Người kể chuyện Pò Hèn

Tuổi Trẻ

Tác giả: Lê Đức Dục – Đức Bình

17-2-2023

Trong mỗi mặt trận, mỗi cuộc chiến, hay chỉ là một trận đánh, hầu như sẽ có vài người lính được trở về để sống và kể lại. Ông Hoàng Như Lý, cựu trinh sát đồn biên phòng Pò Hèn, là một người như thế.

Ông Hoàng Như Lý (giữa) cùng gia đình và bạn bè soạn mâm lễ cúng các liệt sĩ đồng đội tại Đài tưởng niệm Pò Hèn ngày Rằm tháng Giêng vừa qua. Ảnh: Ngọc Quang

Ông Lý chính là nhân chứng 10 năm trước đã kể với chúng tôi về cuộc chiến sáng 17-2-1979 chống quân Trung Quốc, với 45 cán bộ chiến sĩ của đồn hy sinh, qua sự kết nối của thượng tá Bùi Văn Điểm – chính trị viên đồn biên phòng Pò Hèn.

Loạt bài đầu tiên về câu chuyện Pò Hèn bi tráng đăng trên Tuổi Trẻ có được nhờ ông “bắc cầu” với những nhân chứng khác.

Người được chọn

Sau loạt bài về Pò Hèn đúng 10 năm trước, chương trình “Tháng 3 biên giới” ra đời với sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ cùng Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Câu chuyện về trận chiến Pò Hèn với những buồn vui, bi tráng được thức dậy, những đồng đội được kết nối, những kiếm tìm được thắp lên từ tấm lòng người cựu binh là trinh sát của đồn biên phòng Pò Hèn từ cuối năm 1974 đến tháng 2-1979.

Những ngày mưa rát biên ải đầu năm 2013 đó, chúng tôi không thể quên hình ảnh người cựu binh tuổi ngoài 60 trên chiếc xe Kia Morning, mà ông đùa là “con cóc”, ngược xuôi trên con đường hẹp nham nhở ổ gà ổ voi từ Móng Cái lên Pò Hèn.

Rồi từ Pò Hèn, ông đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà tình nghĩa của liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm, ra ngôi trường đã từng mang tên chị bên pho tượng đứng ở sân trường…

Gặp lại Hoàng Như Lý trong lần trở lại Pò Hèn này, chứng kiến những gì ông đã làm vì đồng đội suốt 10 năm qua, chúng tôi càng tin ông chính là “người được chọn”.

Những người đến với Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn chỉ dâng hương, tưởng niệm và tham quan tại đài tưởng niệm, nhưng với Hoàng Như Lý, hình ảnh những đồng đội hy sinh ở chốt đồi Quế, chốt trạm kiểm soát cửa khẩu hay ở đài quan sát đồi Tây luôn ám ảnh ông.

Đã bao năm ông cứ lặn lội tìm lên những điểm chốt xưa, lần theo ký ức để xác định đúng nơi đồng đội hy sinh và đánh dấu lại.

Vậy rồi dịp 27-7-2017, nhân 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ, ông tập hợp các đồng đội cũ, vác ba tấm bia đá ghi tên tuổi những anh em hy sinh ở mỗi địa danh rồi vượt núi leo dốc lên dựng bia đúng ngay nơi anh em ngã xuống.

Cắm lên đỉnh đồi một ngọn cờ đỏ sao vàng để anh linh anh em quần tụ. Cứ vài tháng, dịp 17-2 và 27-7, ông lại trèo lên đó làm lễ thay cờ.

Sau 44 năm vẫn còn liệt sĩ Nguyễn Văn Hiện (quê Đông Triều, Quảng Ninh) chưa tìm được hài cốt. Trong ảnh: ông Hoàng Như Lý và dòng tên liệt sĩ Hiện mang số thứ tự 22 trên bia tưởng niệm. Ảnh: Ngọc Quang

Không có một tấm lòng thiết tha trĩu nặng với đồng đội, chắc chắn khó để làm được những việc như ông Lý đã làm.

Lo cho người ngã xuống ở Pò Hèn, ông còn ngược xuôi về tận Hưng Yên để coi sóc ban thờ của anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, kết nối với gia đình Vũ Trọng Hùng (con trai liệt sĩ Vũ Trọng Hiên).

Hùng chào đời sau khi bố anh hy sinh sáu tháng. Ngày bố anh hy sinh trong trận Pò Hèn sáng 17-2-1979, anh còn là giọt máu hoài thai từ yêu thương của người lính biên phòng Vũ Trọng Hiên và cô thanh niên xung phong của lâm trường Nguyễn Thị Thê chứ chưa cưới xin gì.

Sau khi Hùng chào đời, những người lính của Pò Hèn, đồng đội của bố anh, đã tìm mọi cách để chị Thê và con được công nhận là vợ và con liệt sĩ. Giờ đây, cùng với ông Lý, Vũ Trọng Hùng cũng là một thành viên tích cực trong các công việc của nhóm mấy anh em đồn Pò Hèn còn lại.

“Ông mai” tổ chức đám cưới cho hai liệt sĩ

Nhưng điều ấn tượng nhất với mọi người là đám cưới của hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm mà ông Lý là người chủ xướng. Lần trở lại Pò Hèn này cùng ông Lý vào sáng 5-2-2023, đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Thật tình cờ làm sao, cũng đúng ngày này 44 năm trước, ngày 5-2-1979 ông Lý đã cùng đưa cả hai người lên gặp thủ trưởng để chuẩn bị về quê tổ chức lễ cưới, nhưng rồi chiến tranh ập đến và đám cưới ấy mãi mãi không thành hiện thực.

Ông Lý ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày 5-2-1979 là ngày mùng 9 tháng giêng năm Kỷ Mùi, Chiêm và Lượng có nhờ tôi đi cùng lên gặp đồn trưởng Vũ Ngọc Mai xin phép để về quê lo chuyện cưới xin, thủ trưởng đồng ý và ủng hộ.

Nhưng sau đó tình hình biên giới căng thẳng, cả hai đều không thể thu xếp được công việc để về quê thưa chuyện với hai bên gia đình cha mẹ, mọi việc riêng tư lúc đó phải dừng lại.

Thế rồi trong trận đánh sáng 17-2-1979 ở Pò Hèn, cả Lượng và Chiêm cùng hy sinh bên nhau.

Mỗi khi nghĩ về hai người đồng đội, ông Lý cứ cảm thấy như mình vẫn còn nợ cả hai một lễ cưới mà lẽ ra nếu không có chiến tranh, rất có thể giờ đây họ cũng đã như ông, hôm sớm vui vầy bên những đứa con và đàn cháu.

Sao lại không thể tổ chức một đám cưới cho hai liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm và Bùi Văn Lượng nhỉ?

Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7-2017, ông Lý và các anh em đồng đội cựu binh quyết định kết nối giữa hai gia đình liệt sĩ Bùi Văn Lượng và gia đình liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Bố mẹ của anh Lượng và chị Chiêm cũng đã qua đời, chỉ còn anh chị em ruột của hai bên. Để kết nối đầy đủ thành viên hai gia đình, thống nhất được câu chuyện về “đám cưới liệt sĩ” là việc chưa từng có, nhưng anh em vẫn cố gắng đi đi về về giữa Hạ Long và Móng Cái để thuyết phục và lên kế hoạch tổ chức lễ cưới.

Bàn thờ vợ chồng liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ảnh: Ngọc Quang

Sáng ngày 6-8-2017, từ Hạ Long, chiếc xe chở các đại diện nhà trai của “chú rể liệt sĩ” Bùi Văn Lượng xuất phát đi Móng Cái. Anh trai của anh Lượng là ông Bùi Văn Huy làm trưởng đoàn.

Ông Lý nhớ lại: “Khi chúng tôi vào đến nhà gái, theo sự chỉ dẫn của em trai và em dâu của liệt sĩ Chiêm, sau khi hoàn tất việc sắp đặt sinh lễ theo nghi thức, tôi được cử đại diện cho hai họ phát biểu.

Mọi người xếp hàng nghiêm trang đứng trước bàn thờ và ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Tôi mới nói được câu “Kính thưa vong linh hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm” thì mọi người ai cũng khóc, có người khóc thành tiếng to làm tôi nghẹn ngào khó nói lên lời.

Làm thủ tục cưới xin xong, hai bên gia đình và bạn bè của chị Chiêm anh Lượng cùng nhau dự bữa cơm thân mật mừng lễ vu quy và thành hôn của hai liệt sĩ. Qua giờ ngọ, sắp đến giờ đẹp đã được tính trước, họ nhà trai xin phép được “rước dâu” về Hạ Long.

Tấm di ảnh “cô dâu liệt sĩ” được đem lên xe hoa cùng di ảnh anh Lượng như một đôi tân lang tân nương cùng bên nhau về nhà chồng. Trước lúc tiễn đưa “cô dâu liệt sĩ” lên xe về nhà chồng tận Hạ Long, mọi người lại nước mắt đầm đìa thay cho lời tạm biệt.

Vậy là cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được nguyện vọng của cô chú Chiêm và Lượng, trong lòng cảm thấy cũng được thanh thản hơn, giờ đây cũng chỉ cầu mong vong hồn cô chú dưới suối vàng được siêu thoát”.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. “đám cưới của hai liệt sĩ”

    Dân XHCN giờ này có nhiều tục lệ kinh quá, bây giờ có đám cưới ma nữa . Eo ôi!

    “Cắm lên đỉnh đồi một ngọn cờ đỏ sao vàng để anh linh anh em quần tụ”

    Anh em quần tụ thế chắc lá cờ phải có nhiều sao mới vui . Có 1 sao cô đơn bỏ mịa . Tiếng u cũng có tên Lone Star, ngôi sao cô đơn

    Thui thì thế này . Giáo sư Mạc Văn Trang muốn Đảng gộp chung cái đám này lại, & gọi chung họ là loại “chính sách”, thay vì cat họ thành những thành phần “có công”. Vì thực ra mà nói, họ không “có công” ngoài công “không hiểu thời thế”. So với những người hy sinh trong công cuộc chống Mỹ, họ không những không có công

    Đám cưới ma . Kinh quá đi mất! Dân XHCN bây giờ mê tín đến mức này rồi sao ?

  2. https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=10896


    Every February in Spring, the Time of Blueberry Flowers
    **********************************************

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=10896

    http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1402519083.jpg?w=240

    For the young widow on the campus of Hanoi Polytechnical University
    in that unforgettable February 1979 .. ..

    https://www.youtube.com/watch?v=uOFhIJ7wCjI

    MẦU T͍M HOA SIM – Thơ Hữu Loan – Tô Kiều Ngân diễn ngâm

    Now February It comes back
    The Time of Blueberry Flowers
    Like an old friend soldier not seen for a while.
    He comes back to stroll along
    The Red River’s right bank to the left bank
    Where the young widow used to await him

    And he sees her smile on Hanoi University campus
    Blooming and shining again
    More beautiful now than ever before
    17th February 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=pH2gMPuNQ0k

    HOA SIM BIÊN GIỚI
    Nhạc: Minh Quang – Thơ: Đặng Ái – Trình bày: Việt Hương

    He never does last long
    The Time of Blueberry Flowers
    No longer than the month of February
    When all the Blueberry Flowers shall have withered
    But nothing will have changed for her and him both.
    As strong as before and after
    17th February 1979
    The LoveSong of their Love in the Time of War
    Will echo forever in the Northern borderline
    Like the day they met together
    On the campus of Hanoi Polytechnical University

    https://www.youtube.com/watch?v=_7LnJ5Gb28M

    CHIỀU BIʊN GIỚI – Thanh Lan

    In the early Spring 1979
    He is coming and leaving for the battlefield
    In the Valley of Death on the sino-vietnamese frontier
    Before 17th February 1979
    The Time of Blueberry Flowers

    Like a dear heroic young soldier
    In every Hanoian’s heart and menmory
    Quitely leaving us to repose in Peace forever
    For that Unforgettable Day
    17th February 1979
    As a parting White Dove, the young student left
    The campus of Hanoi Polytechnical University
    In the early Spring 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=23UFgOCE9F8

    Chiều Mưa Biên Giới -Nguyễn Văn Đông -Hà Thanh

    He is coming and leaving for the battlefield
    In the Valley of Death on the sino-vietnamese frontier
    Before 17th February 1979
    The Time of Blueberry Flowers
    Some of his beautiful Spring
    Some of his pretty Youth
    For her and him to love each other
    For an Immortal Time
    But nothing will have changed for her and him both.
    As strong as before and after
    17th February 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=KFMwFbMbq7M

    MÙA CHIM ÉN BAY – Ngọc Điệp

    The LoveSong of their Love in the Time of War
    Will echo forever in the Northern borderline
    Like the day they met together
    On the campus of Hanoi Polytechnical University
    And every February
    In the Northern borderline,
    It’s the Time of Blueberry Flowers

    https://www.youtube.com/watch?v=KdvngnIlbyg

    Mấy Dặm Sơn Khê -Nguyễn Văn Đông – Hà Thanh

    It has returned
    The season of Blueberry Flowers
    Like an old friend we meet again,
    And we see thousands of Blueberry Flowers again
    The radiance of that young student’s smile
    From Hanoi Polytechnical University
    Today more beautiful than ever

    https://www.youtube.com/watch?v=ttGUFFeIJxc

    Mầu tím hoa sim – Duy Khánh

    The season of Blueberry Flowers
    From the Valley of Death
    On the sino-vietnamese northern borderline
    In February 1979
    And the season of Blueberry Flowers never lasts
    Longer than the month of February .. ..
    Our their LoveSong will sing like the first day
    On the campus of Hanoi Polytechnical University …

    MILLIONS OF HONEST VIETNAMESE PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG D‚N VIỆT

    Hoa Rừng ~ Mike Oldfield
    1381608 vuesÂ11 mar 2013


    Mỗi tháng Hai vào Mùa Xuân về, Không-Thời gian của MẦU TÍM HOA SIM
    ************************************************

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=10896

    http://hoiquanphidung.com/upload/img/HQPD_1402519083.jpg?w=240

    Kính tặng Nàng Tô Thị chưa con – Góa phụ trẻ trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong tháng 2 năm 1979 không thể nào quên đó .. ..

    https://www.youtube.com/watch?v=uOFhIJ7wCjI

    MẦU TÍM HOA SIM – Thơ Hữu Loan – Tô Kiều Ngân diễn ngâm

    Bây giờ tháng Hai trở lại
    Thời của MẦU TÍM HOA SIM
    Như người lính lâu ngày không gặp.
    Anh trở lại dạo chơi
    Hữu ngạn sang tả ngạn Sông Hồng
    Nơi góa phụ trẻ từng đợi anh

    Và anh thấy nụ cười của em trong khuôn viên Đại học Hà Nội
    Nở hoa và tỏa sáng trở lại
    Đẹp hơn bây giờ hơn bao giờ hết
    Ngày 17 tháng 2 năm 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=pH2gMPuNQ0k

    HOA SIM BIÊN GIỚI
    Nhạc: Minh Quang – Thơ: Đặng Ái – Trình bày: Việt Hương

    Anh ấy không bao giờ tồn tại lâu
    Thời của HOA SIM BIÊN GIỚI
    Không lâu hơn quá tháng Hai
    Khi tất cả những bông Hoa Việt Quất đã héo úa
    Nhưng sẽ không có gì thay đổi đối với cả Nàng và Chàng
    Mạnh mẽ như trước và sau
    Mốc Ngày 17 tháng 2 năm 1979 từ ấy
    Bản Tình ca về Tình yêu của ĐÔI UYÊN & ƯƠNG gẫy cánh trong Thời chiến Việt-Trung
    Sẽ vang vọng mãi nơi Biên giới phía Bắc
    Như ngày gặp nhau
    Trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội

    https://www.youtube.com/watch?v=_7LnJ5Gb28M

    CHIỀU BIÊN GIỚI – Thanh Lan

    Đầu Xuân 1979
    Anh đến rồi ra chiến trường
    Trong Thung Lũng Tử Thần trên biên giới Việt-Trung
    Trước ngày 17 tháng 2 năm 1979
    Không-Thời gian của loài HOA VIỆT QUẤT

    Như Người lính trẻ Anh hùng thân yêu
    Trong mỗi trái tim và Ký ức Người Hà Nội
    Hoàn toàn rời bỏ chúng ta để yên nghỉ mãi mãi
    Cho ngày khó quên tàn bạo đó
    Ngày 17 tháng 2 năm 1979
    Như Bồ Câu Trắng chia tay, cô sinh viên trẻ ra đi
    Khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Đầu Xuân 1979

    https://www.youtube.com/watch?v=23UFgOCE9F8

    Chiều Mưa Biên Giới -Nguyễn Văn Đông -Hà Thanh

    Anh đến rồi ra chiến trường
    Trong Thung Lũng Tử Thần trên biên giới Tàu-Việt
    Trước ngày 17 tháng 2 năm 1979
    Thời của HOA VIỆT QUẤT
    Một số Mùa Xuân đẹp của mình
    Một số thanh xuân tươi đẹp của mình
    Để Nàng và Chàng yêu nhau
    Vì một Thời Bất tử
    Nhưng sẽ không có gì thay đổi đối với cả Nàng và Chàng.
    Mạnh mẽ như trước và sau
    Ngày 17 tháng 2 năm 1979 giặc Tàu khai chiến

    https://www.youtube.com/watch?v=KFMwFbMbq7M

    MÙA CHIM ÉN BAY – Ngọc Điệp

    Khúc Tình ca về Tình yêu của ĐÔI UYÊN + ƯƠNG trong Thời chiến
    Sẽ vang vọng mãi nơi Biên giới phía Bắc
    Như ngày gặp nhau
    Trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
    Và lại mỗi tháng Hai trở về
    Nơi biên giới phía Bắc,
    Đó là Không-Thời gian của loài HOA VIỆT QUẤT

    https://www.youtube.com/watch?v=KdvnngnIlbyg

    Mấy Dặm Sơn Khê -Nguyễn Văn Đông – Hà Thanh

    Không-Thời gian vừa trở lại
    Mùa HOA VIỆT QUẤT
    Như một người bạn cũ chúng ta gặp lại nhau,
    Và chúng ta lại thấy hàng ngàn bông HOA VIỆT QUẤT
    Nụ cười rạng rỡ của cô sinh viên trẻ ấy
    Trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội
    Hôm nay đẹp hơn bao giờ hết

    https://www.youtube.com/watch?v=ttGUFFeIJxc

    Màu tím hoa sim – Duy Khánh

    Ôi Mùa HOA VIỆT QUẤT
    Từ Thung lũng chết Tử thần
    Trên đường biên giới phía bắc Trung-Việt
    Tháng 2 năm 1979
    Và mùa HOA VIỆT QUẤT không bao giờ kéo dài
    Dài hơn cả tháng Hai .. ..
    Bản Tình ca của chúng ta sẽ hát như ngày đầu
    Trong khuôn viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội…

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Kính chúc và Nguyện cầu Vong linh ĐÔI UYÊN & ƯƠNG cùng Linh hồn hai TỬ SĨ – liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm HAI CÁNH UYÊN + ƯƠNG HẠNH PHÚC VĨNH HẰNG TRONG ĐỀN HÙNG CÙNG TIỀN NHÂN ÁI QUỐC DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC


    Unsung Heroine has just fallen in the Sino-Vietnamese Boundary Region
    *************************************

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/d/de/Chinese_solders_in_Vietnam_1979a.jpg

    Xin Kính tặng những CÔ SƠN NỮ DÂN QUÂN năm xưa nơi Biên giới Bắc can trường chống lại kẻ thù xâm lược bành trướng NAY ĐÃ THÀNH BÀ NỘI BÀ NGOẠI hay ĐÃ HY SINH ….

    Here Lang Son – a sino-vietnamese boundary City
    In the Love River’s delta She lies lifeless
    She whose boulder had an old long gun
    Though unsung by some persons

    Now, we cheer Her Home
    Down Her homestead, we take care of Her Funeral
    Our selfless and unknown Heroine
    Combatting and fighting against
    The eternal enemy from the North
    Even at the end of the 20th Century
    In the Spring 1979

    Though the Apricot blossoms
    On fields of the Love River’s delta
    Where the best does not stay for long
    The most beautiful Flower withers at dusk

    The noblest Patriotism is
    Only the pleasure of pain !
    Fame is perhaps for a short time

    Even collective Memory lives briefer and briefer
    Twilight comes after Sunset
    All gone with the War
    And all is not lost !
    And all is not vanity !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Anh thư Vô danh vừa ngã xuống nơi biên giới Việt-Trung
    ********************

    https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/d/de/Chinese_solders_in_Vietnam_1979a.jpg

    Xin Kính tặng những CÔ SƠN NỮ DÂN QUÂN năm xưa nơi Biên giới Bắc can trường chống lại kẻ thù xâm lược bành trướng NAY ĐÃ THÀNH BÀ NỘI BÀ NGOẠI hay ĐÃ HY SINH ….

    Đây Lạng Sơn – biên cương biên giới Việt-Trung
    Châu thổ Sông Thương, Người nằm bất động vô hồn
    Bên cạnh Cô Sơn nữ ấy có tảng đá và một khẩu súng trường xưa cũ
    Mặc dù vô danh còn với bao người

    Bây giờ, chúng tôi cổ vũ Her Home
    Xuống nhà Bà, chúng tôi lo Tang lễ cho Bà
    Anh thư yêu Nước vị tha và vô danh của chúng ta
    Chiến đấu và đấu tranh chống lại
    Kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc
    Ngay cả vào cuối Thế kỷ 20
    Vào Mùa Xuân năm 1979

    Dù Hoa Đào rộ nở
    Trên cánh đồng châu thổ Sông Thương
    Nơi mảnh đất mầu mỡ nhưng Hoa xinh không sống dài lâu
    Cánh Hoa Đào đẹp nhất vừa tàn tạ vào lúc Chiến trận chiều tàn

    Lòng yêu nước cao quý nhất là
    Chỉ có niềm vui của nỗi đauÂ!
    Sự nổi tiếng có lẽ là trong một thời gian ngắn

    Ngay cả Ký ức tập thể cũng sống ngắn ngủi hơn
    Chạng vạng đến sau Hoàng hôn
    Tất cả đã biến mất theo Chiến tranh
    Và Tất cả không chỉ là mất mát HAY phù phiếm!

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.