Có kiến thức, muốn cống hiến không hề dễ

Đặng Bích Phượng

31-7-2022

Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, ngồi hàng đầu, thứ hai từ phải qua. Ảnh: FB tác giả

Mấy ngày trước, một chị báo tin, báo môn bài đồng loạt đưa tin “Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển Sena, bị điều tra về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân”.

Hẳn nhiều người ngoài giới khoa học, không mấy người biết Viện Sena là cơ quan nào. Nhà em tra mạng, thì thấy viết đây là một tổ chức khoa học công nghệ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội). Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA (Viện nghiên cứu SENA) được thành lập theo quyết định số 604/LHH ngày 10/4/1992 của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội.

Năm 1997, sau khi được UBND Thành phố Hà Nội cấp phép, Viện nghiên cứu SENA phá dỡ hoàn toàn ngôi nhà cũ đã xuống cấp tại 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội và xây trụ sở mới như hiện nay. Kinh phí đền bù, phá dỡ và xây mới có từ đóng góp của các nhà khoa học và các nhà tài trợ, hoàn toàn không bằng và không từ vốn Nhà nước.

Cách đây nửa tháng, tại Viện Sena có diễn ra buổi “Trà đàm” về thơ của Shevchenko và tình yêu Ukraine. Đây là một nỗ lực của Trung tâm Minh Triết và Viện Think Tank, cùng đứng ra tổ chức buổi “Trà đàm” này. Trong bối cảnh cực kỳ khó mượn được địa điểm cho buổi “Trà đàm”, lãnh đạo Viện Sena đã dũng cảm cho mượn một phòng họp của Viện.

Nghe một chị kể, đã từ lâu, Viện Sena trở thành cái gai trong mắt chính quyền vì mấy lý do: Thứ nhất, vị trí của trụ sở Viện Sena quá đẹp, khiến nhiều kẻ muốn chiếm lấy nó. Thứ hai, lãnh đạo viện thường xuyên cho mượn địa điểm để tổ chức các sự kiện tương đối “nhạy cảm”. Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, nguyên là Viện trưởng đã về hưu, ngay từ khi còn đương chức, đã viết nhiều bài góp ý/hiến kế cho chính phủ, được nhiều người đánh giá rất hay.

Trong buổi Trà đàm diễn ra ngày 16/7 vừa qua, mà nhà em lần đầu đến đây, cũng là lần đầu nhìn thấy tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ. Cảm nhận của nhà em là bác ấy rất hiền, ít nói, hay mỉm cười. Trong ảnh phía dưới, bác ấy ngồi cạnh bà tham tán Nataliya Zhynkina (người mặc váy đỏ).

Khi nhà em kể về sự cố cắt điện trong buổi “Trà đàm” hôm ấy, một bạn nói: Trách trò bẩn của chính quyền 1, phải trách lãnh đạo Viện Sena 2, vì đã không chuẩn bị phương án dự phòng.

Ban đầu nhà em cũng có ý trách như vậy, nhưng sau mới hiểu, khi đứng ngoài cuộc, chúng ta rất dễ phán xét, chê trách. Nhưng để tồn tại mà vẫn có thể đóng góp có ích cho đời, không chỉ cần lòng dũng cảm là đủ…

Thế mới biết, có kiến thức, muốn cống hiến không hề dễ. Viết đến đây, lại nhớ câu “Trí thức là cục phân” của Lenin.

Mong Viện Sena và tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ bình an.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Cái tựa “Có kiến thức, muốn cống hiến không hề dễ” đặt ra không ít vấn đề

    – Trí thức Việt hiện giờ quan niệm thế nào mới là “cống hiến”? Theo (rất) nhiều người, cái “quý” nhứt của trí thức là phản biện . Các bác nên thôi tuyên bố rằng mình đi theo nhưn lọi, coz ngoài này quan niệm khác hẳn các bác . Trí thức Trung Quốc gần với ngoài này hơn các bác, just sayin. Có vẻ “cống hiến” theo quan niệm ở VN là phải suốt ngày thì thà thì thọt bên lãnh đạo như gs Tương Lai, hay phải tham gia những nhóm “cố vấn” đặc biệt, sáng họp đưa ra các biện pháp giữ rịt quyền dân trong tay Đảng, trưa soạn thảo văn bản, chiều đưa lãnh đạo, tới mai đã được thực hiện . 3 ngày sau cái đề án đó blow up in everyone’s face thì lại họp rút kinh nghiệm … Níu tớ hổng lầm, thời IDS chính là thời điểm câu “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng” ra đời .

    – Còn 1 khái niệm nữa về “cống hiến” là nếu không ra làm quan loại vua biết mặt chúa biết tên thì viết “phản biện”. Like i said, trí thức Trung Quốc gần hơn với ngoài này . Hiện giờ ở Việt Nam phản biện đã thành chợ chồm hổm . Phải chi được như Nguyễn Thông ngày xưa, đàng này chất lượng chỉ ngang Trần Quang Khải, và cũng hề ngang vậy . Mỗi lần công an huýt còi là tá lả hết

    – Đúng là số giáo sư, tiến sĩ ở nước mình chưa cao, hence, sự cần thiết của loa phường, và Đảng các bác đã tạo đủ mọi loại điều kiện để dân mình có thể đạt được bằng tiến sĩ dễ nhất có thể, nhưng cần đẩy mạnh chuyện này hơn nữa . Nhưng với tỷ lệ giáo sư tiến sĩ rồi cộng với các loại nghệ sĩ cầm kỳ thi họa, có thể nói dân tộc XHCN các bác đã hoàn toàn là dân trí thức . Dân phi XHCN, tất nhiên, không chen chân vô được . Với lượng “trí thức” như thế, số lượng sản phẩm mang tính trí thức lại hoàn toàn không xứng đáng . What ya have to say about that? Ngay cả số lượng, chưa nói tới chất lượng, -nếu thống kê, khoảng 0.7/người- cũng đã nói lên nhiều điều . Trong khi chợ chồm hổm phản biện, chỉ tính số lượng khoảng 45/người . Một mình Nguyễn Ngọc Chu chiếm 14 trang Báo Tiếng Dân, mà BTD chỉ chọn lọc bài “hay xen lẫn bài vừa”, chớ không/chưa tới độ vơ bèo vạt tép . But then, Việt Nam các bác, WTF you expect.

    Nên chăng, “trí thức” nhà mềnh cần suy nghĩ lại mình đã làm cái con cá sặc gì chưa, hay chỉ nói bậy là giỏi ?

  2. Đủ thấy CSVN luôn là tên đầy tớ trung thành của Nga và Putin. Phạm Minh Chính nói “không chọn phe mà chọn lẽ phải”. Vậy, “lẽ phải” của CSVN là chọn theo đóm ăn tàn, ủng hộ tên bạo chúa Putin xâm lược nước láng giềng, giết chết hàng hàng thanh niên Nga và Ukraine trong đó có nhiều trẻ em!
    CSVN có thể “yên tâm” không bao giờ có chuyện tương tự giữa VN và TQ vì CSVN đã nằm gọn trong ổ của TQ.

Comments are closed.