Trân Văn
27-1-2023
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng… 121 lỗi chính tả…
Có lẽ ông Nguyễn Xuân Bắc – 47 tuổi, Nghệ sĩ Ưu tú, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam – là nhân vật nổi nhất trên mạng xã hội Việt ngữ trong tuần này.
Sau khi xem “Gặp nhau cuối năm” (thường được gọi là “Táo quân”) – chương trình mang tính thường niên mà Đài Truyền hình Quốc gia (VTV) phát vào tối tất niên âm lịch – rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự thất vọng của họ trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng, đã đến lúc VTV nên dẹp bỏ chương trình này… Thế rồi ông Bắc – một trong những thành viên chính của nhóm thực hiện “Táo quân” – post lên trang của riêng ông trên facebook “Cái tát của mẹ”…
“Cái tát của mẹ” viết theo lối ẩn dụ, trong đó, ông Bắc xem ông như “mẹ”, khán giả như “con” – lũ con vô tri, vô cảm và đặc biệt là vô ơn nên mới dám chê “bánh chưng” – “Táo quân” – mà “mẹ” gói nên cần được “mẹ” giáo dục cho nên… “người” (1)…
***
“Cái tát của mẹ” đã làm hàng triệu người nổi giận, trong đó có rất nhiều người cho biết hàng chục năm nay họ không hề để mắt đến “Táo quân” nhưng vẫn lên tiếng vì sự trịch thượng của Nguyễn Xuân Bắc… chẳng hạn như Xuân Sơn Võ.
Xuân Sơn Võ cho biết ông không xem “Táo quân” kể từ khi chương trình này diễn tả “bác sĩ như một người máy” và ông nhận ra “chương trình này tầm thường và rẻ tiền cỡ nào”. Trong vài năm sau, thỉnh thoảng ông phải ngó qua vì… “Mẹ tôi còn xem chương trình này mà tôi thì phải vấn an mẹ ngày Tết. Bà đã quá quen với đài truyền hình quốc gia, với những chương trình được cho là ‘chính thống’. Thực ra, đa số người lớn tuổi đều nghĩ rằng những chương trình của đài này đều là chủ trương của đảng. Tuy nhiên hai, ba năm nay, có vẻ như mẹ tôi quên luôn trên đời này có cái chương trình gọi là “Táo quân”.
Theo Xuân Sơn Võ: Sở dĩ đến tận hôm nay tôi mới biết chương trình tầm thường và rẻ tiền ấy vẫn còn tồn tại không phải vì tôi thấy nó, hay nghe người ta nói về nó – bạn bè tôi gần như chẳng còn ai nói gì đến chương trình “Táo quân” cả. Tôi biết đến nó khi người ta bình luận về việc nghệ sĩ Xuân Bắc chửi người xem khi họ chê chương trình này. Tôi phải tìm xem bài viết của nghệ sĩ này... thì ra những điều người ta nói là đúng. Từ trước đến giờ, tôi cứ nghĩ, chương trình này phải theo định hướng nên các nghệ sĩ không thể nói khác được. Thậm chí, tôi còn nghĩ các nghệ sĩ đóng chương trình này đau lòng khi phải né tránh những chuyện nóng bỏng, chỉ tập trung moi móc những người, những ngành yếu thế, hoặc chỉ dám nói chung chung, xa xa… Đọc status của nghệ sĩ Xuân Bắc, tôi chợt nhận ra, không chỉ có chương trình “Táo quân” là tầm thường, rẻ tiền, mà trình độ của anh chàng nghệ sĩ này cũng không hơn gì. Nghệ sĩ mà chửi khán giả khi họ chê tác phẩm nghệ thuật của mình, rồi tự ví mình ở vai trò là mẹ của khán giả thì đó là loại nghệ sĩ gì? Cũng có thể, Xuân Bắc không cần đến khán giả, vì anh ấy nhận tiền và phục vụ cho đảng, cho chính quyền, chứ không phục vụ khán giả.
Cuối cùng, Xuân Sơn Võ bình thế này: Năm 1975, chế độ Sài Gòn sụp đổ, Việt Nam Cộng hòa chính thức thua trận. Đến nay đã 48 năm. Gần nửa thế kỷ trôi qua, những nghệ sĩ Sài Gòn thời ấy đều đã rất lớn tuổi, khả năng nghệ thuật chắc chắn đã không còn như xưa nhưng khi họ về Việt Nam biểu diễn, sân khấu luôn chật ních khán giả và không chỉ có những khán giả lớn tuổi, còn có khá nhiều khán giả được sinh ra sau năm 1975. Họ chính là những nghệ sĩ của nhân dân. Có bao giờ Xuân Bắc nghĩ đến cái ngày mà chế độ này giống như Liên Xô hay Đông Âu thì sẽ còn ai nhớ đến anh không? Người ta sẽ mong chờ anh, hay sẽ phỉ nhổ anh? Hãy nghĩ đến điều đấy vì chẳng có gì trường tồn, kể cả cái chỗ dựa tưởng như rất vững chắc của anh (2).
Trong trận bão dư luận do Nguyễn Xuân Bắc khuấy động, có một điểm đáng chú ý là rất nhiều người suy nghĩ như Xuân Sơn Võ. Thậm chí, có người như Hue Chi Ha Thi huỵch toẹt: Hơn bảy năm rồi mình chẳng thèm xem “Táo quân”. Vô duyên, làm không tới chốn. Chương trình “Táo quân” đang góp phần xí xóa hóa những vấn đề nổi cộm nhức nhối, ru ngủ dân chúng, xuề xòa hóa tất tần tật. Đừng tưởng là đang mang tiếng cười hay sự giải trí đến cho dân, mà thực ra đang mang tội với dân và với xã hội từ lâu rồi đấy (3). Hoặc lưu ý mọi người như Phuong Tran: Mình đã ngưng coi chương trình Táo quân hơn chục năm rồi nhưng nay nghe anh hề Xuân Bắc chửi khán giả mất dạy quá nên phải nói. Khán giả không mang nợ gì anh nói riêng, hay nghệ sĩ nói chung, họ có xem TV thì cũng phải trả tiền truyền hình cáp, không trả tiền trực tiếp thì họ cũng gián tiếp trả cho nhà đài bằng cách xem quảng cáo xen giữa chương trình. Không có chương trình của anh Xuân Bắc người ta cũng không chết, vẫn chán ối thứ khác để xem. Anh không ban ơn cho khán giả để có tư cách cao giọng chửi họ Xuân Bắc nhé. Bớt bố láo, bớt ảo tưởng về bản thân đi. Nhân đây nhắc lại chuyện năm 2018, Xuân Bắc và Võ Hạ Trâm là hai nghệ sĩ tích cực bưng bô cho đảng, chửi mắng những người xuống đường phản đối luật an ninh mạng và luật đặc khu đấy (4).
Cũng có những người như Khanh Nguyen tự sự thế này: Có vài anh chị nhắn tin, hỏi sao tôi không có ý kiến gì về vụ danh hề Xuân Bắc chửi xéo cả nước. Tôi xin đứng ngoài, vì lâu nay tôi không có nhu cầu thụ hưởng dòng văn hóa đánh lạc hướng đời sống thật nói chung và cười giả để gỡ rối hiện thực nói riêng như Táo nhà đài nên không biết gì mà nói và cũng chẳng thiết nói gì. Đã nói rồi thì phải nói một chút, thật ra, nhận định của anh Bắc là cái tát có giá trị bao cấp cho những ai lâu nay vẫn giữ niềm tin vào các chương trình như của anh ấy là hay, là trí tuệ, là thâm thúy. Nên đừng tức giận suông: Đã lỡ mang tiếng đá bát, thì đá cho nát và đừng quay lại chờ đợi xem nữa – đời còn biết bao nhiêu điều vui không làm các anh chị lạc hướng thực tế mà. Đừng khó chịu như có nợ với món cháo mà anh Bắc nói. Thật ra tiền thuế các anh chị đóng góp cho đất nước này không ít nên hãy tự hỏi vì sao các chương trình như Táo chỉ cố đưa đến cho các anh chị món cháo ảo, mà không là tô phở thật. Status này xin là chút tâm tình với các anh chị vậy thôi (5).
***
Có thể vì phản ứng của công chúng càng lúc càng… “chệch hướng” như đã dẫn nên mới đây, một số viên chức hữu trách tuyên bố sẽ làm việc với anh ta (6) và một số cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức bắt đầu lên tiếng cho rằng Nguyễn Xuân Bắc… sai, cần xin lỗi khán giả (7)… Đó có thể là lý do mà Duan Dang mới… “nửa đùa, nửa thật” thế này: Chuyện Xuân Bắc, tôi không có ý kiến gì mà chỉ tọa sơn quan hổ đấu vì tôi đâu có coi “Táo quân”. Anh ta muốn chửi ai coi là chuyện của anh ta, tôi không thấy có vấn đề, cũng chả bức xúc gì cả. Hai bên cứ chửi qua chửi lại càng tốt, cho nó xôm. Tuy nhiên, thấy mấy bạn cứ đòi Xuân Bắc phải xin lỗi thấy cải lương quá. Nó chửi mình thì mình chửi lại. Cứng hơn nữa thì tuyên bố tẩy chay mọi nhãn hàng quảng cáo. Chứ cứ chạy theo kéo áo đòi xin lỗi hay đòi cơ quan quản lý vào cuộc nó không có fair. Không nên trấn áp và tước quyền được bày tỏ ý kiến của bất kỳ ai, dù nó ngu hay bố láo đến mức nào. Thực ra những người như Xuân Bắc nên để cho anh ta có cơ hội thể hiện. Chỉ cần một cái tút là lòi ra trình độ của ông Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ngay. Đừng sợ Bắc ơi! Cứ là chính mình! Các bạn nghệ sỹ khác cũng vậy, đừng sợ! Cứ lên tút thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình đi! Chỉ lưu ý là nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post là được (8)!
Duan Dang nhắc chuyện “nhờ người khác sửa chính tả giùm trước khi post” là vì đã có một số người thử đếm thì phát giác “Cái tát của mẹ” có chừng… 121 lỗi chính tả (9), chưa kể cách diễn đạt rất khó để nhận xét sao cho không sai bản chất mà vẫn… lịch sự!
Chú thích
(6) https://vtc.vn/cuc-nghe-thuat-bieu-dien-se-lam-viec-voi-xuan-bac-vu-cai-tat-cua-me-ar738324.html
(7) https://tuoitre.vn/xuan-bac-anh-sai-roi-2023012611014034.htm
Xin Vĩnh biệt Một tiếng Dương cầm hay Việt cầm giữa Lòng Hà Nội
***********************
https://www.youtube.com/watch?v=F7TwHof7EAI
Trăm mùa thu vàng, Nghệ sỹ – Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Phan Vũ – Hà Nội – phố
Xin Vĩnh biệt !
Chân thành Tưởng niệm Một tiếng đàn
Dương hay Việt cầm giữa Xuân sang
Giữa Hà Nội chào Vĩnh biệt vang vọng
Tháp Rùa Hồ Gươm ngàn giọt lệ tràn
Vĩnh biệt Người Hà Nội ! Vĩnh biệt !
Hoa Sen thân yêu Liên hoa vừa tàn !
https://www.youtube.com/watch?v=NP644vB06ec
Nghệ sỹ Dương cầm 104 tuổi Thái Thị Liên chào mừng cuộc thi piano mang tên Chopin
Xin Vĩnh biệt !
Vĩnh biệt ! Trăm năm Cánh Hạc vàng
Bay về Bồng Lai chân may xa thẳm
Giã từ Quê Hương – Bến lạ quan san
Giờ về Ngân hà tinh cầu lấp lánh
Cửa Ô – Hồ Tây nhạc âm dâng tràn
Xin Vĩnh biệt !
Cầu Gỗ + Cầu Giấy lỗi nhịp ly tan
Vĩnh biệt ! Đêm xanh Hà Nội Phố Cổ
Bay về Thiên thai Cánh Hạc đoan trang
Tạm biệt nhạc hùng Văn Cao – Phố Phái
Tạm biệt Đào hồng sánh vai Mai vàng
Xin Vĩnh biệt !
Vĩnh biệt ! Hơn Trăm năm Cánh Vạc
Như vạn lời tạm biệt Người Mẹ Việt Nam
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Bác và đảng nói rằng “cán bộ là đầy tớ của dân, phải coi dân như cha mẹ”, vậy mà ông NSUT XB này lại muốn làm “cha, mẹ” của dân, có khác gì ông ta muốn làm “ông, bà” cùa Bác và đảng?
“Thế lực thù địch là đây chứ còn gì nữa?”
Duan Dang rất đúng, bản chất ra sao cứ để nó tự diễn biến. Vì có thế ta mới biết đảng cs muốn gì và nghĩ gì về quan hệ của họ với nhân dân. Lời của Xuân Bắc là lời của đảng đấy, nhân dân hãy mở mắt mở tai mà đón nhận, đừng có thở than đừng có đòi xin lỗi này nọ, vì dân làm gì có quyền chỉ có đảng là vô đối!
Xuân Phúc, Xuân Bắc đều là kết quả của cái sự trồng người mà Hồ huấn luyện cộng sản Ba đình canh tác nửa thế kỷ nay.
Xin đừng để ý đến chúng. Có buồn thì quý vị vạch đầu gối ra nói chuyện, để tránh mang nỗi bực ngày đầu năm mới.