Trân Văn
11-6-2023
Tiếp theo phần đầu
Thiếu tướng Phạm Bá Hiền quê ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm tương đồng với ông Phạm Bá Hiền thứ ba – cùng sinh năm 1972, cùng buôn vải ở Sài Gòn, cùng… có “quan hệ thương mại” với một đơn vị do quân đội thành lập…
Việc “một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh” thừa nhận ông Phạm Bá Hiền thứ nhất cũng là ông Phạm Bá Hiền thứ hai (1) chính là sự thừa nhận những tuyên bố của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam về sự “quyết liệt” trong phòng chống tham nhũng chỉ đơn thuần là “quyết” làm cho… “liệt”.
Bởi các hệ thống “quyết” làm cho… “liệt” nên mới có chuyện từ tỉnh đến huyện, xã nhất trí lờ đi việc thâu tóm đất đai, xây dựng lâu đài không phép ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, thậm chí còn công khai thú nhận với báo giới: “Không lập biên bản đình chỉ khi biết việc sai phạm là vì không ai dám ký vào biên bản sai phạm đó” (2).
Bởi hiểu các hệ thống “quyết” làm cho… “liệt” nên dù biết rất rõ lai lịch của ông Hiền – một người chỉ buôn vải ở Sài Gòn, do doanh nghiệp của ông ta sáp nhập với doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng mà trở thành sĩ quan quân đội rồi trở thành… tướng nhưng bởi ông Hiền đang… lên nên lãnh đạo Hà Tĩnh mới tổ chức đón rước trọng thể, mới thỏ thẻ mong ông Hiền… “tiếp tục theo dõi, dành nhiều tình cảm và luôn đồng hành cùng quê hương Hà Tĩnh, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng địa phương” (3).
Không chỉ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ xã huyện đến tỉnh xem sự ngang ngược khi thâu tóm đất, xây dựng lâu đài của gia đình ông Hiền là bình thường, xem sự giàu có bất thường của gia đình ông Hiền là bình thường, xem con đường trở thành Thiếu tướng, Tư lệnh một binh đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam là đương nhiên mà ở thượng tầng cũng vậy. Không như vậy, giới lãnh đạo toàn quân không dọn đường để cất nhắc đồng chí Phạm Bá Hiền.
Thiếu tướng Phạm Bá Hiền quê ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm tương đồng với ông Phạm Bá Hiền thứ ba – cùng sinh năm 1972, cùng buôn vải ở Sài Gòn, cùng… có “quan hệ thương mại” với một đơn vị do quân đội thành lập để “làm kinh tế”, hết sức “liều lĩnh” nên cùng vi phạm pháp luật (một ông dính líu đến tự tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng lâu đài trái phép, một ông liên tục giả mạo giấy tờ để gian lận thương mại tới mức phải khởi tố [4]).
Thiếu tướng Phạm Bá Hiền – Tư lệnh Binh đoàn 16 và ông Phạm Bá Hiền – Phó Giám đốc Chi nhánh 3 của Công ty Thăng Long có phải là một chăng? Nếu phòng chống tham nhũng thật sự quyết liệt chứ không phải “quyết” làm cho… “liệt” thì các hệ thống đã phải vào cuộc để xác định thực – hư và công bố sớm để bảo vệ “niềm tin” của dân chúng, để làm rõ việc một “anh buôn vải ở Sài Gòn”, trở thành sĩ quan quân đội do doanh nghiệp sáp nhập với “đơn vị quân đội làm kinh tế” và gửi đi “đào tạo cơ bản qua các trường: Học viện Lục quân, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Hành chính Khu vực II,…” rồi phong tướng có phải là sắp đặt không? Những… “Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của chính phủ, Bộ Quốc phòng, danh hiệu ‘Chiến sĩ thi đua toàn quân’, ‘Chiến sĩ thi đua toàn quốc’ cùng nhiều phần thưởng cao quý của đảng, nhà nước” đã trao cho Đại tá Phạm Bá Hiền quan trọng hơn việc xem xét vì đồng chí đại tá giàu có bất minh và tai tiếng đến mức như vậy?
Làm sao có thể xem là “quyết liệt” phòng chống tham nhũng khi giới lãnh đạo toàn quân thản nhiên gạt bỏ tất cả những yếu tố lẽ ra phải xem là chính yếu để đề nghị chính phủ, quốc hội, nhà nước phong tướng cho một người có rất nhiều dấu hiệu đáng ngờ về mức độ trong sạch như đồng chí Đại tá Phạm Bá Hiền?
Chính phủ, quốc hội, nhà nước đã cũng như đang vận hành, giám sát thế nào mà giới lãnh đạo toàn quân dám qua mặt như thế? Về logic, giới lãnh đạo toàn quân chỉ có thể liều lĩnh như thế khi chính họ tin rằng “quyết liệt” chỉ là “quyết” làm cho… “liệt”. Sự… “quyết liệt” đã trưng bày khi xử lý những scandal như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) không phải là quyết liệt theo đúng ngữ nghĩa của hai từ này. Sự “quyết liệt” đó chỉ có tác dụng khiến những cá nhân cảm thấy… trống lưng chùn tay, bất động làm cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tê liệt, kinh tế – xã hội hỗn loạn tới mức giới lãnh đạo các hệ thống phải vận động “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.
Kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị này, Ủy viên BCH TƯ đảng kia, tống giam Bí thư nọ, phạt tù Chủ tịch một số tỉnh,… đã cũng như đang được trưng bày để giới thiệu sự “quyết liệt” trong phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên việc trao cho ông Phạm Bá Hiền hàm Thiếu tướng hay việc ông thản nhiên phô bày sự giàu có bất minh của gia đình ông qua tổ chức “vinh quy bái tổ” trong bối cảnh các hệ thống rất… “quyết liệt”, chứng tỏ “quyết liệt” chỉ dược dùng như… trang sức. Đâu phải tự nhiên mà thay vì “quyết liệt đấu tranh với những biểu hiện sai trái”, giới lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh lại hoan hỉ chia vui với “bạn” Hiền dù biết rõ “bạn” thế nào. Ông Hiền không phải là trường hợp cá biệt mà chỉ là ví dụ mới nhất.
***
Tháng trước, Ban Nội chính của BCH TƯ đảng khóa 13 tổ chức họp báo để “thông báo về kết quả cuộc họp Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng – chống tham nhũng, tiêu cực” (5). Người ta phát giác ông Nguyễn Văn Yên – một trong hai Phó Ban Nội chính mang đồng hồ hiệu Patek Philippe model World Time Mecca. Giá bán chiếc đồng hồ mà ông Yên sử dụng khoảng 260.000 Mỹ kim (6), nếu quy ra đồng Việt Nam thì chừng sáu… tỷ!
Sau khi phát giác vừa kể lan rộng trên mạng xã hội và bùng lên thành scandal (7), thay vì được thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền – vốn không ngừng quảng cáo là đang… “phòng, chống tham nhũng một cách đồng bộ, quyết liệt” hành động… “kịp thời” hoặc ít ra, cũng hứa sẽ làm gì đó trước biểu hiện về sinh hoạt xa hoa đến mức khó tưởng của ông Yên để thêm một lần nữa… “khẳng định quyết tâm rất cao của đảng, nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” thì thiên hạ chỉ thấy các cơ quan truyền thông chính thức như Thanh Niên, VnExpress,… hoặc do thiếu kiến thức về xa xỉ phẩm, hoặc do… “thiếu cảnh giác cách mạng” khi lựa chọn hình ảnh, khiến ông Yên nói riêng và đảng nói chung bị… “xuyên tạc, bôi nhọ”, vội vàng cắt cụt cánh tay ông Yên mang đồng hồ trên tấm ảnh họ lỡ chọn đăng (8).
Ông Nguyễn Văn Yên vốn là Vụ trưởng Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc của Ban Nội chính BCH TƯ đảng. Ban Nội chính của BCH TƯ đảng là “cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCH TƯ đảng và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng – chống tham nhũng, cải cách tư pháp, đồng thời là cơ quan chuyên về công tác nội chính của đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương”. Đầu năm ngoái (1/2022), ông Yên được Ban Bí thư lựa chọn và bổ nhiệm làm Phó Ban Nội chính. Vào thời điểm đó, ông Phan Đình Trạc – vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là thành viên Ban Bí thư – khẳng định, việc lựa chọn, bổ nhiệm ông Yên là “sự ghi nhận quá trình phấn đấu, rèn luyện lâu dài của ông Yên” (9).
Ai cũng biết, nếu thanh liêm, chẳng viên chức nào có thể dư giả tới mức không cần đắn đo về giá để sắm đồng hồ như vậy, song chuyện đó không quan trọng bằng việc lãnh đạo cơ quan chuyên trách “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” thản nhiên phô bày sự giàu có của ông ta trong sinh hoạt thường nhật. Tình huống này chỉ có thể xảy ra khi Tổng Bí thư, các thành viên trong Bộ Chính trị, các thành viên trong Ban Bí thư, các thành viên trong BCH TƯ đảng, các thành viên trong Ban Nội chính của BCH TƯ đảng cùng xem điều đó là bình thường. Khi giàu có bất thường được xem là đương nhiên thì chuyện điều tra người này, kỷ luật người kia, tống giam người nọ vì tham nhũng, tiêu cực làm sao có thể xem là… “quyết liệt”? Vẫn là “quyết liệt” nếu những người như ông Nguyễn Văn Yên sẽ điều tra những người như Thiếu tướng Phạm Bá Hiền và các “đối tượng có liên quan”?
“Quyết liệt” nhưng vẫn từ chối công bố tờ khai tài sản của các viên chức trong diện mà luật buộc phải kê khai để dân chúng giám sát, góp ý,… “quyết liệt” nhưng vô hiệu hóa tất cả những nỗ lực đề nghị hình sự hóa việc giàu có bất minh, tịch thu sung công tài sản của những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản,… vừa “quyết liệt phòng chống tham nhũng”, vừa truy tìm và xử lý hình sự những cá nhân tố giác sự xa hoa bất thường của các viên chức, thậm chí điều động nhân sự sang cả Thái Lan để bắt cóc Đường Văn Thái, bởi một trong những “sai phạm nghiêm trọng” của Đường Văn Thái là tham gia thực hiện trang “Lều của đầy tớ” trên mạng xã hội nhằm “chống phá nhà nước” (10),… “quyết liệt” kiểu đó có khác gì dùng “quyết liệt” như bùa chú, một mặt, “quyết” làm cho các viên chức không cùng phe nhóm… “liệt”, mặt khác làm cho kinh tế – xã hội… “liệt” cả về hoạt động lẫn ý chí để tương lai xứ sở này, vận mệnh dân tộc này cho những cá nhân như ông Hiền, ông Yên và những kẻ “đồng hội, đồng thuyền” cùng… “quyết”!
Chú thích
(4) https://vnexpress.net/khoi-to-vu-tron-thue-tai-cong-ty-thang-long-2022845.html
(6) https://www.chrono24.com/patekphilippe/patek-philippe-world-time-mecca–id20138658.htm
(7) https://www.facebook.com/photo/?fbid=643835531119791&set=p.643835531119791
(9) https://vnexpress.net/ban-noi-chinh-trung-uong-co-them-mot-pho-ban-4422308.html
(10) https://congthuong.vn/bo-mat-that-cua-doi-tuong-duong-van-thai-250542.html
NHÀ THƠ NHÂN DÂN, LÊ PHÚ KHẢI
Thêm một đại ca lên tướng
Thêm một cô gái đứng đường
Thêm một bà già mất đất
Thêm một em bé vé số lang thang.
Thêm một lon tướng
Thêm một thằng ăn cướp đeo lon
Thêm một phiên toà ô nhục
Thêm một lời thách thức nhân dân.
Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi làm ô sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp dân oan
Nguồn Mạng.
Một cái đầu đất,
Một cái mặt mo,
Một băng cối rè,
Một trái tim đen,
Một cỗ lòng lợn.
Cốt lõi tổng lú
Tô hô như rứa.
Với tất tần tật những gì thiên hạ biết về Hiền, bộ chính trị, ban bí thư và cả bộ máy nhà nước cộng sản vẫn chuẩn thuận phong cho y hàm thiếu tướng, thì thế là quyết liệt chứ còn gì nữa.
Tất cả bọn họ lợi dụng cái sự lú lẫn của anh Chọng để dễ bề thao túng tất cả, anh ấy cứ ngồi đó mà tự hào với vị thế quốc gia đang lên. Anh nào cũng nổ sái quai hàm và ngớ ngẩn như mớ ngủ. Đảng csvn là quả báo của dân tộc, là khối ung thư.