Jackhammer Nguyễn
14-1-2022
Ngày 11-2-2022, cây bút quen thuộc, Nguyễn Quang Dy có bài viết đăng trên trang Viet-Studies: Những thách thức năm Nhâm dần.
Bài mở đầu với những cảm xúc tích cực về các hiện tượng thiên nhiên đầu năm mới, và kết thúc bằng lời khuyên rằng, Việt Nam nên thay đổi thể chế để có thể vượt qua những thách thức trong năm mới.
Chúng ta có thể dễ dàng đồng ý với những phân tích về quan hệ bang giao quốc tế của tác giả, trong đó nhấn mạnh, việc Việt Nam đã khá thành công trong việc tạo cho mình một thế đứng trung gian giữa cuộc xung đột và cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các siêu cường, quan trọng nhất là cuộc xung đột Mỹ – Trung. Nói một cách nôm na là, Hà Nội đã thành công trong việc đu dây giữa Washington và Bắc Kinh.
Không chỉ một mình ông Nguyễn Quang Dy nhận ra điều đó, tôi cũng có nghe rằng một trong những gương mặt chống Cộng có tiếng người Việt ở Mỹ, nói trong chỗ thân tình rằng: “Cộng sản Hà Nội đu dây tử thần, nên cho họ credit về chuyện đó”.
Ngày 11-2-2022, chính phủ Mỹ công bố sách lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như một trong những đối tác khu vực hàng đầu (leading regional partners), ngang hàng với Singapore, Đài Loan.
Có thể nói không ngoa rằng, thái độ của Hoa Kỳ cộng với việc thành công của chính sách đu dây của Việt Nam đã làm cho Hà Nội chống được dịch Covid-19, với lượng vaccine của chính phủ Mỹ đến kịp thời.
Những đề cập về kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo (hoặc trích dẫn) mà ông Nguyễn Quang Dy đưa ra, cũng sẽ dễ dàng được độc giả đồng tình.
Nhưng không biết có phải vì do thời điểm đầu năm mới, cần có những suy nghĩ tích cực hay không, nhưng tôi cảm thấy tác giả đã giảm nhẹ điều gọi là thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Đó chính là vị trí một mình một chợ, ngày càng vững chắc của Đảng Cộng sản cầm quyền.
Sau một thời gian dài lưỡng lự, Đảng Cộng sản đã tống giam người thực sự đối kháng cuối cùng của chế độ là Phạm Đoan Trang vào năm 2020. Thừa thắng xông lên, Đảng Cộng sản dẹp luôn những tổ chức dân sự ít màu sắc chính trị quyền lực hơn, nhưng họ không kiểm soát.
Ngày 9-2-2022, Hà Nội tống giam bà Ngụy Thị Khanh, đứng đầu một tổ chức môi trường, từng nhận giải thưởng về bảo vệ môi trường quốc tế, với tội danh… trốn thuế! Cần nhớ rằng, tội danh loại này cũng từng được gán cho một số nhân vật đối kháng có tiếng trước đây như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Trần Huỳnh Duy Thức (đối với ông Thức là cái nhãn gian lận thương mại).
Công bằng mà nói thì những thành phần thực sự đối kháng như tôi vừa đề cập không là bao nhiêu, sự lưỡng lự của Hà Nội trong hơn 10 năm qua, chỉ là sự đo lường sức ép quốc tế lên họ mà thôi, chứ thực ra họ vẫn kiểm soát tình hình, kiểm soát rất chặt phong trào đối kháng, một phong trào ra đời từ sự bắt nạt của Trung Quốc đối với Việt Nam, hơn là những nhu cầu dân sinh và xã hội trong nước. Đã ít ỏi, phong trào này lại rất hỗn tạp, không dựa trên những hiểu biết căn bản về một xã hội dân chủ.
Đầu năm 2022, một người Việt chống Cộng ở Mỹ là ông Dao Huyen, đưa ra nhận xét về những người gọi là hoạt động dân chủ ở Việt Nam trong những năm qua là họ “thiếu sự thiện lương và công chính của những người muốn đi làm cách mạng”. Dĩ nhiên ông Dao Huyen nói điều đó không bao hàm tất cả những người vào tù ra khám ở Việt Nam trong những năm qua. Dù sao năm 2020 cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào này.
Bên trong thì phong trào đối kháng, vốn đã yếu, nay thì tan rã. Bên ngoài, nhờ vào vị trí địa chiến lược đắc địa đối với phương Tây trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, cộng với ngoại giao đu dây khéo léo, Hà Nội đang ở trong môi trường rất thuận lợi.
Nhưng trong những cái thuận lợi ấy, cái lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều hơn so với người dân Việt Nam. Thậm chí đối với người dân Việt Nam, lợi lộc của Đảng Cộng sản là điều có hại cho dân rất rõ ràng. Đảng Cộng sản đã mạnh, đã một mình, nay càng mạnh thêm, càng một mình và càng tha hồ làm bậy.
Việc chống dịch Covid một cách bát nháo của Đảng năm 2021 làm cho hơn 20 ngàn người Việt thiệt mạng. Dịch bệnh cũng làm lộ rõ tình trạng người dân quê Việt Nam, những người làm thuê làm mướn trong các nhà máy, bị bóc lột tận xương tủy, trong đó có hơn 1 triệu người bỏ chạy tán loạn sau vài tuần lễ phong tỏa.
Năm 2021 lại chứng kiến hai sự việc tồi tệ một cách kinh hoàng là vụ công ty Việt Á bán bộ xét nghiệm dỏm, làm giàu trên tình trạng chết chóc của dân chúng, và vụ nâng giá vé máy bay cho người Việt ở nước ngoài muốn về nước giữa đại dịch, qua những chuyến bay mà chính quyền gọi là “giải cứu”.
Hai điều kinh hoàng nhất trong hai sự kiện này là sự mục ruỗng của cả hệ thống bao che cho những kẻ thủ ác, thứ hai là sự suy đồi đạo đức không còn giới hạn nữa của quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Không có gì bảo đảm rằng hai sự việc như thế sẽ không còn xảy ra trong tương lai, và người dân trong nước sẽ lại chịu hậu quả thảm khốc, trong tình trạng Đảng Cộng sản Việt Nam một mình một chợ, quyền lực không giới hạn, tự tung tự tác.
Và đó chính là thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay.
Đối với những kẻ buôn nhà đất thì đảng cộng sản là cần câu bạc tỷ, là cửa làm giàu không cần chất xám
Hai điều kinh hoàng nhất trong hai sự kiện này là sự mục ruỗng của cả hệ thống bao che cho những kẻ thủ ác, thứ hai là sự suy đồi đạo đức không còn giới hạn nữa của quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
TRONG DÀI HẠN CỘNG SẢN VIET NAM SẼ SỤP ĐỔ TỪ BÊN TRONG .
SAU KHI PHÚ TRỌNG ‘LÊN ĐƯỜNG” BỌN CÒN LAI TRONG BCT CHỈ LÀ “CÁ MÈ MỘT LỨA” CÓ MẶT MŨI NÀO MÀ “SẠCH SẼ” KHÔNG THAM NHŨNG ?
“người dân trong nước sẽ lại chịu hậu quả thảm khốc, trong tình trạng Đảng Cộng sản Việt Nam một mình một chợ, quyền lực không giới hạn, tự tung tự tác.”
Đây là một kết luận không có gì là ngạc nhiên cho những người am tường thời sự, tác giả cảnh báo cũng bằng thứa. Đảng Cộng Sản tiếp tục toàn thắng và toàn dân tiếp tục đại bại và lãnh chịu mọi hậu qủa. Lý do là nhân dân đã tự bại liệt, từ thể xác cho đến tinh thần, từ người trong nước cho tới người ngoài nước. Thế là xong. Nhưng Cộng Sản vui nhất là vì bất chiến tự nhiên thành.
ĐaCoSa không phải là một thách thức nghiêm trọng nhất hiện nay của Việt nam , mà là “một rào cản ngăn cản người Việt được sống như một con người” !
Hai điều trên KHÁC HẲN nhau về mặt định nghĩa trong quan hệ giữa Nhà nước và XH !