Trân Văn
15-7-2022
Kết quả phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Đức Chung “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chứng minh, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chuyên sản xuất, sử dụng “hàng gian, hàng giả”.
Kết quả phiên xử phúc thẩm ông Nguyễn Đức Chung “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (1) chứng minh, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chuyên sản xuất, sử dụng “hàng gian, hàng giả”.
***
Ông Chung, một… Tiến sĩ Luật, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN, Đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng công an, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trở thành bị can, rồi là bị cáo trong ba vụ án hình sự. Vụ thứ nhất là “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Vụ thứ hai là “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ thứ ba là “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Kế hoạch Đầu tư (Sở KHĐT) thành phố Hà Nội.
Ở vụ án đầu tiên, ông Chung bị phạt năm năm tù. Trong vụ án thứ hai, lúc đầu, ông Chung bị phạt tám năm tù nhưng khi phúc thẩm, hệ thống tư pháp giảm cho ông ba năm tù vì đã cùng các đồng phạm “khắc phục hết hậu quả” (tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại được xác định là 36,1 tỉ) nên hình phạt chỉ còn ba năm tù (2). Sang vụ án thứ ba, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm phạt ông Chung ba năm tù nhưng mới đây, HĐXX phúc thẩm giảm cho ông một năm tù.
Theo HĐXX phúc thẩm, sở dĩ hệ thống tư pháp tiếp tục giảm hình phạt cho ông Chung thêm một lần nữa vì đại diện Viện Kiểm sát – nơi nhân danh nhà nước (tập thể đại diện cho nguyện vọng và lợi ích của dân chúng) truy tố những cá nhân vi phạm luật pháp – cho rằng có… “tình tiết mới” để… “giảm hình phạt”: Ông Chung vừa bổ sung 85 “tài liệu” là… bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương, huân chương của ông cũng như của… cha mẹ ông,…
Cần lưu ý, ở vụ án thứ hai, ông Chung tự nguyện nộp lại 25 tỉ trong 36,1 tỉ được xác định là thiệt hại do “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” để tác động đến việc chọn chế phẩm khử trùng sông rạch, ao hồ nhằm giúp gia đình ông thu lợi từ việc độc quyền nhập cảng – phân phối chế phẩm này (3), nhờ vậy, ông Chung được giảm ba năm tù. Còn trong vụ án thứ ba, dù vẫn là “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”để tác động đến việc chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ “số hóa” hoạt động của hệ thống công quyền ở Hà Nội, gây thiệt hại cho công quỹ hơn 26 tỉ nhưng hệ thống tư pháp chỉ buộc các thuộc cấp của ông Chung phải nộp tiền bồi thường (tổng cộng hơn sáu tỉ). Ông Chung vừa không phải chịu “trách nhiệm dân sự”, vừa được giảm hình phạt nhờ… “85 ‘tài liệu’ là… bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương, huân chương…” Điều đó có nghĩa là sau hai lần được giảm hình phạt trong ba vụ án mà tổng thiệt hại gây ra cho công quỹ được xác định khoảng 60 tỉ và rũ sạch toàn bộ “trách nhiệm dân sự” bất kể công quỹ vẫn còn tổn thất khoảng 20 tỉ, theo qui định của pháp luật, lúc thụ án (hình phạt tổng hợp từ ba vụ án giờ chỉ còn 12 năm), ông Chung sẽ sớm được xét giảm hình phạt thêm nhiều lần nữa! Khoan bàn đến mức độ công minh của hệ thống tư pháp, chỉ nhìn vào những “tài liệu” được tuyên bố là “tình tiết mới”, chẳng lẽ giá trị của chúng xấp xỉ… 20 tỉ?
***
Cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, lẫn hệ thống tư pháp, hệ thống truyền thông chính thức đều đã lờ đi yếu tố, ông Chung chỉ từng là Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Thiếu tướng công an, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ai cũng có thể tính được mức thu nhập bình quân của những cá nhân đảm nhận các vai trò này, thế thì tại sao những hệ thống vừa kể không thắc mắc, vì sao ông Chung có tới 25 tỉ để “khắc phục hậu quả” trong vụ án thứ hai?
Nếu 25 tỉ mà ông Chung đã dùng để “khắc phục hậu quả” trong vụ án thứ hai là do phạm tội mà có, tại sao không điều tra – truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Chung vì “tham ô” hay “nhận hối lộ” (hình phạt vốn là chung thân hay tử hình) mà lại chọn “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”? Tuy không dễ chứng minh ai đó đã “tham ô” hay “nhận hối lộ” nhưng dựa vào thu nhập bình quân của viên chức với khoản tiền của những cá nhân như ông Nguyễn Đức Chung tự nguyện “khắc phục hậu quả”, có thể kết luận ngay lập tức những viên chức ấy thuộc loại “giàu có bất minh” hay không. Tuy thiên hạ có thể dễ dàng xử lý những viên chức “giàu có bất minh” nhưng Việt Nam thì không bởi theo chủ trương của Bộ Chính trị và BCH TƯ đảng, Quốc hội khăng khăng từ chối làm như thiên hạ: Xem “giàu có bất minh” là tội phạm. Năm 2015, khi sửa Luật Hình sự, Quốc hội gạt bỏ đề nghị xem “giàu có bất minh” là tội phạm theo tinh thần Công ước Chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc (4). Năm 2018, khi sửa Luật Phòng chống tham nhũng, Quốc hội tiếp tục gạt bỏ đề nghị xử lý những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản (5). Với tư cách là Ủy viên BCH TƯ đảng, Đại biểu Quốc hội, ông Chung là một trong những cá nhân đã tham gia vào tiến trình vô hiẹu hóa các hình thức xử lý viên chức “giàu có bất minh”.
Đặt những danh hiệu kiểu như… Anh hùng các Lực lượng vũ trang, những phần thưởng kiểu như… Huân chương Bảo vệ tổ quốc Hạng Nhất, Huân chương Chiến công Hạng Nhất,… của ông Chung và những tuyên bố kiểu như: Không tử hình viên chức tham nhũng là không công bằng (5) của ông Chung bên cạnh các tình tiết của ba vụ án như đã biết, có thể dễ dàng kết luận ông Chung là “hàng thiệt” hay… “hàng gian, hàng giả”. Không có những danh hiệu, phần thưởng, tuyên bố kiểu đó, ông Chung không thể leo cao, luồn sâu, tự tung, tự tác, gây ra những thiệt hại như vậy. Có lẽ chỉ ở Việt Nam, những chứng cứ chứng minh yếu tố “gian, giả” mới được gom lại để dùng như “tình tiết mới” nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo! Có lẽ cũng chỉ ở Việt Nam mới có chuyện các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, thay vì xin lỗi, nhận trách nhiệm, tự xử vì đã sử dụng “hàng gian, hàng giả” gây họa cho quốc gia, dân tộc thì lại công khai bày tỏ sự đau xót do phải loại bỏ “hàng gian, hàng giả”! Chống tham nhũng không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ mà cương quyết không công bố các tờ khai tài sản của viên chức bởi đó là… “vấn đề nhạy cảm”, chỉ khăng khăng chọn xài “hàng gian, hàng giả” vì “gian, giả” không “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, không thắc mắc về sự bất toàn của thể chế thì đó là chống thật hay… chống giả?
Chú thích
(2) https://vnexpress.net/ong-nguyen-duc-chung-duoc-giam-3-nam-tu-4478905.html
(4) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm
(6) https://vietnamnet.vn/tuong-chung-tham-nhung-thoat-an-tu-thi-khong-cong-bang-239485.html
Có người cho rằng, quan chức cao cấp nước nhà không hiếm người tài, điều đó đúng hay sai? Nói đúng cũng không sai, nói sai cũng đúng.
Các cụ từ thuở xa xưa từng đúc kết “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” để nói giỏi một nghề thì ấm thân. Thế nhưng, nhiều quan chức trong vòng hơn chục năm thay đổi tới chục cương vị ở những ngành nghề khác nhau nhưng đều được đánh giá là hoàn thành suất sắc nhiệm vụ và được thăng chức đều đều, ai dám nói họ không tài. Cứ nhìn sơ yếu lý lịch được liệt kê của những vị được bổ nhiệm vào ghế mới sẽ thấy những người này quả là tài. Thế nhưng, khi ai đó ngã ngựa vì vướng vào vòng lao lý, qua báo chí và các phương tiện truyền thông chính thống mới thấy rằng những người này chẳng tài giỏi gì. Những Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng, Phương Minh Hoà, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và rất nhiều quan chức đã ngã ngựa khác đã chỉ ra cho ta thấy họ không có tài, bởi thể chế nhìn người sai khi dùng họ nên họ đã gây họa không nhỏ cho dân cho nước. Cũng có người nói nhiều quan chức nước nhà quá liều nhưng khi đã ngã ngựa những người này lại quá hèn.
Nhiều người tự thấy năng lực mình có hạn, khi được thể chế giao cho trọng trách không hợp với năng lực và chuyên môn của mình nhưng họ vẫn nhận thì những người này phải nói là quá liều. Không hiểu quyền bộ trưởng bộ y tế có phải là người quá liều khi dám đảm nhận chức vị này hay không? Ở các nước phương Tây, bộ trưởng một bộ có thể không được đào tạo bài bản về ngành mà người đó nắm giữ, chẳng hạn bộ trưởng y tế và phúc lợi hiện tại của Mĩ không phải là bác sĩ. Thế nhưng, các vị bộ trưởng ở trời Tây chỉ quản lý về mặt nhà nước theo hiến pháp quy định. Họ không nắm quyền điều hành các doanh nghiệp nhà nước, các bệnh viện công như ở ta. Còn ở ta, nếu bộ trưởng không vững chuyên môn sẽ dễ bị cấp dưới qua mặt, nhất là ngành y, bộ trưởng nên là người có kiến thức rộng về y học. Còn nói rằng nhiều quan chức ngã ngựa quá hèn và thiếu nhân cách quả không sai. Nhìn cảnh Trịnh Xuân Thanh khóc trước toà, xin lỗi người này người kia, thấy Nguyễn Đức Chung trưng hơn 80 bằng, giấy khen, trưng giấy chứng nhận ủng thư bước sang giai đoạn di căn hay nhiều vị khác kể lể công lao, nêu mẹ già cần người chăm sóc để xin giảm án thì là người tử tế, ai chả cho rằng họ hèn và thiếu nhân cách.
Người đứng đầu Hà Nội không phải là người do công dân Hà Nội bầu, họ là những người được đảng cử thông qua hội đồng nhân dân thành phố bầu một cách hình thức. Nhưng hai chủ tịch Hà Nội gần đây là Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh đang phải hầu toà hoặc sắp phải hầu toà. Còn chủ tịch Nguyễn Thế Thảo có thể cũng theo gót hai vị chủ tịch đàn em. Liệu vị được đảng cử sắp được hội đồng nhân dân bầu làm chủ tịch của Hà Nội có làm cho Hà Nội thay đổi xứng đáng là thủ đô của đất nước hay không? Mong tân chủ tịch trong tương lai đừng nối gót những người tiền nhiệm Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh hay Nguyễn Thế Thảo.
FB Vinh Le
“làm như thiên hạ: Xem “giàu có bất minh” là tội phạm”
i can du . Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu có thể dốt đặc cán mai về toán cũng biết số người không trong sạch ở VN nhiều gần bằng dân số nước mình, Trân Văn included. Những người giàu có bất minh chỉ là những người quá sơ hở, không khéo léo thui . Xử ai, những người không trong sạch hay giàu có bất minh ? Nếu xử người không trong sạch thì chúa Giê-Su cũng đã thét lớn khi người ta ném đá Magdalena, Ai là người không có tội ? Còn nếu xử người giàu có bất minh cũng như xem kém thông minh là cái tội. Chỉ có Giáo sư Mạc Văn Trang mới xem là tội . Thái Hạo thậm chí không phàn nàn nếu con mình kém thông minh
“Đặt những danh hiệu kiểu như… Anh hùng các Lực lượng vũ trang, những phần thưởng kiểu như… Huân chương Bảo vệ tổ quốc Hạng Nhất, Huân chương Chiến công Hạng Nhất,… của ông Chung … có thể dễ dàng kết luận ông Chung là “hàng thiệt” hay… “hàng gian, hàng giả”
Những người các bác kính trọng đều được những danh hiệu kiểu đó, và nhờ thế họ được các bác kính trọng . Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có cả mớ như vậy + thêm Huân chương chống Mỹ hạng nhất, và có cả 1 ban bảo vệ cái di sản, theo Trân Văn, vừa gian lại vừa giả . who am i to disagree.
Vả lại, “giàu có bất minh” thì đã sao nào ? Theo Dương Quốc Chính, “Ở chế độ này, ở bầu thì phải tròn, ở ống thì phải dài”. Không ai giàu mà không bất minh cả, kể cả Trân Văn . Ô Chung làm thế cũng như mọi người thôi . Mai mốt Nguyễn Thị Hậu lập bảo tàng doanh nhân sẽ đưa họ vào trỏng cho các bác tôn thờ . No Star Where & No Fo Go thui .
“đó là chống thật hay… chống giả?”
Tại sao lại cần phải phân biệt cho nó mất công thế ? Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Lê Minh Dũng hổng cần biết là con cá sặc gì, his loss, đã phát minh ra tư duy “xuyên quyền thế”, không cần phân biệt những cặp phạm trù đúng-sai, phải-trái, đẹp-xấu … Trân Văn cũng đã chứng minh kiến thức này qua bài bảo vệ ông thợ vẽ Mai Duy Ninh . Văn ôn võ luyện bác ạ . Chỉ cần đi chơi 1 thời gian là quên sạch nó rùi .
Ta nên học tập tư tưởng khai dân trí của Phan Chu Trinh mà Thái Hạo đã nhắc tới, đó là đem ra cái cân, 1 bên là những gì ô Chung đã làm được “Tiến sĩ Luật, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN, Đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng công an, Chủ tịch thành phố Hà Nội kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Anh hùng các Lực lượng vũ trang, những phần thưởng kiểu như… Huân chương Bảo vệ tổ quốc Hạng Nhất, Huân chương Chiến công Hạng Nhất …” và những gì ổng làm không được, công việc còn tồn đọng . Đồng Tâm . Người ta phải dẹp ông rùi mới giải quyết được vụ Đồng Tâm . ill let ya decide. i mean who the Phúc methink i am? Múa rìu qua mặt thợ thế đ nào được .
Nhưng nếu là tớ, ô Nguyễn Đức Chung xứng đáng được các bác kính trọng hàng ngàn lần . Trích thêm lời Dương Quốc Chính “Độc tài thì có cái hay là tính quyết đoán, nhanh nhẹn, xử lý nhanh công việc, đỡ phải bàn ra tán vào mất thời gian … vụ lọc nước đang xử đây, nó là miếng bánh bé tẹo, ăn có vài chục tỉ với Chủ tịch thành phố thì chả bõ dính răng”. Thôi thì nếu có quan Hà Nội mới, nên đọc bài của Dương Quốc Chính, rất nhiều lời khuyên rất hay trong việc ăn uống .
https://baotiengdan.com/2021/12/12/vi-sao-anh-chung-vao-lo/
Thui thì thế này, luật pháp của ta tuy nghiêm khắc nhưng luôn bảo đảm tính khoan hồng cách mạng . Ô Chung dù sao cũng là phe Ta, nghĩa là đã hội tụ đủ thứ như là lương tri & lương thiện . Đã thấy mình sai, biết ăn năn hối lỗi, lại có nhiều biện pháp khắc phục, như thế là rất tốt . Theo Giáo Sư Mạc Văn Trang, “Những người có tâm Thiện lành, trước mỗi hiện tượng, họ đều phản ứng tự nhiên, chân thật TỪ BÊN TRONG, phân rõ Thật /Giả, Thiện/Ác, Chính/Tà (Nếu họ có lầm lẫn thì cũng biết thành tâm sám hối)”. Có nghĩa ô Chung có tâm Thiện Lành . 1 năm đã là tàn nhẫn lắm đ/v những người như ông í .
Những người cực đoan quá quắt đòi hỏi 1 bản án nghiêm khắc cho những người có tâm Thiện Lành, lại trích Giáo Sư Mạc Văn Trang, “thực ra họ che giấu sự thờ ơ vô cảm của “những tấm lòng lạnh tanh máu cá” (Chế Lan Viên), “thì con người ấy, ai cầu làm chi”! (Kiều)