5-7-2023
1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.
Sau tổng tuyển cử Quốc hội khoá I, nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trả lời phỏng vấn đăng trên báo ‘Cứu Quốc’ ngày 21/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu:
“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Ngay sau đó, chiến dịch ‘bình dân học vụ’ đã được tiến hành rầm rộ để xoá “nạn mù chữ”. “Nạn mù chữ” của năm 1946 là không biết đọc, không biết viết.
Nhưng “nạn mù chữ” thay đổi theo thước đo của tiến bộ xã hội. “Nạn mù chữ” năm 2023 là không tốt nghiệp THPT. Năm học 2023-2024, chỉ riêng Hà Nội đã có hơn 104.000 học sinh thi vào lớp 10 trường công, nhưng sau khi công bố điểm chuẩn, có hơn 33.000 học sinh phải tìm nơi học ở các trường công tự chủ tài chính và các trường tư – phải đóng học phí cao hơn. Nghĩa là hơn 33.000 học sinh này có nguy cơ không được học hết THPT, không thoát nạn mù chữ theo tiêu chuẩn của thời hiện đại.
Sau hơn 77 năm, “ham muốn tột bậc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ai cũng được học hành”, hiểu theo nghĩa tiến bộ xã hội, vẫn còn là một ước muốn chưa thành hiện thực.
2. Tại sao vào thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 rồi mà ước muốn đơn giản của các bậc phụ huynh cho con mình được vào lớp 10, được học hết THPT vẫn không thể thực hiện được?
Đối với Hà Nội, khó khăn gì mà không xây đủ trường THPT để đón trọn 105.000 học sinh kết thúc THCS? Đó có phải là bài toán không có lời giải? Không, đó là bài toán giải được.
Nói về đất đai, Hà Nội có đủ đất để xây dựng thêm trường học, đáp ứng được nhu cầu dân số gia tăng.
Đối với nội thành, để giải quyết bài toán giáo dục, y tế, giao thông, phải chấm dứt việc di chuyển dân số cơ học vào nội thành. Những khu đất mới giải phóng nhờ di chuyển cơ quan ra khỏi trung tâm, hãy dành để xây dựng trường học, bệnh viện, chứ không dành để xây chung cư.
Đối với các khu đô thị mới quy hoạch, cần dành đủ đất cho trường học, bệnh viện, với độ an toàn tối thiểu 120%. Với các huyện ngoại thành, vấn đề đất cho trường học là bài toán đơn giản.
Về tài chính, cũng không phải là vấn đề khó đối với Hà Nội. Thử làm một phép tính ước lượng thô.
Để phục vụ cho 33.000 học sinh lớp 10, cần xây trường đủ chỗ 100.000 học sinh bao gồm 3 khối 10-11-12. Nếu mỗi trường có 2.000 học sinh thì phải xây mới thêm 50 trường THPT. Theo quy định, mỗi học sinh cần 1,5m2, thì mỗi trường phải có tối thiểu 3.000m2 xây dựng, dành cho phòng học. Tính dự phòng 50% nữa cho các phòng ban, khu vực phụ trợ thì mỗi trường cần 4.500 m2 xây dựng. Giá xây dựng 10 triệu đồng/m2 (cho nhà 3 tầng) thì mỗi trường cần 45 tỷ đồng. Dự báo một cách rộng rãi cho cả trang thiết bị, 100 tỷ đồng là đủ để xây dựng một trường học cho 2.000 học sinh.
Như vậy, không tính tiền đất, để xây dựng thêm 50 trường mới cho 100.000 học sinh, cần nguồn kinh phí không quá 5.000 tỷ đồng. Nhìn Hà Nội tiêu tiền qua dịp Covid, cũng như điểm qua các con số thất thoát trong các dự án, thì tìm 5.000 tỷ đồng cho 50 trường học không phải là quá khó.
Sẽ có người phê phán ước lượng thô này. Nhưng để cho tư nhân đầu tư, 100 tỷ đồng chắc chắn đủ để xây dựng một trường học (nhà 3 tầng) khang trang cho 2.000 học sinh, có cả bể bơi lẫn các phòng tập thể thao đa năng và chuyên dụng. Còn nếu ai đó đầu tư hơn 100 tỷ đồng, thì đơn giản là vì họ dư thừa tài chính.
Giải quyết vấn đề không đủ chỗ vào lớp 10 trường công chỉ là một phía. Phía khác là giải bài toán xoá bỏ áp lực chọn trường vì phân biệt đẳng cấp, và xoá bỏ gánh nặng thi cử. Đây là một bài toán không dễ, vì còn liên quan đến tư duy của phụ huynh và học sinh hình thành do hệ quả của nền giáo dục nặng thi cử, nặng hình thức, thiếu thực tiễn trong suốt mấy chục năm qua. Muốn giải bài toán này thì phải đổi mới nội dung giáo dục, đổi mới thi cử.
Muốn đổi mới thi cử, thì trước hết phải đổi mới nội dung giáo dục. Đã dai dẳng nhiều chục năm, học sinh chúng ta phải học nhiều điều vô ích, tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức. Đã đến lúc phải có cuộc cách mạng về học. Nếu không thay đổi sẽ không có chỗ đứng trong thời đại cạnh tranh toàn cầu. Đã đến lúc phải: Học điều cần thiết cho cuộc sống, cho công việc, cho sự nghiệp; Học điều đam mê yêu thích; Học điều khuyến khích toả sáng năng khiếu cá nhân.
Con đường của 3 điều học vừa nêu là lựa chọn chuyên môn theo năng khiếu, là lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích, đào tạo và thực hành, càng sớm càng có lợi thế. Khi đi theo con đường này, thì trường nào cũng là trường chuyên. Sự lựa chọn trường sẽ bớt dần gay gắt.
Việt Nam đang quá chậm trễ trên con đường chuyên môn hoá. Không chuyên môn hoá cao, không thể tiến xa trong thế giới cạnh tranh cay nghiệt ngày nay.
Internet, trí tuệ nhân tạo, tiến bộ công nghệ cung cấp cho học sinh phổ thông ngày nay một không gian tri thức rộng lớn ngoài sức tưởng tượng. Tốt nghiệp THPT là điều sơ đẳng đối với bất cứ học sinh nào khi kiểm tra thi thức đúng theo sở thích năng khiếu, chứ không phải những đề thi giáo điều, đã hành hạ và hạn chế sự sáng tạo cá nhân trong suốt mấy chục năm qua.
Kiểm tra và đánh giá định kỳ hàng năm là nhiệm vụ của giáo viên và nhà trường. Nhưng dứt khoát phải xoá bỏ các kỳ thi giữa các cấp.
3. Không riêng Hà Nội, mà TP.HCM và các tỉnh thành khác cũng đối mặt với các vấn đề tương tự. TP.HCM cũng có số lượng học sinh kết thúc THCS tương đương với Hà Nội. Và TP.HCM cũng có hơn 30.000 học sinh không có chỗ vào lớp 10 trường công.
Nhưng có lẽ TP.HCM sẽ giải quyết bài toán “ai cũng được học hành” hết THPT sớm hơn Hà Nội?
4. Nhiều nước TBCN không đặt mục tiêu tiến lên CNXH, nhưng lại đặt mục tiêu đầu tư lớn cho phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế. Ở các nước đó, miễn phí giáo dục đến hết bậc THPT cho học sinh. Chúng ta nói xây dựng CNXH, nhưng chưa từng thấy vị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nào có chương trình xoá “nạn mù chữ” hết THPT; cũng chưa từng nghe Tổng bí thư hay Thủ tướng đặt mục tiêu ‘miễn phí giáo dục phổ thông’?
CNXH là những điều cụ thể, định hướng XHCN cũng là những điều cụ thể, chứ không phải những điều viển vông mờ mịt.
Việt Nam có kịp miễn phí giáo dục phổ thông trong thập niên này?
“Nhiều nước TBCN không đặt mục tiêu tiến lên CNXH, nhưng lại đặt mục tiêu đầu tư lớn cho phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế”
Chỉ những lãnh đạo thiên tả mới làm chiện này . Những lãnh đạo cánh hữu lên thường cắt chi phí cho giáo dục, vì nghĩ giáo dục chủ yếu đào tạo những người thiên tả .
Những ai phe cánh hữu ở VN cứ lo lắng mãi . Đổi Mới đã lập nên 1 chính quyền cánh hữu, chuyên chính tư bửn lật đổ nền Dân Chủ có được nhờ đánh đuổi Mỹ & bè lũ tay sai gòi .
Thời nay, đấu tranh cho Dân Chủ là sát cánh với những người Cộng Sản chân chính nhứt để đánh đổ chế độ cánh hữu chuyên chính tư bửn, tất nhiên, 1 cách ôn hòa & có học
Thói xấu cố hữu của chủ nghĩa tư bản là sự phân chia không đều sự sung sướng; thói xấu cố hữu của chủ nghĩa xã hội là sự phân chia đều nỗi bất hạnh.
— Winston Churchill
Thói tốt cố hữu của CNTB là sự phân chia đều tri thức giáo dục; thói tốt cố hữu của CNXH sự phân chia không đều giáo dục ( phải có trường chuyên)
HCM. đúng là một thiên tài diễn xuất, vượt xa những ngôi sao kịch trường hay điện ảnh
tài ba nhất từ Đông sang Tây ! Mặt ngoài thì ông ta luôn tuyên bố những lời hay ý đẹp
không thể nào chê hay bắt bẻ được nhưng thực tế thì chủ nghĩa mà ông ta tin tưởng đem
về nước VN. và xây dựng lên chê đõ CS. này hầu hết đều trái ngược lại ! Do đó mới lừa
gạt được đa số trí thức thời ấy theo ông ta, nói chi mấy khoa bảng xhcn. bây giờ ?
Trừ mỗi việc là xoá nạn mù chữ, dù việc này đuợc “ăn may” nhờ thời gian (lịch đại).
Ngay cả tiền xây & furnished cho 1 trường học chỉ bằng phần trăm cực nhỏ so với operation & maintenance cost x thời gian hoạt động, “tư nhưn” nào sẽ bỏ ra ? Như Đảng gọi “tư bửn” là “kinh tía thị trường”, Ts NNC gọi “doanh nhưn” là “tư nhưn”. Provide họ hiểu biết, họ sẽ dùng tiền để mua thẻ xanh cho cả gia đình & lập ATK ở nước ngoài -it dont come cheap- hơn là đổ vô làm “thiện nguyện” cho VN. Vì nhiều lý do, giá của việc lập ATK’s ở nước ngoài hổng hề rẻ, và giá maintain cái ATK nước ngoài cũng khá mắc mỏ, thời buổi vật giá leo thang hậu-Covid. Chưa kể bất cứ làm cái gì tỏ ra mình có tiền ở VN là răng như ì, trở thành lòi roài . Như Ts NNC khoe bộ đồ chơi golf của mình vậy . Từ trước tới giờ, chỉ có chị Phượng là có đủ ô dù & tài chánh để bỏ tiền ra xây dựng 1 ngôi trường mà tiền đó có thể xóa nghèo cho vài cái làng, hổng chỉ là cái làng có cái trường . Tất nhiên, đã hổng tính đến gương Pablo Escobar ở đây . Loài ruồi muỗi đoán next would be Lê Kiến Thành, nhưng chắc hắn nghĩ kệ tía tụi nó làm chủ tập thể mí nhao
Rùi còn operation & maintenance costs x thời gian xử dụng, doanh nhân nào đủ ngu mà chịu thấu ? Mà cái gì cũng nhà nước, thì ngay cả các báo đài tiếng Việt hải ngoại cũng lo quắn lên về ngân sách của Đảng . Chỉ còn cách Đảng cần quẳng bớt gánh lo đi mà vui sống, từ của Đảng là “xã hội hóa”. Chưa kể 1 số trí thức đáng kính trọng, Gs Nguyễn Đình Cống & Ts Nguyễn Quang A là 2 ví dụ sáng láng, quan niệm giáo dục là 1 đặc quyền/ân, chỉ dành cho những kẻ xứng đáng . Thế là Đảng bập luôn, áp dụng ngay & luôn .
“CNXH là những điều cụ thể, định hướng XHCN cũng là những điều cụ thể, chứ không phải những điều viển vông mờ mịt”
Rất chính xác . Tớ sẽ đưa lập luận này của Ts Nguyễn Ngọc Chu để phản biện TẤT CẢ những ai cho rằng CNXH là những điều viển vông . Một ý nữa của nhận định này đó là để thực hiện được hoài bão của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta PHẢI đi vào con đường của Chủ nghĩa Xã hội, có nghĩa Mỹ aint yo cup of tea. Spit it out!
Chính vì những yếu tố trên mà ngay cả những ước muốn của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu là thực hiện hoài bão của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện giờ khá là viển vông . VN hiện nay tồn tại quá nhiều lực cản cho việc này, chủ nghĩa phát xít, tư di phá hoại thay vì đóng góp, đó là chưa kể hết-biết-phải-gọi-là-gì . Tiến sĩ Toán thì đụng tới vấn đề nào liên quan đến toán là tổ trác, nhưng viết giáo trình cho các ngành khác . Và rất có thể các ngành khác đang viết giáo trình cho ngành toán . Có nghĩa ngay cả những đề xuất xuất phát từ tấm lòng trung kiên với Đảng, nếu thực hiện thì … câu hỏi nhức nhối của bà Bùi Thị Nở lại văng vẳng bên tai
Tuy vậy, với tư duy của những người như Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, ông có thể bắt đầu bằng phản biện những người như Gs Nguyễn Đình Cống hay ông thiến sót Nguyễn Quang A . Nếu phản biện thành công những điều/người sai trái tới độ hổng còn (cần) biết tới đúng-sai, its half way trên con đường đưa tới sự ĐÚNG ĐẮN . Sau khi nắm bắt được cái gì là Đúng, tất nhiên hổng bảo đảm được những đề xuất của Ts NNC sẽ có giá trị hơn, but its a freakin start. Còn hơn những người khác, hổng cần biết điểm dừng ở đâu, chỉ biết cắm đầu cắm cổ nhắm mắt mà chạy như đám khùng .
Tao cứ viển vông đấy, làm gì được tao ?
Bài này của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, dù chưa tới đẳng cấp “quốc sư” (thay quốc = tiên thì có vẻ thích hợp hơn), nhưng đã có những tiến bộ rõ rệt . Nhưng vì là Tiến sĩ, nên khá là … uh, nói thế nào nhẩy … cực kỳ viển vông, nhưng không phải là không thể . Với đk tư di dân TA, nhất là đám trí thức giáo sư tiến sĩ, phải có 1 sự thay đổi về cơ bản . Thui thì đây là 2 hào của tớ
– Rất hoan nghênh Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đã (ráng) học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, và có lẽ đây là lần duy nhất, Ts NNC đã không nhổ toẹt vào họng Cụ Hồ . Make it the 1st, hopefully many to come, của giới trí thức nước nhà .
– Tất nhiên, những đề nghị của Ts NNC đưa ra để “giải quyết” vấn đề … Còn chỗ nào vô tích sự hơn nữa không, nên đưa ông này vô làm . Đúng, tất cả những “dự án” đều xuất phát từ bộ lòng của Ts NNC, vốn trong sạch -today’s standard, hoặc như Huy Đức, “hổng thể hiểu theo nghĩa thông thường”- hổng có vấy bẩn . Chỉ đừng hỏi tiền đánh golf của ổng từ đâu ra . Thế giới đã chứng kiến khá nhiều đổ vỡ xuất phát từ những bộ lòng còn sạch hơn của ông Ts này, one more wouldnt hurt, would it? Vứn đề là có thể đem VN ra làm thử nghiệm cho 1 dự án còn …. (fill in the blanks) hơn đứt “công nghệ giáo dục” của Hồ Ngọc Đại ? If yes, be my statistical guest. Nhưng đừng nói là hổng có ai báo trước
– Ts Nguyễn Ngọc Chu là tiến sĩ TOÁN, again, nhấn mạnh TIẾN SĨ TOÁN. Và cũng như các trí thức nhà mềnh, ổng đã viết những bài đủ để làm giáo trình cho những ngành khác . Nhưng “TOÁN” … Tiến sĩ Toán của Zimbabwe 1923 hổng tệ bằng ông này . Lấy ví dụ “Về tài chính, cũng không phải là vấn đề khó đối với Hà Nội … Nhưng để cho tư nhân đầu tư”. Lemme Phúc Kđinh stop here. Hes Phúc Kđinh xítting everyone, rite? Thằng con tư nhân nào đủ ngu để “đầu tư” vào những thứ của khỉ này ? Lemme break it down fo ya, trường học có làm ra đồng lợi nhuận nào không ? Còn nếu để tư nhân làm, thì trường đó sẽ biến thành trường tư, tức là học sinh sẽ phải trả học phí . WTF he want again, 1 nền giáo dục miễn phí ? Và cái bài toán đơn giản của ổng, tính toán 1 hồi lại cho ra 1 kết quả hoàn toàn trái ngược. How’s that for “quốc sư” fo ya?
i bet đám chiên da thổi ống đu đủ trên phê ke búc của hắn sẽ bất chấp mọi thứ mà ca tụng chả lên mây xanh . tell me somethin i dont know.
Chỉ nói thía lày, it takes a whole lotta moolah để maintain 1 trường cỡ 200 hs khoảng 4 lớp thời tớ, ngoài chi phí xây & furnished trường . Lương giáo viên, nhân viên, học cụ, sách vở … mà hổng cho ra được 1 cắc bạc nào, & mỗi năm chi phí chỉ tăng chớ hổng giảm . Did i mention vẫn hổng cho ra 1 cắc bạc nào ? Its a Phúc Kđinh investment nitemare mà nobody in the rite mind would have EVEN thought of this xít . Nhưng Ts Nguyễn Ngọc Chu nhà ta đek phải người thường . Ông có năng khiếu nghĩ ra những trò điên dại nhất, rùi lấy dân ta làm thí nghiệm, như Chu U Vương lừa quân đội các nước láng giềng để đổi lấy 1 tràng cười của Bao Tự .
còn tiếp