xứng đáng, không nên ganh tị với họ . Hãy làm điều gì xứng đáng thì Tổ quốc sẽ ghi công

    “Người thường đâu có năng lực như Bồ Tát Mục Kiền Liên”

    Rất đúng . Trí thức mình hổng phải người thường nên hễ ai mà họ kính trọng kick the bucket, họ biết ngay người đó sẽ về với thế giới người hiền Mác-Lê-Mao-Hồ-Xít . Tớ cũng mong như vậy .

    “Nếu cứ nghe người ta xui, rồi cúng lễ để cứu vớt cha mẹ khỏi địa ngục, hoá ra xúc phạm các cụ và cống tiền cho kẻ lừa đảo?”

    See, định hướng Xã hội chủ nghĩa là đây . Nếu cha mẹ mình có tội thì nên để họ ở yên ở hỏa ngục . Cúng tiền để cha mẹ mình thoát ra khỏi những cực hình đó là chính mình cũng có tội . Nhờ những người như thế này TA mới có chuyện con đấu tố cha, và hổng ít trẻ con miền Nam đã tố bố mẹ thời cải tạo tư bửn

    “trong các văn bản của Đảng CSVN về “Xây dựng hệ giá trị gia đình trong giai đoạn mới” làm gì có giá trị HIẾU THẢO, BÁO HIẾU”

    Và như nhà giáo mẫu mực đã trưng hình gia đình như 1 kiểu mẫu, gotta say rất đúng . Làm quái gì có “giá trị HIẾU THẢO, BÁO HIẾU”

    “Càng nghĩ càng thấy nó cứ mung lung”

    Đúng thế nhà giáo mẫu mực ạ . Ignorance is bliss, nghĩ ngợi chỉ tổ rức óc chứ chả được con mịa gì . Ở tuổi gần Bác xa Trời như các vị lão thành tinh, lộn, cách mạng nhà mềnh, các bác nên học lại tư tưởng Hồ Chí Minh, và dùng truyền thống kính lão đắc thọ của xứ mềnh mà giảng dạy lại cho các thế hệ sau . Nhờ hồng phúc của nước nhà, các bác vưỡn còn sống lâu, đủ để học lại tư tưởng Hồ Chí Minh twice over, hổng thiếu 1 chữ . Vả lại khi tới lúc Bác gọi về với thế giới người hiền, mình cũng ít lo lắng là sẽ bị Bác nọc ra đánh cho toác cái mông thế sự .

  4. Bác MV Trang đừng viết dài dòng chuyện không cơ bản.
    Xin bổ nhiều nhát vào cái phương châm Đạo Pháp – Dân Tộc – XHCN.
    Nó khiến Phật Giáo VN thành quốc doanh.
    Nếu nói chính xác thì hiện nay Phật Giáo đã thành đứa sư biến thái.

    Chó nó cũng biết Marx căm hận tôn giáo, đòi bọn kế thừa tiêu diệt tôn giáo.
    Vậy mà ở VN có bọn “sư cao cấp” lại lấy CNXH làm phương châm “phát triển xuống âm ty”

Comments are closed.