Xuân Bắc là ai?

Đoàn Bảo Châu

25-1-2023

Khán giả không nợ nần gì nghệ sỹ. Nghệ sỹ sáng tác hay trình diễn một tác phẩm tốt, khán giả sẽ tán thưởng. Ngược lại, nếu là một sản phẩm kém, họ hoàn toàn có quyền chê.

Khi khán giả cảm ơn nghệ sỹ đã cho họ những giây phút sảng khoái, ấy là phép lịch sự thông thường. Người nghệ sỹ sống được là nhờ khán giả, nhà văn sống được nhờ độc giả, hoạ sỹ hay nhạc sỹ cũng vậy.

Đấy là mối quan hệ cung – cầu theo thị trường, cũng như thức ăn nuôi cơ thể, còn nghệ thuật là thức ăn nuôi tâm hồn, nhận thức của con người.

Thử hỏi có chủ nhà hàng nào chửi khách hàng là “ăn cháo đá bát”. Trừ khi chủ nhà hàng phát cơm miễn phí, làm từ thiện cho ai đấy.

Có nhà văn nào dám chửi độc giả là “ăn cháo đá bát” không? Nếu không có độc giả mua sách thì nhà văn sẽ chết đói.

Xuân Bắc tuy được trời cho tài năng, được làm nghệ thuật, được tiếp xúc ngôn từ, kịch bản, được va chạm, được cập nhật những gì về tình hình xã hội nhưng lại quá kém về nhận thức, được tắm trong môi trường văn hoá nhưng lại vô văn hoá.

Ở Việt Nam hay có cái kiểu nhận thức ngược kiểu này. Trong ngành công an cũng vậy. Công an là để phục vụ nhân dân, trấn áp tội phạm nhưng đã xuất hiện những “bố đời, mẹ thiên hạ, ông nội dân.”

Cán bộ cũng là để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân nhưng lại nghĩ mình là quan, là cửa trên với dân.

Giờ đây thái độ của một nghệ sỹ nổi tiếng như Xuân Bắc cũng vậy. Chẳng những vậy, Xuân Bắc còn được xét duyệt là Nghệ sỹ Nhân dân. Tôi không chắc quá trình ấy đến đâu.

Từ “nhân dân” ở đây rất cao quý, nó thể hiện đấy là một người nghệ sỹ của nhân dân. Nhưng sau phát ngôn này, Xuân Bắc không bao giờ là nghệ sỹ trong lòng nhân dân và cậu ta đã làm vấy bẩn cái danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú cậu ấy đang có.

Nghệ sỹ Nhân dân là nghệ sỹ của nhân dân, vì nhân dân chứ nhất định không phải là bố của nhân dân, lại càng không phải bố láo.

Vậy Xuân Bắc là ai trong lòng khán giả thì tự cậu ấy quyết định. Lời xin lỗi chân thành, sâu sắc sẽ vớt được phần nào tình cảm của công chúng.

Người nghệ sỹ, nhà văn, nhạc sỹ, hoạ sỹ hay bất cứ ai làm ra sản phẩm nghệ thuật cũng đều phải khiêm tốn trước khán giả, độc giả, với nhân dân nói chung. Chỉ có những kẻ ngạo mạn, ngộ nhận và ngu dốt mới không hiểu điều này.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN


  1. Đất Mỹ, Sài Gòn Em kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa – còn Sài Gòn Chị, Đất Việt ???
    ******************************

    Bên ni bờ Tây Thái Bình Dương
    Đất Mỹ, Sài Gòn Em kiên cường
    Kỷ niệm mừng Đống Đa Chiến thắng
    Bên nớ Sài Gòn Chị nơi Quê Hương ???
    Đất Việt ơi ! Sao tủi buồn im lặng ? !
    Bên nớ bờ Đông Thái Bình Dương
    Bên ni nhớ Tiền nhân Sài Gòn Nhỏ
    Bên nớ Sài Gòn Lớn quên lạ thường
    Lãng quên Gia tài của Mẹ: Việt Sử
    Như Tây Tạng lưu đày giữa Quê Hương !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    cảm tác nhân đọc phóng sự trên Báo Người Việt tại Hoa Kỳ

    Little Saigon tưởng niệm Vua Quang Trung và 234 năm chiến thắng Đống Đa
    https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/little-saigon-tuong-niem-vua-quang-trung-va-234-nam-chien-thang-dong-da/
    January 31, 2023

  2. Xuân Bắc là ai?

    CAO HUY THUẦN + TRẦN HẢI HẠC là ai ????

    Xuân Bắc là ai?

    CAO HUY THUẦN + TRẦN HẢI HẠC là ai ????

    Cờ Việt Cộng trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris
    https://www.diendan.org/viet-nam/co-viet-cong-tren-dinh-nha-tho-duc-ba-paris
    THÀNH PHẦN THỨ BA
    https://www.diendan.org/viet-nam/thanh-phan-thu-ba

    Xuân Bắc là ai?

    CAO HUY THUẦN + TRẦN HẢI HẠC là ai ????


    “Hòa ước” Paris Nửa Thế kỷ trôi qua nhưng Nội Chiến vẫn mãi còn chưa bao giờ kết liễu !!!
    ********************

    https://www.youtube.com/watch?v=iiylMm0xzNI
    Hanoi’s Road to the Vietnam War with Pierre Asselin


    Tôi nghĩ việc này chứng minh rất nhiều điều về Chính thể Sài Gòn là Chính quyền như thế nào. Đối với tôi, việc loại bỏ Sài Gòn là bằng chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có cho thấy rằng Chế độ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không phải là một “cỗ máy bù nhìn”

    Đó là một Chế độ rất độc lập. Đó là một Chính quyền chính danh. Chính thể Cộng hòa ở Miền Nam, mà Hà Nội vẫn luôn mô tả là một chế độ bù nhìn và nhiều người Mỹ thân Hà Nội cũng cho là vậy, luôn luôn là một Thực thể chính trị có tính Chính danh….

    https://uncpress-us.imgix.net/covers/9780807854174.jpg?auto=format&h=648
    Pierre Asselin, Giáo sư Lịch sử tại Đại học San Diego State, Hoa Kỳ

    “Hòa ước” Ba Lê Nửa Thế kỷ trôi qua
    Nội Chiến vẫn mãi còn đó chưa xóa nhòa
    Vẫn còn trăn trở còn chia ly đứt ruột
    Nội chiến Hai từ Thu ấy đâu xa !
    “Tuyên ngôn độc n..ập” trò lừa phản bội
    Lọt vào quỹ đạo đánh Pháp rước Tàu qua
    Rồi chống Mỹ cứu Khựa nhờ Mỹ giúp
    Hiện đại hóa Tàu cộng từ ấy tiến xa
    Hiệp định Paris : Toàn Dân Việt mất tất
    Bo..ác và đảng ‘đại thắng’ bưng bô Tàu ca ca….

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://history.sdsu.edu/people/asselin

    Giáo sư Pierre Asselin là Chủ tịch Dwight E. Stanford về Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ tại Khoa Lịch sử.
    Xuất thân từ Vùng Pháp ngữ Quebec ở Gia Nã Đại – Canada, ông có bằng Cử nhân của Trường Cao đẳng Glendon (Canada), bằng Thạc sĩ của Đại học Toronto và bằng Tiến sĩ. từ Đại học Hawaii ở Manoa.

    https://www.youtube.com/watch?v=-EcAjhdS7R4
    The Vietnam War at 50: The Vietnamese Perspective Part II with Pierre Asselin

    Lĩnh vực chuyên môn chính của ông là lịch sử quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ, tập trung vào Đông và Đông Nam Á và bối cảnh Chiến tranh Lạnh rộng lớn hơn.
    Giáo sư Pierre Asselin là người có thẩm quyền hàng đầu về Chiến tranh Việt Nam, một chủ đề đã thu hút ông từ khi xem phim Rambo: First Blood Part II của Sylvester Stallone thời học sinh trung học.

    Giáo sư Pierre Asselin đặc biệt quan tâm đến việc ra quyết định của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975. Ông nói tiếng Việt và thường xuyên sang Việt Nam nghiên cứu. Mối quan tâm của ông đối với chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa xuyên quốc gia trong Chiến tranh Việt Nam

    Giáo sư Pierre Asselin là tác giả của A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (Nhà xuất bản Đại học Bắc Carolina, 2002), đoạt giải Kenneth W. Baldridge năm 2003, và Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954- 1965 (Nhà xuất bản Đại học California, 2013), người chiến thắng Giải thưởng Sách Arthur Goodzeit 2013. Cuốn sách thứ ba của ông, Vietnam’s American War: A History, được Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành vào năm 2018. Nó khảo sát kinh nghiệm của cộng sản Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, tập trung vào việc David Việt Nam đã thành công như thế nào trong việc đánh bại Goliath của Mỹ. Các ấn phẩm đáng chú ý khác bao gồm “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954: Phê bình chủ nghĩa xét lại” trong Lịch sử Chiến tranh Lạnh (2011); “Revisionism Triumphant: Hanoi’s Diplomatic Strategy in the Nixon Era” in Journal of Cold War Studies (2011); và “‘We Don’t Want a Munich’: Hanoi’s Diplomatic Strategy, 1965-1968” trong Diplomatic History (2012).

    Asselin là đồng biên tập của The Cambridge History of the Vietnam War, Volume III: Endings (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, sắp xuất bản [2020]). Gần đây, anh ấy đã bắt đầu thực hiện dự án cuốn sách thứ tư của mình, lịch sử về “Chiến tranh Việt Nam toàn cầu” coi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như một hiện tượng chính trị, xã hội và văn hóa quốc tế đã thay đổi thế giới một cách không thể thay đổi và đóng vai trò là điềm báo cho vô số nguyên nhân xuyên quốc gia. Ngoài việc kể lại lịch sử của chính cuộc xung đột, cuốn sách sẽ đề cập đến những tác động của cuộc chiến ở Hoa Kỳ, Tây Âu, Thế giới Cộng sản và Thế giới thứ ba. Asselin gần đây đã được giới thiệu trong loạt Bài giảng về Lịch sử của C-SPAN, trình bày một bài nói chuyện có tựa đề “Chiến tranh Việt Nam, 1965-75” có thể xem tại

    https://www.c-span.org/video/?442295-2/ vietnam-war-1965-75.

  3. Xuân Bắc là nghệ sĩ nổi tiếng ?

    Ra hải ngoại đi rồi biết, hỏi người ta mà biết cái tên Xuân Bắc thì sẽ làm ngớ ngẩn không ít người.

  4. “Xuân Bắc là ai?” Câu hỏi quá dễ trả lời: là thằng hề, con hát và kèm theo “tư cách mõ”.
    “Vậy Xuân Bắc là ai trong lòng khán giả thì tự cậu ấy quyết định. Lời xin lỗi chân thành, sâu sắc sẽ vớt được phần nào tình cảm của công chúng.” Nếu Xuân Bắc có “Lời xin lỗi” thì cũng là giả dối chứ chẳng thể “chân thành”.
    Họ muốn “nổi danh”, cứ “lờ đi như cứt ba nắng” là hay.

  5. Nghệ sĩ nhà mềnh nên học những người cùng dòng giống máu đỏ da vàng, đồng bào, đồng chí của mình như Thành Long, Trương Nghệ Mưu … Họ mới xứng đáng là nghệ sĩ nhân dân, vì nhân dân phục vụ

Comments are closed.