24-9-2017
“Không mua lại trạm BOT Cai Lậy!”- trả lời của Bộ Giao thông vận tải Tp.HCM đối với Hiệp hội Vận tải Tp.HCM. Lý do: Không có kinh phí! Điều này không chỉ có nghĩa là gánh nặng chi phí vận tải cho tuyến huyết mạch Tp.HCM – Miền Tây mà cả chi phí vận tải Miền Tây- Cả nước sẽ do dân chịu.
Không mua lại trạm Cai Lậy thì không mua cả những trạm BOT khác. Thông điệp rất rõ!
Có một nơi có kinh phí để mua lại trạm BOT là Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương mua lại An Phú đường ĐT 743 (qua thị xã Thuận An) từ CTCP Vật liệu và Xây dựng Bình Dương. Trạm này có số tiền đầu tư ngang ngửa BOT Cai Lậy (1.330 tỉ đồng). Cánh tài xế vui mừng vì 2 điều: 1- Không mất phí qua trạm trực tiếp. 2- Không mất thời gian mua vé.
Nhưng mua lại BOT không phải là giải pháp căn cơ!
Vì tiền mua lại cũng từ ngân sách! Và không phải tỉnh nào cũng đủ thu ngân sách tốt như Bình Dương để mua lại. Ngay cả việc mua lại BOT của Bình Dương cũng cần kiểm tra thật kỹ phần lãi ngân hàng được tính chung vào thời gian hoạt động của trạm An Phú hay không. Vì số vốn và lãi dự định trả trong nhiều năm cho ngân hàng của chủ trạm An Phú bỗng dưng nay hồi vốn và thêm được “một cục lớn” tiền lãi ngân hàng do UBND tỉnh Bình Dương trả dư ra. Dù chủ trạm An Phú đem cục lãi ấy trả hàng năm hay trả dứt dạt 1 lần (có nộp phạt hợp đồng) thì họ vẫn có lợi lớn, tiền lãi đầu tư trạm thì “ăn ngay” rồi.
Quay lại chuyện BOT Cai Lậy, bản chất của “cuộc chiến tiền lẻ” vẫn là do đặt sai vị trí trạm (từ tuyến tránh qua Quốc lộ 1). Tiếp đo mới là mức phí! Tình trạng chung của các trạm khác cũng vậy.
Sắp tới, các trạm BOT sẽ bắt buộc phải đồng loạt lắp thu phí tự động. Lúc ấy, tiền lẻ sẽ không có đất dụng võ. Thật đáng nghi ngờ về việc “câu giờ” để chờ áp dụng giải pháp “trị tiền lẻ” và thu phí tiếp. Ngay cả việc có thông tin chủ trạm BOT Cai Lậy muốn điều đình với đại diện Fanpag Bạn Hữu Đường Xa (khoảng 90.000 thành viên) để giảm giá vé loại thấp nhất từ 35.000/vé còn 22.000/vé cũng chỉ là một thủ thuật kéo dài thời gian.
Trả lại BOT về đúng vị trí của nó (tuyến tránh) và để người dân được đi con đường mình chọn (Quốc lộ hoặc tuyến tránh) mới là việc cần làm. Vì những cách vừa nêu trên đều rất xa dân, thiệt cho dân và đưa dân vô thế tìm những cách “trả tiền lẻ” mới để “câu giờ” qua trạm.
Tại buổi họp báo về những vấn đề liên quan đến trạm thu phí dự án BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Bộ GTVT khi xem xét sự việc ở trạm BOT Cai Lậy phải dựa trên yếu tố hài hòa giữa các bên Nhà nước, chủ đầu tư, người dân. Chính vì vậy, dù người dân tiếp tục phản ứng Bộ quyết định không di dời BOT”.
Câu nói ấy thể hiện tư duy của một thứ trưởng trả lời rất khéo léo. Nhưng ông Đông quên rằng khi các ông quyết định đặt trạm (sai vị trí) so với tên gọi ban đầu và mức thu phí ngất ngưởng thì sự hài hòa đáng ra nhân dân có, đã bị tước ngay khi dự án còn trên giấy.
Bản chất của vận tải là phục vụ nhu cầu vận chuyển, vận tải hàng hóa, hành khách. Dùng sự độc quyền bằng quyết định hành chính để ép dân là một điều không khôn ngoan về chính trị. Sự độc quyền ấy khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng (tăng giá hàng hóa do tăng phí vận chuyển) là sự dốt nát về quản lý.
Tôi tự hỏi, người dân từng phản đối các trạm BOT nhiều bất cập sẽ chịu đựng tiếp sự không khôn ngoan về chính trị lẫn sự dốt nát về quản lý ấy mãi chăng?
Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và xác định nhiều sai phạm song đó chưa phải là một cuộc thanh tra toàn diện các BOT cả nước. Thanh tra toàn diện, thậm chí chuyển hồ sơ qua Bộ Công an, đó mới là cách Chính phủ minh bạch thực hiện bạch hóa những bất cập thể chế trong giao thông. Và tự bóp nghẹt động mạch giao thông bằng trạm BOT không phải lỗi của Chính phủ kiến tạo. Nhưng Chính phủ không “thông dòng” giao thông cho nền kinh tế thì kiến tạo chỉ là khẩu hiệu.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ sẽ chọn cách nào?
Và cả ông nguyễn phú Trọng, Tổng bí thư sẽ xử lý sao nếu Đảng viên cao cấp trong Bộ GTVT (cả Bộ Tài chính nữa) có liên quan đến sai phạm về BOT?
Chỉ có cướp của dân thì chúng nó – cái lủ […] lửa – mới tồn tại