15-8-2023
Trong cuộc “gặp gỡ” với gần hai triệu nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói lời “nhận lỗi vì chưa làm cho xã hội hiểu được ngành giáo dục”. Thú thật, tôi, gần 35 năm trong ngành, nghĩ mãi mà còn chưa hiểu nổi, huống hồ là cả xã hội?
Tôi không thể hiểu nổi, rằng tại sao đã gọi là “giáo dục phổ thông” mà không miễn học phí cho toàn dân, ngược lại hàng năm lại tăng học phí và thu đủ các loại phí, chồng chất thêm gánh nặng cho dân?
Tôi không thể hiểu nổi, rằng tại sao luật miễn học phí cho ngành sư phạm, nhưng chỉ cho hệ đào tạo chính quy, trong khi lại đẻ ra hệ vừa làm vừa học tràn lan, cũng là sư phạm, nhưng lại thu học phí trên trời? Miễn học phí cho sinh viên sư phạm chính quy, nhưng mỗi sinh viên chính quy ra trường như đứa con bị bỏ chợ, trong khi hệ vừa làm vừa học thì đã hợp thức hóa bằng cấp và chiếm hết chỗ làm, buộc sinh viên chính quy phải chạy hàng trăm triệu mới có thể chen chân vào nghề mình được học?
Tôi không thể hiểu nổi, rằng tại sao lương giáo viên ba cọc ba đồng, dù đã có kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề vẫn phải vét túi đóng tiền để học thi đủ các loại chứng chỉ, từ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đến tiếng Anh, Tin học, chứng chỉ giữ ngạch, nâng ngạch? Không ai có thể giải thích tại sao nhiều giáo viên có năng lực và tự trọng bỏ nghề hàng loạt, để còn lại và gia tăng trong biên chế lại là thành phần không biết làm gì bèn đi làm giáo viên?
Tôi không thể hiểu nổi, rằng tại sao Bộ càng hô to khẩu hiệu “nói không với bệnh thành tích” thì bệnh càng trầm trọng hơn? Trên đời chẳng có ai phát triển toàn diện nhưng tại sao vẫn duy trì cái gọi là “giáo dục toàn diện” bắt học sinh phải giỏi tất cả các môn, nay là đạt chuẩn 5 phẩm chất, 10 năng lực, từ đó đã và đang thúc đẩy thêm nạn chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, cấy điểm để đạt thành tích toàn diện?
Tôi càng không thể hiểu nổi, rằng tại sao giáo dục lại như kẻ đi lộn ngược, đầu cắm xuống đất, chân chổng lên trời để không cần giống ai? Chương trình các cấp học phổ thông tại sao lại nặng nề khó nhọc hơn cấp đại học và sau đại học, đến mức trẻ em vào mầm non và thi các cấp khổ sở hơn làm tiến sĩ và giáo sư?
Tôi không thể hiểu nổi, rằng tại sao sau mỗi lần cải cách là mỗi lần chất lượng giáo dục càng xuống cấp và rối loạn? Sách giáo khoa không chỉ càng viết càng sai mà phải chăng còn cố tình đánh đố để gia tăng dạy thêm, học thêm? Tôi càng không hiểu nổi, tại sao Bộ trưởng tuyên bố “chống văn mẫu” mà sách mẫu, không chỉ văn mà toán, lý, hóa, địa, sinh… đều học và làm theo mẫu, kể cả giáo viên cũng dạy theo giáo án mẫu?
Tôi càng không thể hiểu nổi, rằng tại sao Bộ trưởng kêu gọi “hãy hành động vì một nền giáo dục thực chất” mà kết quả giáo dục ngày một ảo và giả dối hơn? 99% học sinh khá và giỏi, 99% học sinh tốt nghiệp phổ thông, nếu đó là thực chất thì còn cải cách làm gì cho tốn hàng ngàn ngàn tỉ đồng?
Tôi càng không hiểu nổi, tại sao Bộ trưởng nói “mỗi Hiệu trưởng không phải là một ông quan giáo dục” mà các Hiệu trưởng đều gần như trở thành ông vua một cõi, đủ mọi quyền trấn áp giáo viên, làm cho giáo viên sợ hãi đến mức biến thành kẻ câm hoặc nô lệ cho Hiệu trưởng?
Ngay cả việc Bộ trưởng tổ chức cuộc “gặp gỡ” gần hai triệu giáo viên để trao đổi với 6.300 ý kiến đã là rất khó hiểu, trừ phi ngài tự đi tìm kiếm 6.300 ý kiến vuốt đuôi. Nếu muốn nghe ý kiến chân thực từ nhà giáo và xã hội, tại sao Bộ trưởng không duy trì cái trang Facebook mang tên Nguyễn Kim Sơn đã có từ trước khi nhậm chức?
Tóm lại, tôi không thể hiểu tất cả những gì ngành giáo dục đã và đang làm. Đến mức tôi cũng không hiểu nổi tôi, tại sao tôi phải tận tâm, tận lực đào tạo nguồn nhân lực đúng thực chất theo yêu cầu, trong khi xã hội không cần loại nhân lực như vậy?
Tôi vừa đi Châu Âu chỉ có một tháng mà hiểu hết những gì giáo dục Châu Âu đã và đang làm. Họ làm ngược với những điều khó hiểu ở trên, ngài Bộ trưởng thân mến ạ!
Theo thiển ý thì tác giả CML.không hiểu nổi là vì ông cứ đinh ninh giáo dục nói chung
là phải mang lại kiến thức và giảng dạy cả về nhân cách cho người đi học nhưng ông
chưa hiểu là nền giáo dục của CS. nhằm NGU DÂN và CÔNG CỤ jóa con người !
Tác giả vốn là 1 trong số ít nhà giáo còn có lương tri nên…thiếu thực tế chăng ?
Vấn đề của giáo dục thuộc tầng vĩ mô :học gì, học như thế nào…. để ra được sản phẩm. Bàn bạc cùng giáo viên để hy vọng tìm ra một thứ gì đó, cũng tạm được vì méo mó hơn không có, nhưng qua đây biểu hiện sự bế tắc trong tư duy,không nhìn thấy đâu là cốt lõi của vấn đề, học vất vả mà không ra sản phẩm thì học để làm gì… Bệnh thành tích? Nếu thành tích mà là những sản phẩm bằng vật chất hoặc con người… thì cái bệnh này đáng yêu làm sao.Hiểu được như vậy người ta sẽ phỉ nhổ vào những tiêu chuẩn mà ngành giáo dục đặt ra…
Tui cũng hơi bị nghi về cái pằng thiến sĩ của bác Tọng nú, không piết do thằng phải gió nào dziết mà càng đọc càng thấy hơi… ngu ngu?
Đây rõ ràng là “chủ trương” của anh Chọng, anh đưa toàn đười ươi vào ngồi ghế bọ chưởng ráo rục, hết Ác Nhân đến anh ngọng níu nưỡi và bây giờ là cha nội kiểu chuyên tu, tại chức.
Qua những bài viết tâm huyết của GS thì hiểu rằng GS là người đáng kính trọng .
Song có một thực tế cay đắng thế này ạ : Tất cả GV các cấp từ tiểu học đến THCS ( cấp 2 ) đều phải hoàn chỉnh ĐH ( tại chức ) thì mới được ở trong ngành ( có vị hiệu trưởng một trường tiểu học, không học nổi để có bằng ĐH nên bị buộc về hưu non ) .
Nhưng cái sự học ấy có ra gì đâu ! Họ muốn tốt nghiệp thì phải đóng kha khá tiền đấy ạ ( đóng tiền trong những tháng hè đi học và lúc đi thi ) . Có bằng cấp song trình độ “vũ như cẫn” ! Có một GV dạy văn cấp 3 đã làm bài dùm cho một số thầy cô cấp 1, cấp 2 ( vì họ không thể nào phân tích, bình luận nổi một bài thơ tứ tuyệt của HCM ! ) . Tất nhiên , học trò cũ, nên làm giúp thôi, chớ tiền bạc gì . Họ chi tốn tiền ở trương cao đẳng mà họ đang học ấy .
Còn học sinh học tiểu học, nhà nước bảo rằng miễn phí mà cũng tốn cả đống tiền, đủ thứ các loại .
Bộ trưởng NKS đã không hiểu cái thực tế đang diễn ra trong ngành giáo dục mà chính ngài ấy đang chỉ huy .
Chính xác, Chu Mộng Long rất đáng kính trọng . Chỉ xin bất cứ ai kính trọng Chu Mộng Long cần ủng hộ ý kiến của chính ông cho rằng phương pháp xuy đoán vô tội hổng thích hợp với tình hình thực tía của Việt Nam
Thui thì tớ trích 1 nhà giáo mẫu mực tôn vinh 1 nhà giáo khác, cũng mẫu mực hổng kém
Có một nhà giáo xứng đáng được tôn vinh: Phạm Toàn!
Sinh cùng thời với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lý lịch chỉ ghi đúng “biết đọc, biết viết”, gs Mạc Văn Trang chỉ rõ Phạm Toàn chả có bằng biếc gì hết . Nhưng được Đảng & nhà nước phong danh hiệu “Nhà giáo Nhân Dân”, thời 2 chữ “nhăn răng” kèm theo danh hiệu có giá trị cực kỳ cao quý .
Bằng con đường TỰ HỌC phi thường, Phạm Toàn … có vốn kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhất là về Khoa học giáo dục . Nhờ vậy ông đã có được diễm phúc được Đảng giao cho trách nhiệm soạn bộ sách giáo khoa cho miền Nam sắp được giải phóng . Ngoài ra, Phạm Toàn nói: Anh (Hồ Ngọc) Đại là Thầy tôi! Và Phạm Toàn cũng là đồng tác giả của bộ sách mệnh danh “công nghệ giáo dục” là đứa con tinh thần của Hồ Ngọc Đại, dựa trên chủ nghĩa Mác mà tạo ra . Cũng chính vì bộ sách dựa trên chủ nghĩa Mác, mà nhà báo Ngô Nhân Dụng cũng ca ngợi bộ sách đó là khoa học .
Nhà giáo Vũ Thế Khôi, Trưởng nam của cụ Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng đầu tiên Bộ Quốc gia giáo dục Việt Nam “Cộng Đồng”, nói cho rõ):”Nhà giáo Phạm Toàn không bao giờ dạy đối phó và nói dối”. Nhà giáo nhân dân Phạm Toàn cũng nhận định, những gì Cụ Hồ nói đều là chân lý
Tại sao TA không trở lại với bộ sách của Nhà giáo nhân dân Phạm Toàn, người, cùng với Hồ Ngọc Đại, được giải thưởng Phan Chu Trinh về giáo dục ?
1 chiện nữa liên quan tới giáo dục . 1 bài trên VNTB đặt câu hỏi về chương trình Fulb-wrong, chú trọng vào chương trình chính sách công thuộc Há Vợt . “Đầu vào” đa phần là học viên đến từ diện “Đảng quy hoạch”. Chỉ nhắc nhở thía lày, đây là cách chọn lựa nhân tài của Bộ trưởng Giáo dục Tạ Quang Bửu . Bài đặt ra câu hỏi tại sao … Thế lày dá . Ngày xưa, ông Tạ Quang Bửu đã thành công trong đào tạo ra 1 đống trí thức, người nào cũng cao quý đv các bác, trong đó có cả bè lũ 4 tên Lân-Lê-Tấn-Vượng . Phan Đình Diệu … này nọ cũng từ đó mà ra cả . Nhưng Fulb-wrong lại tóe loe như thía lày!
Các bác có thấy sự khác nhau không ? Thế hệ của Phan Đình Diệu, Phan Huy Lê được đưa qua mấy nước XHCN để học, trong khi … Chính vì lý do đó mà chương trình chính sách công đã bị anh đánh máy làm thiếu chữ cốc
Cứ làm như ngày xưa, áp dụng cách chọn lựa của Gs Tạ Quang Bửu thì phải gửi qua các nước XHCN thì lại thành công như ngày xưa thui í muh . Thay vì công cốc như bi giờ . Vũ Tóe loe hổng phải Tại Anh nhá .