Nước Nhật không còn Abe

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-7-2022

Ngày 8/6/2022 sẽ đi vào lịch sử nước Nhật khi cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67, đã bị ám sát khi đang diễn thuyết tại Nara (gần Osaka và Kyoto) để vận động tranh cử thượng viện cho đảng LDP. Cái chết bất ngờ của ông Abe Shinzo không chỉ gây sốc cho nước Nhật mà còn cho Việt Nam và thế giới. Nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho “nước Nhật hậu Abe”. Bài này sẽ phân tích những di sản của ông Abe và hệ quả khó lường.

Abe Shinzo đọc diễn văn tại Nara trước khi bị bắn. Ảnh: KYODO

Cái chết bất ngờ

Tetsuya Yamagami, 41, một cựu binh hải quân (MSDF), đã dùng một khẩu súng tự chế bắn ông Abe hai phát từ cự li gần 5m. Đây là một sự kiện hy hữu “làm thay đổi nước Nhật”, vì Nhật cấm vũ khí và kiểm soát chặt chẽ, trong khi người Nhật không có văn hóa giết nhau bằng súng như ở Mỹ. Tỷ lệ chết vì súng ở Nhật thấp nhất thế giới: Năm 2018, Nhật có 9 trường hợp trong khi Mỹ có 39.740 trường hợp. Năm 2021, Nhật chỉ có một trường hợp.

Tetsuya Yamagami bị bắt ngay sau khi bắn Abe Shinzo. Ảnh: KYODO

Có lẽ vì vậy mà an ninh tại các cuộc vận động chính trị ở Nhật khá lỏng lẻo. Người ta thường thấy các chính khách, kể cả cựu thủ tướng, đi vận động tranh cử ở góc phố hoặc trước nhà ga xe lửa, nhưng không thấy có đặc vụ đi theo bảo vệ chặt chẽ như ở Mỹ. An ninh cho ông Abe trong ngày 8/7 do cảnh sát quận Nara phụ trách. Cảnh sát trưởng Tomoaki Onizuka không phủ nhận “có vấn đề an ninh cho ông Abe”, và “sẽ chịu trách nhiệm”.

Theo NHK, Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật sẽ điều tra và rà soát lại vấn đề bố trí an ninh  cho ông Abe tại Nara. Dù Tetsuya Yamagami hành động một mình vì tâm trạng có vấn đề do thù ghét giáo phái “Moonies” chứ không phải có âm mưu chính trị, thì những lỗ hổng an ninh đã gây ra tổn thất lớn cho Nhật và thế giới. Các biện pháp rà soát an ninh tuy cần thiết nhưng “quá chậm và quá ít” (too little too late) vì “mất bò mới lo làm chuồng”.

Hầu hết lãnh đạo các nước trên thế giới, kể cả Nga và Trung Quốc, đã gửi điện chia buồn để bày tỏ sự bàng hoàng, tức giận và thương tiếc trước cái chết bất ngờ của ông Abe. Lãnh đạo nhiều nước phương Tây (như Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Đài Loan) đánh giá cao ông Abe như “một lãnh đạo có tầm nhìn xa” (a great man of vision), “một người tốt bụng và tử tế” (a kind and decent man) đã cố gắng “cân bằng thế giới” (bring balance to the world).

Vụ ám sát Abe đã trở thành tiêu điểm toàn cầu. Tổng thống Mỹ Biden, Thủ tướng Úc Albanese và Thủ tướng Ấn Độ Modi đã ra tuyên bố chung (8/7/2022) gọi Abe Shinzo là “một nhà lãnh đạo có khả năng thay đổi Nhật Bản”. Cựu đại sứ Mỹ tại Nhật là John Roos cho rằng “Abe là một trong những nhà lãnh đạo bứt phá và trở thành lãnh đạo thế giới”.  (Japan after Abe Political stability under threat? Naoya Yoshino, Nikkei, July 13, 2022).

Phân xã trưởng Washington Post tại Tokyo Michelle Lee miêu tả ông Abe là một chính khách lớn trong nước và ngoài nước” (a towering political figure both at home and abroad). Tuy ông  có những phát biểu gây tranh cãi, nhưng ảnh hưởng của ông rất lớn (incredibly influential). Cái chết bất ngờ của ông Abe là một thực tế làm người Nhật rất khó nuốt trôi, và sẽ tác động lớn đến tâm thức người Nhật (profound impact on the Japanese psyche).

Di sản của Abe

Thủ tướng Kishida Fumio nói ông “rất tôn trọng di sản mà ông Abe để lại”. Ông đã nhận được nhiều lời khuyên của ông Abe và biết ơn sự ủng hộ đó. Cố vấn đặc biệt của Abe là Tomohiko Taniguchi nói rằng Abe là “một trong các lãnh đạo đã làm thay đổi nước Nhật nhiều nhất” (one of the most transformative leaders). Theo ông, vụ ám sát cựu thủ tướng Abe (8/7/2022) cũng gây sốc như vụ ám sát Tổng thống John Kennedy (22/11/1963).

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi (em ông Abe) nói vụ ám sát này xảy ra khi ông Abe đang đọc diễn văn tranh cử là “một thách thức với nền dân chủ” (an affront to democracy) và “trấn áp tự do ngôn luận” (suppression of freedom of speech). Nhưng Tổng thống Joe Biden tin rằng cái chết của ông Abe sẽ không tác động lớn đến an ninh và đoàn kết của nước Nhật, và Nhật Bản luôn là một đồng minh lâu dài và ổn định của Mỹ.

Abe Shinzo đã cố gắng sửa đổi Hiến pháp Nhật (điều 9). Tuy vẫn chưa thành công, nhưng ông đã từng bước tăng cường an ninh cho Nhật để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông Abe đã vận động tăng ngân sách quốc phòng của Nhật lên 2%, và lần đầu tiên sau Thế chiến Thứ hai đã điều chỉnh chiến lược của Nhật để quân đội Nhật được phép hoạt động ở nước ngoài. Đó là một điều chỉnh chiến lược rất quan trọng nhưng đầy khó khăn.

Về đối ngoại, trong khi Abe Shinzo khôn khéo xây dựng được quan hệ đồng minh gắn bó với Mỹ, đặc biệt là dưới thời Donald Trump, nhưng quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc lại xấu đi. Abe vừa tăng cường quan hệ với các nước đồng minh khu vực để đối phó với Trung Quốc, vừa mềm dẻo cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Chủ trương tăng cường quan hệ với đồng minh khu vực và cam kết bảo vệ Đài Loan làm Trung Quốc lo ngại.

Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch truyền thông để khai thác các vấn đề nhạy cảm trong lịch sử giữa Nhật với Trung Quốc trong Thế chiến Thứ 2, để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan (ultra-nationalism) chống Nhật và gây căng thẳng tại quần đảo Điếu Ngư. Chính phủ Kishida tiếp tục chính sách của Abe, nhưng quan hệ của Tokyo với Bắc Kinh và Washington sẽ khó khăn hơn khi không còn Abe, vì vai trò của ông rất quan trọng.

Ông Abe đã thành công khi làm thay đổi nước Nhật trở thành một nước hiện đại (transformed Japan into a modern state). Nhưng di sản lớn nhất của ông Abe là tầm nhìn khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) đã đưa ra từ năm 2007, và 10 năm sau được tổng thống Donald Trump biến thành chiến lược IPS, mà nòng cốt là “Bộ Tứ” (QUAD) gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, và nay là khuôn khổ IPEF (13 nước).

Abe Shinzo là người đầu tiên đề xuất chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP), và “Bộ Tứ” (QUAD). Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật đã vận động 10 nước còn lại ký kết CPTPP (cuối 2017), Hiệp định đối tác kinh tế và chiến lược với EU (2/2019) vàHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, 12/2021). Nhật đã cam kết ủng hộ Đài Loan và coi “vấn đề của Đài Loan cũng là vấn đề của Nhật và Mỹ”.

Về kinh tế, Abe đã triển khai chính sách kinh tế Abenomics (2012) gồm “ba mũi tên” nhằm khắc phục “giảm phát” (deflation). Mũi thứ nhất là “nới lỏng tiền tệ” bằng kích cầu lớn. Mũi thứ hai là “tài chính linh hoạt” bằng điều chỉnh lãi suất. Mũi thứ ba là “giảm thuế để thúc đẩy đầu tư”. Các hiệp định thương mại tự do “vừa hội nhập sâu vừa cải cách thể chế trong nước”. (Thương tiếc cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Trần Văn Thọ, BVN, 9/7/2022).

Hệ quả khó lường

Đảng LDP đã giành được 93 ghế tại thượng viện (chiếm 2/3), một phần do cử tri ủng hộ ông Abe. Điều đó giúp thủ tướng Fumio Kishida dễ thông qua chương trình của LDP mà không cần phải chờ đến năm 2025. Tuy trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình, tuy Abe chưa sửa đổi được hiến pháp, nhưng ông đã chuẩn bị các điều kiện để khi thời cơ đến thì việc đó sẽ thuận lợi. Ảnh hưởng của ông gồm việc hình thành và phối hợp chính sách an ninh. Ông đã lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia được văn phòng Tổng thư ký đảng LDP ủng hộ. (Will Abe’s security policy legacy endure without him? Rikki Kersten, ASPI, 11 Jul 2022).

Trước mắt, tuy trong đảng LDP không ai có đủ tầm cỡ và kinh nghiệm chính trị như ông Abe, nhưng tầm nhìn “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”, và việc phục hồi “Bộ Tứ” (QUAD) là những trụ cột quan trọng trong chiến lược của Nhật. Trong nhiệm kỳ của mình, thủ tướng Kishida cũng chia sẻ tầm nhìn đó và cam kết khắc phục những định kiến trong chính sách an ninh của Nhật. Ông Kishida sẽ theo đuổi chính sách an ninh của ông Abe nhằm sửa đổi Hiến pháp Nhật (điều 9) và tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng.

Cái chết bất ngờ của Abe là một cú sốc làm cử tri Nhật bỏ phiếu nhiều hơn cho LDP. Dưới thời Abe, điều làm thay đổi cục diện (transformative) là chính sách đối ngoại, chứ không phải là Abenomics. Điều đó là do sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy Abe không còn, nhưng ông là chính khách Nhật nổi bật nhất kể từ 1945. Dưới thời Donald Trump, ông đã chủ động tăng cường quan hệ với Mỹ, nhất là về quốc phòng và ngoại giao. (How Abe changed Japan, Bill Emmott, ASPI, 9 Jul 2022).

Kể từ năm 1952, chưa có thủ tướng Nhật nào nghĩ đến giảm quan hệ với Mỹ. Dưới thời Donald Trump, Tokyo nhận thấy Mỹ không còn là đồng minh tin cậy và dễ hợp tác như trước, nên Abe đã chuẩn bị cơ sở để Nhật có lập trường độc lập hơn khi xây dựng mạng lưới đối tác trên thế giới. Chiến lược này sẽ tiếp tục. Michael Green (đại học Sydney) lập luận rằng Abe đã cải cách cơ chế an ninh của Nhật. Nay quyết sách tập trung vào Văn phòng Thủ tướng, nên các thủ tướng tiếp theo có thể điều hành dễ hơn. Abe đã thông qua đạo luật về hòa bình và an ninh để khởi động “quyền tự vệ tập thể” (right of collective self-defence).

Abe hiểu rằng một nước Nhật mạnh, liên minh chặt chẽ với Mỹ, và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, là những yếu tố giúp ổn định khu vực. Dưới thời Abe, Nhật đã tăng cường vị thế quốc phòng để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc qua giải thích hiến pháp, tăng ngân sách quốc phòng, và tinh giản cơ chế ra quyết định về an ninh quốc gia. Tuy Abenomics chưa thành công, nhưng điều làm Abe nổi bật so với các thủ tướng khác là ông sẵn sàng thay đổi một khi có đủ sự ủng hộ (critical mass of support), mà không cầu toàn.

Được dẫn dắt bởi tầm nhìn về hòa bình và dân chủ trong hai năm qua, Abe Shinzo đã làm thay đổi bức tranh đối ngoại khu vực. Là người khởi xướng “Bộ Tứ” (QUAD) Abe không phải chỉ là kiến trúc sư của cơ chế an ninh đó mà ông thực sự tin vào chủ nghĩa khu vực (regionalism). Nhưng vẫn còn quá sớm để bình luận về tác động khó lường của cái chết bất ngờ của ông Abe đối với thái độ của công chúng về chính sách mà ông đã theo đuổi. (Abe Shinzo: Quad stands as his Indo-Pacific legacy, Teesta Prakash, Lowy, 9 July 2022).

Abe Shinzo là người khởi xướng “Bộ Tứ” (QUAD) năm 2007 và là nhân vật chính theo đuổi ý tưởng đó sau khi nó được tái sinh năm 2017. Cuộc họp đầu tiên của “Bộ Tứ” gồm các quan chức Mỹ, Nhật, Ấn, Úc được tổ chức bên lề hội nghị ARF tại Manila. Abe đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương để kiến tạo khuôn khổ “Châu Á rộng lớn hơn” (broader Asia) nay được gọi là “Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP). Đây là không gian chiến lược cho “Bộ Tứ” (QUAD).

Bộ Tứ (QUAD) được tái sinh năm 2017 chủ yếu do Nhật và Ấn Độ khi Nhật làm chủ tịch cuộc họp “Quad 2.0” giữa các quan chức bên lề Hội nghị Cấp cao Đông Á. Tuy lãnh đạo bốn nước không đồng nhất về lo ngại gia tăng đối với Trung Quốc, Abe đã dàn xếp và QUAD đã phát triển mạnh với bốn cuộc họp (2019-2022). Tiếp theo cuộc họp cấp cao (2021) là hai cuộc họp trực tiếp ở Tokyo (5/2022). Nếu các nước khu vực tham gia thì Indonesia và Hàn Quốc sẽ có vai trò quan trọng để tạo ra một khuôn khổ “Châu Á rộng lớn hơn”.

Cố vấn đối ngoại của Abe là Tomohiko Taniguchi đã mô tả ông là một lãnh đạo hiểu rõ Nhật phải tăng cường kinh tế, đầu tư vào liên minh Mỹ-Nhật, và mở rộng quan hệ với Úc và Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc. Vai trò lồng ấp (incubating role) của Abe đối với “Bộ Tứ” và cái chết bất ngờ của ông tuy tạo ra khoảng trống quyền lực (vacuum), nhưng đã củng cố nhóm Seiwa-kai của ông (có 94 nghị sỹ) trong đó có có chánh văn phòng nội các và bộ trưởng quốc phòng, vượt xa các nhóm khác như Kōchi-kai (có 45 nghị sỹ).

Abe đề xuất tăng ngân sách quốc phòng lên 10 ngàn tỷ Yên trong 5 năm (2% GDP). Ông lập luận rằng “mù mờ chiến lược” về Đài Loan không còn đứng vững. Trong tranh cử thượng viện vừa qua, Abe tiếp tục thúc đẩy sửa đổi hiến pháp (điều 9). Theo NHK, số người ủng hộ sửa đổi hiến pháp tăng từ 29% năm 2018 lên 35% năm 2022, trong khi phe đối lập giảm từ 27% xuống 19% trong cùng thời gian. Abe để lại di sản lâu dài, trong đó có Thỏa thuận Đối tác Chiến lược với Liên minh Châu Âu, cũng như hiệp định CPTPP và IPEF.

Lời cuối

Sửa đổi hiến pháp là một vấn đề dễ gây tranh cãi ở Nhật Bản. Nếu còn ông Abe, thủ tướng Kishida có thể vận dụng và dựa vào chủ trương mạnh mẽ của Abe về sửa đổi hiến pháp bởi Abe là một lực lượng đoàn kết và Kishida có thể sử dụng ông như một lá chắn để trú ẩn khi vấp phải sự chỉ trích từ những người phản đối sửa đổi hiến pháp. Khi lựa chọn đó không còn nữa, những lời chỉ trích đối với chính phủ Kishida có thể đến từ mọi phía. (Japan after Abe Political stability under threat? Naoya Yoshino, Nikkei, July 13, 2022).

Sau khi ông Abe qua đời, không có lãnh đạo nào đủ tầm và sức cuốn hút để gắn kết và thống nhất các phe phái bảo thủ trong đảng LDP. Abe là người đứng đầu phe quan trọng nhất trong LDP, nay chưa thấy ai được đề cử kế nhiệm. Điều này có thể làm LPD phải thay đổi hệ thống chính trị. Thời kỳ hậu Abe, tuy thủ tướng Kishida có thể tự do hơn trong việc điều hành chính phủ, nhưng ông Kishida có trách nhiệm lớn hơn bao giờ hết là phải đảm bảo rằng các quyền tự do ngôn luận và dân chủ của Nhật không bị bạo lực trấn áp.

Theo cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Nguyễn Quốc Cường, ông Abe từ trần “là tổn thất to lớn cho Nhật và Việt Nam”. Chúng ta mất đi một người bạn vô cùng thân thiết, đóng góp to lớn vào thúc đẩy đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước. Trong tám năm cầm quyền, ông Abe đã đến thăm Việt Nam bốn lần. Điều gây ấn tượng mạnh nhất là quan hệ thân tình giữa lãnh đạo hai nước. Chưa có chính khách nước nào được ông Abe ưu ái đặc biệt như với lãnh đạo Việt Nam, như các ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc. Trong bối cảnh Mỹ phải đối phó với cuộc chiến tranh Ukraine, vai trò của Nhật tại khu vực càng quan trọng.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Thi Sĩ BÙI CHÍ VINH

    Tại sao lại bắn vào Shinzo Abe
    Đã có gan giết người thì tìm độc tài Tập Cận Bình hoặc Putin mà giết
    Truyền thống hiệp sĩ Samurai xưa nay lẫm liệt
    Không đâm lén sau lưng, không mai phục rình mò

    Đặc biệt là không bắn từ khoảng cách 5 mét vào dân chủ tự do
    Không bắn vào cựu Thủ tướng tay không tấc sắt
    Không được bắn vào người hùng bảo vệ xứ Phù Tang từng tấc đất
    Bảo vệ luôn đảo quốc Đài Loan bằng công lý hòa bình

    Tại sao Chúa chết mấy ngàn năm rồi mà vẫn bị đóng đinh
    Tại sao Boris Johnson ân nhân của Ukraine lại bị đẩy vào đường cùng từ chức
    Tại sao nước Nhật tự ám sát mình bằng viên đạn xuyên thủng ngực
    Tại sao bọn xâm lược quỷ ma luôn bất chiến tự nhiên thành ?

    Câu cuối cùng hỏi cung tên thích khách
    Có khi kẻ trả lời đang ở tận Bắc Kinh…

    Nguồn Mạng.

  2. https://csis-website-prod.s3.amazonaws.com/s3fs-public/styles/csis_banner/public/page/220708_Memoriam_Shinzo_Abe.png


    Xin vĩnh biệt Chính khách lỗi lạc TỪ Kinh tế Abe ĐẾN Bộ tứ Kim cương Abe
    ****************

    https://www.youtube.com/watch?v=XvPRwy9DCCI

    Thành tích và khó khăn của cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
    The triumphs and tribulations of Japan’s former prime minister Shinzo Abe

    Nam mô A di đà Phật Yên Tử
    Đức Trần Nhân Tông xin lời Vĩnh từ
    Chính khách lỗi lạc Nước Nhật hiện đại
    Bay về Đỉnh Phú Sĩ không hư
    Vành tang Mây trắng tiễn Cánh Hạc
    Đi vào Nhật sử Thế sử cảo thư
    Dân Nhật tri ân Abe Kinh tế
    Vực dậy sức năng động như trường từ

    https://www.youtube.com/watch?v=z9LMvLCqYAQ

    The Japanese say final goodbye to assassinated former leader Shinzo Abe
    Dân tộc Nhật nói lên lời từ biệt cuối cùng với cựu lãnh đạo bị ám sát Shinzo Abe

    Thống trị Trào lưu Sáng tạo từ Phá huỷ
    Trong Kinh tài Tri thức khó vô tư
    Ngoại trị càng dấn thân Hiệp sĩ đạo
    Hiến pháp nhu đạo hết thời đành giã từ
    Viễn kiến tầm nhìn cao xa thấy rộng
    Bộ tứ Kim cương thủ vai Công trình sư
    Kiên nhẫn thuyết phục lũ hề Vệ mở mắt
    Mở toang óc bằng Nhật-Việt sử đúng bậc sư
    “Mười sáu chữ dz..àng Bốn dốt” tẩm thuốc độc
    Như thang thuốc Tàu chống sốt rét nốc chần chừ
    Mụ sẩm Đồ U U không bằng lại bác sĩ chân đất
    Uống xong ‘bộ đội ku Hồ’ thành u mê cả như
    Nhà văn Nguyên Ngọc đột biến thành nguyên ngốc
    Chiến binh Hồ Tú … hóa đồng chí Vệ gật gù lừ đừ
    Xưa vác AK nay vác AI qua tận Xứ Mặt trời mọc
    Cố nhân đồng chấy San Hô biến thể thành Ô Sình hiền từ
    Ở đợ thằng chủ ả rệp râu xồm còn đòi thêm món “đạp mái”
    Ôi cũng chỉ do mụ ác y cho thang thuốc Tàu hóa giới bát chư !!!
    Đến nỗi uyên thâm chữ nghĩa như Nữ sĩ Bắc Hà Thiên sứ
    Hóa thân giáng hoa thành Phạm thị Hoài Bác nhớ Bụt sư
    Cũng do bởi bàn tay Liêu Trai – Mụ nô-beo Đồ U U chữa trị
    Bao thế hệ Trẻ miền Bắc bằng thang thuốc Mao như thuốc lắc …lư !

    * * *

    Trước Giờ thứ Hai mươi lăm đang lặng sóng
    Thần chắc bao phủ Thái Bình Dương lắc lư
    Hải quân Thế giới Tự do về Biển Đông trực chỉ
    Bao hạm đội hò hẹn Đảo Kim Các trường điện từ
    Eo biển Đài Loan đến Hoàng-Trường Sa quần đảo

    https://www.youtube.com/watch?v=3iZfjlbc9xI
    TRỰC TIẾP: Nhật Bản chào tạm biệt cựu Thủ tướng Abe (video dài với thời lượng 3 giờ 17 phút 50 giây)
    LIVE: Japan bids farewell to slain former PM Abe

    Còi tầu trống trận đánh chìm Liêu Ninh hải vực như
    Tầu sân bay Quảng Đông + Phúc Kiến đen cháy
    Ba đống đồng vụn rơi tự do vào đáy biển từ từ
    Chiến dịch Abe kết thúc Nhân loại Tự do toàn thắng
    Vui cùng Chiến thắng Bạch Đằng lần Ba vào Sử thư

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT


    Bắt tay các thằng tể tướng Vệ làm dơ bẩn tay Vị Thủ tướng Nhật Abe… Xem ra chỉ có Anh cả Trọng đang sáng ngời Đức tài thẳng tay trừ gian diệt bạo !
    *****************

    Đại ca Tư sâu móm siêu trùm sò
    Mồm hắn như lò tôn rỉ… lò thiếc to !
    Bên Chính khách Thế giới như thằng tiểu
    Nhân nhưng kền kền toàn áp-phe ăn lo
    Ba Ếch đầu bóng như tài tử đực phim lợn
    Theo cắt mạng vinh thân phì gia cho
    Hai nhiệm kỳ đầy tràn ngân hàng Thụy Sĩ
    Thằng xúc phân xuân fuc*k lợn heo bò
    Đệ bách f..u nhân ‘hén’ trùm cuối Vịt Á
    Đứng bên Chính khách Abe … ‘hén’ thò lò
    Cái xẻng xúc kít ngoáy mũi Trun..g C..uốc
    Bóc nhãn bên Tàu dán lại quả lừa to
    Mad..zê in Quảng N..ôm duyên dáng Má mì Quảng
    Cùng Nguyễn Côn..g Khế siêu đại ca đại trùm cò
    Mã giám Sinh Thời Hồ kiêm Tú Bà vú đực
    Thêm cố vấn quạt mo thầy Thọ đầu nhỏ đ..ít to
    Một bầy tể tướng từ thời chú Đồng mồm vẩu
    Bám ghế ba bảy năm đến Dân ăn độn bo bo
    Giờ thì Nước Việt xuất cảng gạo thơm nuôi Thế giới
    Giải f..óng cấm chợ ngăn sông hóa f..ỏng d..ái đờn cò !
    Bày tể tướng Vệ bên Thủ tướng Abe đúng loài heo lợn ỉ
    Toàn loại bất tài vô hạnh thiếu đức ăn cắp cả tỉ đô
    Khiến hàng chục triệu Dân lương Việt thống khổ
    Đâu như Vị Thủ tướng Nhật Abe trọn đời vì Nước+Dân lo
    May ra gần đây Cụ Tổng vừa ra chiêu công lực
    Gắng lên Anh Trọng vào Việt Sử vì chiến công to !
    Cố lên như Anh Abe vào Nhật sử Á sử
    Dân Việt kính trọng hai Anh cả vì Nước lo…

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    cảm tác viết thẳng BẮN LÊN màn hình gởi quý Bạn đọc báo Tiếng Dân

    Những hình ảnh đáng nhớ của cố Thủ tướng Abe Shinzo và … Việt Nam
    https://soha.vn/nhung-hinh-anh-dang-nho-cua-co-thu-tuong-abe-shinzo-va-lanh-dao-viet-nam-20220708204001675.htm


    Con siêu vi trun..g c..uốc montaukmosquito từ ống nhổ MAO-ĐẶNG-GIANG… đúng là loại vịt gian HAY tàu cộng cài vào vô liêm sỉ ABE và chính phủ NHẬT tặng viện trợ cho Dân tộc Việt hàng chục triệu Dân lành thì bọn đảng vịt cộng của con siêu vi trun..g c..uốc montaukmosquito từ ống nhổ MAO-ĐẶNG-GIANG…kền kền kênh kênh mỏ ĐỎ tim ĐEN ăn hết mọi thứ của Dân để nuôi hắn montaukmosquitocó thời gian ngày đêm viết còm vô sỉ trên báo Tiếng Dân

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    • Nguyễn Hữu Viện tự hào vì không bao giờ làm nhục tiếng Việt vì sai chính tả . Well, you done it this time.

      Thì Nguyễn Hữu Viện cũng là con siêu vi của Nhật, 1 nước thuộc phe trùng trục . Tặng viện trợ cho “dân tộc Việt” hay tặng viện trợ cho dân xã hội chủ nghĩa & để nuôi cái Đảng của bác ? Bác muốn Đảng thâu tóm ngoại tệ của dân để mua hàng không mẫu hạm của Uganda nhưng vẫn đủ liêm sỉ để vô đây, i should be OK. Con kền kền có trái tim đỏ của người Cộng Sản & mỏ thì đen đặc quánh lại yêu Đảng, nhưng phải mình mới là yêu Đảng đúng cách nhất, cách yêu chân chính nhất từ người Việt chân chính nhất . Tớ ẻ vào mọi thứ chân chính, thiêng liêng của bác, tình yêu của bác đ/v Đảng included.

  3. Nếu tớ hổng lầm, thời Shinzo Abe là thời nhiều cty/tổ chức Nhật bi phát hiện làm ăn mờ ám với Việt Nam nhất

Comments are closed.