7-4-2023
Môn Văn “nát”, có phải vì đã đổi tên thành Ngữ văn?
Trong bài “Trả lại môn văn cho nhà trường phổ thông”, tác giả Phạm Đình Trọng nêu quan điểm rằng “Phải học Ngữ Văn, không được học môn Văn, thế giới tâm hồn mãi mãi khép kín”. Vì theo ông, “Văn và Ngữ Văn hoàn toàn khác nhau, ở hai thang bậc, hai tầng nấc khác nhau. Văn là nghệ thuật. Ngữ Văn là khoa học”. Và vì thế mà “Môn học cơ bản mở ra thế giới tâm hồn, làm giầu có, sáng đẹp tâm hồn phải có tên gọi là Văn và chỉ tên Văn mà thôi”. Cũng theo tác giả, vì “Không được học môn Văn [mà phải học ngữ văn] nên “những lớp người trẻ bước vào đời xài điện thoại thông minh vẫn chỉ là hạng nửa người nửa thú”. Quan điểm này của tác giả Phạm Đình Trọng nhận được nhiều sự đồng tình của của đông đảo bạn đọc.
Tôi rất ngại bình luận, trước mắt chỉ xin điểm qua tên gọi của môn học này trong một chương trình mà nhiều người vẫn lấy làm mẫu mực: môn Quốc văn trong nền giáo dục VNCH.
Trong nền giáo dục ấy, ở cấp Tiểu học môn này có tên là Việt ngữ (dạy: Ngữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng, Chính tả, Văn phạm, Tập viết, Tập làm văn). Việt ngữ của VNCH và Tiếng Việt bây giờ là cùng một nghĩa.
Lên cấp Trung học (Đệ nhất và Đệ nhị) thì môn này có tên Quốc văn. Dạy cái gì? Có phải chỉ dạy “văn” như tác giả Phạm Đình Trọng quan niệm? “Trong chương trình Trung học cũng như chương trình Trung học tổng hợp, môn Quốc văn tích hợp giữa 3 phân môn (Giảng văn, Luận văn, và Tiếng Việt) – Trích sách “Giáo dục phổ thông miền Nam 1954 – 1975”. Diễn giải thêm một chút: Giảng văn chính là phần đọc và phân tích, cảm nhận, bình luận… về tác phẩm văn chương; Luận văn chính là Tập làm văn; còn Tiếng Việt vẫn là học về từ ngữ, cú pháp – văn phạm… Tức, cũng y như bây giờ vậy, chỉ có điều in riêng ra thành 3 cuốn thì nay người ta in chung vào 1.
Nếu nói như tác giả Phảm Đình Trọng thì đáng ra giáo dục VNCH cũng chỉ nên dạy một phân môn thôi, là Giảng văn, và loại 2 phân môn kia ra. Đáng tiếc, họ đã không làm như thế.
Ở trang 117 của sách đã dẫn trên, nêu rõ: “Trong chương trình môn Quốc văn, phần chương trình có tính chất phổ thông gồm những môn học giúp học sinh sử dụng được tiếng mẹ đẻ, thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cần thiết cho học sinh trong khi đang học hay sau này ra đời. Ngoài ra, chương trình Quốc văn còn giúp học sinh biết thưởng thức văn chương, phát huy khiếu thẩm mỹ và hiểu biết nền văn hóa nước mình”. Xin để ý 2 chữ “ngoài ra”, có nghĩa là nó không phải là mục tiêu chính của môn học, dù không thể thiếu. Mục tiêu lớn nhất của môn Quốc văn trong nền giáo dục VNCH cũng vẫn là học được và sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tức tiếng Việt, cũng tức là “ngữ”.
Cũng xin lưu ý, đây là mục tiêu căn bản của mọi nền giáo dục. Trên thế giới, cái môn mà hiện nay ta gọi là Ngữ văn, hay tác giả Phạm Đình Trọng muốn chỉ gọi là Văn thôi, dù tên là gì thì các nước cũng cơ bản dùng nó với nghĩa là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng tại sao lại luôn gắn với tác phẩm văn chương? Vì không ở đâu mà tiếng nói dân tộc đạt đến trình độ mẫu mực như trong các tác phẩm hay. Ở đây, tác phẩm văn chương là một phương tiện dạy tiếng, bên cạnh những giá trị khác.
Còn văn chương thuần túy (nếu thật sự có cái gọi là “thuần túy”, tách khỏi tiếng nói ấy), thì đó là một chuyện thuộc về thị hiếu và năng khiếu thẩm mỹ, cũng như âm nhạc, hội họa, điêu khắc… Cái đó không thể ép tất cả phải học đồng đều như nhau. Nhưng tiếng nói dân tộc thì khác, nó đòi hỏi phải được dạy cho mọi học sinh để các em biết sử dụng và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ của dân tộc mình. Đây là mục tiêu cơ bản nhất của “môn Văn”, những mục tiêu khác chỉ là kết hợp, bổ sung, “đi kèm”, và thực hiện theo hướng giáo dục cá thể hóa theo thời gian.
Tóm lại, tên gọi Ngữ văn không có gì sai, cũng không có gì mới cả, nó xưa như môn…Quốc văn vậy. Lại thêm nữa, sở dĩ “môn Văn” luôn dạy cả “ngữ” là bởi không có văn nào có thể nằm ngoài ngữ. Không rành ngữ, không thạo ngữ thì không cách gì có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn chương. Cho nên mới có chuyện tại sao phải học tiếng Việt trước khi học văn, và khi học văn rồi thì phải luôn song hành với việc học tiếng Việt. Mọi nền giáo dục khác đều thế cả. Học Truyện Kiều chẳng phải là học một tuyệt tác tiếng Việt đó sao?
Đồng ý rằng môn Văn trong nhà trường hiện nay cơ bản là hỏng. Nhưng vấn đề của nó không phải nằm ở việc đã thay đã đổi tên gọi từ Văn thành Ngữ văn. Có chỉ ra đúng nguyên nhân thì mới chữa trị được, bằng không lại vẫn tiền mất tật mang.
Như chúng ta đã biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm trạng này của môn Văn, mà việc phân tích, mổ xẻ thì vốn cũng đã quá nhiều. Chỉ xin điểm qua vài lý do quen thuộc, như: bị chính trị hóa, lối học khoa cử, bệnh thành tích giả dối, lối dạy nhồi nhẹt, quốc nạn văn mẫu, v.v.. Cũng xin lưu ý, môn Văn không phải là nạn nhân duy nhất trong nhà trường, tất cả các môn đều chung số phận. Và cũng xin mở ngoặc, không chỉ giáo dục đang lâm bệnh, mà mọi lĩnh vực khác cũng đều gặp tai nạn không kém phần thảm khốc.
Bất cứ nền giáo dục nào cũng thuộc về một khung khổ thể chế chính trị nhất định, giáo dục Việt Nam càng không ngoại lệ. Cho nên, vấn đề của nền giáo dục nước ta không thể được giải quyết chỉ trong nội bộ nền giáo dục. Nhất thiết phải có sự thay đổi từ thượng tầng, thì những sửa chữa bên dưới (nếu có) mới mang lại hiệu quả. Bằng không, mọi cải cách đều không đi tới đâu cả, ngoài việc chuẩn bị cho đợt cải cách tiếp theo.
Giáo dục là dạy học?
Học văn là để trở thành nhà văn? Hay chỉ để học tiếng Việt? Văn chương chỉ để nói về văn chương hay có thể bàn về văn hóa, lịch sử, tâm lý, tình yêu, chính trị,…?
Không hiểu được cái khái niệm thì bàn cãi là vô ích. Cộng sản đã cố ý làm lệch lạc cách sử dụng tiếng Việt để lừa dối mọi người. Chỉ có đẹp bỏ chế độ cộng sản thì mới chuẩn hóa cách sử dụng tiếng Việt. Khi đó những khái niệm mới được tường minh.
Giáo dục không chỉ là truyền đạt tri thức và kỹ năng mà phải giúp người học hình thành được nhân cách.
Trí thức nước nhà nên đọc lẫn nhau, để biết các bác chỉ bàn loạn với nhau . Trong vấn đề này đã có người chỉ ra, cả Thái Hạo lẫn Phạm Đình Trọng đều hổng có ai đúng . Có nghĩa nếu các bác có quyền lực có thể make a difference, it couldve been worse, much worse.
Tớ nói rùi, giáo dục aint yo forte. Give it up.
Và giáo dục Ngụy cũng chả ra gì đâu . Gs Mạc Văn Trang đã chỉ rõ Thiều Thị Tân là sản phẩm, Lê Minh Dũng thì ngạo nghễ khuyên bảo Ngụy hổng nên tự sướng .
Bên vv+ có bài Nguyễn Đức Tùng ái tử thi Phạm Toàn . Hãy đem lại bộ sách của Phạm Toàn đi thôi, vẫn còn nguyên giá trị thời đại nhá
Về “danh xưng”, nếu không lầm thì hồi đó ở bậc tiểu học, các lớp “Năm”, “Tư”, “Ba” có các môn “ngữ vựng”, “văn phạm”, “chính tả”, lên lớp “Nhì”, lớp “Nhát” có môn “Việt văn” & “Tâp làm văn”, dạy/học làm luận tả tình, tả cảnh, tả vật, viết nghị luận.
Lên bậc trung học, từ lớp “Đệ THất” có môn “Giảng văn”, có giờ “kim văn”, có giờ “cổ văn”, ngoài văn chương thi phú kim cổ Việt, còn có văn chương thi phú Tây, Tàu…, lên “Đệ Nhất” có thêm môn “Triết”
Không nhớ có môn nào là môn “quốc văn”
Thật tiếc cả hai tác giả (TH & PĐT) đều thiếu kinh nghiệm và thực tế (chưa từng dự 1 giờ Quốc văn nào ở miền Nam trước 1975). Vậy tại sao không lấy 1 bài trong sách Quốc văn của Đỗ Văn Tú, Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng dạy ở TH đệ nhất (lớp 6) hay đệ nhị cấp (lớp 11) của họ mà dạy thử xem sao? Lưu ý là họ chỉ cho học MỘT quyển sách giáo khoa thôi và không chia ra đâu là ngữ, đâu là văn, cũng không lồng ghép chính trị chính em gì cả… Tất cả thể hiện qua bài luận văn mà hs làm. Nhất là học sinh không bao giờ chịu là một lũ dễ sai bảo (Une foule moutonnière.)
…