Nguyễn Đình Cống
5-12-2021
Tiếp theo phần 1
4- Sai ở nhận định về con người
Mác cho rằng: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Đó là một phán đoán chỉ phản ảnh một phần nhỏ mà đã bỏ qua phần lớn thuộc tính bản chất. Vì vậy có thể nói rằng Mác đã sai. Cái sai này đã dẫn ông đi lạc đường trong nhiều vấn đề.
Hoạt động của con người, ngoài một số ít theo bản năng thì đều xuất phát từ nhận thức. Theo phép biện chứng của Mác thì nhận thức là do: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Trực quan sinh động diễn ra dưới 3 hình thức: Cảm giác, tri giác, biểu tượng. Tư duy trừu tượng là giai đoạn tiếp theo, cao hơn về chất của quá trình nhận thức, diễn ra dưới 3 hình thức: Khái niệm, phán đoán, suy lý”.
Những nghiên cứu sâu hơn về con người chỉ ra rằng quan niệm về nhận thức như trên của Mác chỉ đúng một phần nhỏ. Thực ra nhận thức (hoặc Tâm thức) gồm từ hai nguồn là tiềm thức và ý thức. Tiềm thức là những thông tin được chứa trong Tàng thức, trong các tầng hào quang của con người mà khoa học thực nghiệm hiện nay chưa biết rõ (1). Tiềm thức được hình thành từ trong bào thai do di truyền, do tiếp thu tinh hoa sông núi. Ý thức thuộc hoạt động của não mà phần lớn được hình thành từ lúc còn rất bé, một phần nữa do các quan hệ xã hội tạo nên. Mác thấy khá rõ phần quan hệ này, quan trọng hóa nó lên, rồi vội cho rằng đó là bản chất. Nhầm lẫn này là vô cùng tai hại.
Mác quy kết sai về bản chất con người như vậy có thể do bị ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa Darwin. Thuyết này đề cao ảnh hưởng của môi trường và hiện nay đang bị đánh đổ dần dần.
Từ chỗ đề cao các mối quan hệ xã hội do vị trí của con người trong nền sản xuất và sự thụ hưởng quyền lợi vật chất mà Mác phân chia loài người thành các giai cấp mà coi nhẹ yếu tố quốc gia và dân tộc. Trong các giai cấp thì Mác tỏ ra yêu thương giai cấp vô sản vì thấy họ bị bóc lột, bị áp bức, chịu nhiều sự bất công. Đó là lòng tốt. Nhưng rồi lòng tốt này đã làm Mác mờ mắt và loạn trí, đã nhìn thấy ở giai cấp vô sản những đức tính tốt đẹp để có thể làm chủ thế giới trong lúc họ không có đủ phẩm chất để làm công việc đầy khó khăn đó. Cuối Bản Tuyên ngôn Cộng sản Mác đã kêu gọi “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Để làm gì? Phải chăng để: Quyết phen này sống chết mà thôi, để mau phá sạch tan tành chế độ xưa, để giành lấy toàn bộ lợi quyền về tay mình (lời của Quốc tế ca).
Mác cũng có thấy một vài thói xấu của vô sản và vì không thể bỏ qua nên có nhắc đến ‘tầng lớp vô sản lưu manh’ và cảnh báo rằng khi nắm được chính quyền một số cá nhân, nguyên là vô sản có thể sẽ thay đổi tính nết mà đi theo vết xe đổ. Mác không chịu nhận ra rằng khi đã nắm được quyền thì những người nguyên là vô sản sẽ nhanh chóng trở thành thế lực thống trị tàn độc (những người xuất thân từ trí thức tinh hoa không tàn độc như thế).
Bản chất của con người được tạo nên từ giống và điều kiện môi trường. Giống hoặc hạt giống có từ trong bào thai, chứa trong Tiềm thức. Nó sẽ nảy nở, phát triển hay bị tàn lụi như thế nào là do môi trường. Như vậy môi trường là rất quan trọng, nhưng chính hạt giống mới là nhân tố quyết định. Trong môi trường có các quan hệ xã hội. Vì đầu óc bị vật chất ám ảnh mà Mác không thấy hoặc cố tình bỏ qua vai trò hạt giống, còn trong môi trường thì Mác thấy rất rõ quan hệ xã hội, không thấy được những thứ khác như sự giáo dục gia đình từ lúc trẻ còn rất bé và sự tu dưỡng của bản thân.
Với số đông người, hạt giống về tư hữu là mạnh nhất, nó chi phối nhiều hoạt động. Người vô sản, trong hoàn cảnh phải bán sức lao động để sinh sống thì hạt giống ấy bị kìm hãm, chưa phát triển được. Nhưng khi đã nắm được quyền lực thì hầu như toàn bộ mọi người sẽ để cho hạt giống tư hữu phát triển chứ không phải chỉ vài trường hợp riêng. Nếu có đặc biệt thì đó là một số rất ít người có sẵn hạt giống tốt về đạo đức nhân bản mà sức mạnh của nó có thể chiến thắng hạt giống tư hữu vốn có nhưng yếu.
Một nhận định khá sai lầm của Mác, cho rằng giai cấp công nhân đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến và từ đó gán cho họ những đức tính do Mác suy luận ra. Điều này đã được nhiều học giả vạch ra (2), được thực tế chứng tỏ, tưởng không cần chứng minh thêm nữa.
5- Xã hội thiên đường cộng sản
Xã hội cộng sản do Mác vạch ra: “Mọi tư liệu sản xuất là công hữu, của cải vật chất dồi dào, mọi người tự giác làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu …”. Đó chỉ mới là sản phẩm của trí tưởng tượng hoang đường nhưng Mác đã vội khẳng định tính tất yếu của nó. Việc làm này ngược với phương pháp khoa học. Mác chỉ rõ con đường đi đến xã hội cộng sản phải trải qua thời kỳ quá độ là xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa. Thế rồi các học trò của Lê nin còn thêm vào một thời kỳ quá độ thứ hai là “Quá độ từ xã hội phong kiến lạc hậu lên thẳng CNXH”.
Thông thường thầy chỉ dạy cho học trò công việc mà mình đã từng làm, có kiến thức, có kinh nghiệm. Thế mà Mác dám dạy cho đệ tử việc mà ông chẳng biết đầu cua tai nheo ở đâu. Mác chỉ mới tưởng tượng ra một cái bóng rồi xúi dục người khác làm theo nó. Trong việc này có ba sai lầm rất lớn.
Một là mô hình xã hội Mác đưa ra hoàn toàn là hoang đường. Việc công hữu toàn bộ tư liệu sản xuất, xóa bỏ mọi tư hữu về nó là trái với bản chất con người. Sự tự giác của con người là có, nhưng quá tin vào sự tự giác của tất cả mọi người là ảo tưởng.
Hai là việc tạo lập nên xã hội tốt đẹp phải được giai cấp vô sản thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đội tiên phong của họ. Thực ra ban đầu, khi thành lập các ĐCS đều tự cho mình là đội tiên phong của giai cấp vô sản, nhưng khi đã nắm được chính quyền thì họ đã trở thành một ‘giai cấp mới’. Và quan trọng là giai cấp vô sản chưa bao giờ và không thể là động lực chính cho một xã hội tiến bộ. Chế độ vô sản chuyên chính do các ĐCS lập nên trong quá trình xây dựng CNXH là độc tài toàn trị.
Ba là, chẳng biết rồi xã hội cộng sản sẽ tốt đẹp như thế nào, nhưng con đường để thiết lập vô sản chuyên chính và sự thống trị cúa nó là đầy đau thương và tàn bạo.
Nhiều người say mê Mác vì ông cổ vũ cho việc chống áp bức bóc lột, chống bất công, mong muốn nhân loại được sống trong no ấm, hạnh phúc. Đây là một sự say mê thiên lệch và mù quáng. Những điều vừa kể và một số điều tốt đẹp khác không phải do Mác đề xuất đầu tiên hoặc duy nhất. Trước, ngang và sau Mác có hàng ngàn hàng vạn những thủ lĩnh chính tri, dù đang cầm quyền hoặc tranh đấu để có quyền đều tuyên bố như thế. Mác chỉ nói theo và nói thì hay mà làm thì dở. Đó là chống áp bức này nhưng lại tạo ra áp bức khác trong đấu tranh nhằm tiêu diệt giai cấp bóc lột, đó là Mác hầu như không quan tâm đến nhân quyền mà chỉ quan tâm đến giai cấp vô sản. Cái riêng của Mác là xã hội làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thì làm gì có.
6- Nghèo khổ và bị bóc lột
Quan sát xã hội nước Anh ở thế ký 19 Mác nhận ra sự nghèo khổ của tầng lớp người phải bán sức lao động để kiếm sống, họ bị bóc lột vì không có tư liệu sản xuất. Mác gọi họ là vô sản. Mác không thể, không muốn hay không dám thâm nhập sâu vào cuộc sống của vô sản để biết được bản chất, nguyên nhân sâu xa của sự nghèo khổ. Mác chỉ quan sát từ xa, quan sát lớt phớt, thấy được điều rõ ràng nhất, dễ thấy nhất là họ không có tư liệu sản xuất. Đó là cái nhìn phiến diện. Từ đâu sinh ra lớp người không có tư liệu sản xuất khi mà từ đầu loài người vốn không ai có của riêng.
Có ba nguyên nhân tạo ra những người vô sản. Một là nguồn gốc từ ông cha, hai là bị tai nạn, ba là tự phá sản.
Từ ông cha, đó là truyền đời, nhưng ông tổ đầu tiên tại sao lại trở thành vô sản trong khi những người khác trở thành hữu sản. Phải chăng họ bị khiếm khuyết gì đó về thể chất hoặc tinh thần, mà một số không ít là do lười nhác hoặc kém trí tuệ. Ông cha là vô sản nhưng con cháu không phải tất cả sẽ nối nghiệp vô sản mà chỉ những người kém năng lực mới trở thành vô sản, còn những người trẻ có năng lực đã sớm thoát khỏi và có người trở thành tư sản. Vậy nguồn gốc chỉ là một phần, nó còn kết hợp với sự yếu kém phẩm chất tinh thần.
Có những người hữu sản vì gặp phải tai nạn gì đó mà mất hết, trở thành vô sản. Số này ít thôi, nhưng không phải tất cả họ đều suốt đời chịu làm vô sản. Một số họ chỉ là vô sản tạm thời rồi họ sẽ tìm cách đổi đời.
Có một số người mà cha mẹ là hữu sản nhưng họ trở thành vô sản vì đã rượu chè, cờ bạc, ăn chơi, lười nhác mà phá nát cơ nghiệp tổ tiên, tự mình làm phá sản.
Mác trông cậy vào vô sản mà quên rằng đặc trưng nổi bật của phần đông vô sản là kém trí tuệ.
Vì đánh giá không đúng về bản chất của vô sản nên Mác đã tưởng tượng ra những bản chất tốt đẹp mà họ không có hoặc có rất ít, gán cho họ những khả năng quản lý và lãnh đạo. Vì điều này mà ở Việt Nam một thời đã đề lên rất cao thành phần bần cố nông, cho rằng những người nghèo khổ nhất là đáng tin tưởng nhất, giao cho họ những chức vụ lãnh đạo và họ đã phá nát nhiều thứ.
Mác chưa hề tham gia vào sản xuất, chưa làm kinh doanh bao giờ, chỉ biết một số kiến thức qua sách vở, báo chí và những quan sát từ xa. Từ đó Mác nghĩ ra thuyết giá trị thặng dư, chỉ ra việc tư bản bóc lột công nhân như thế nào rồi công bố, không hề kiểm nghiệm, không nghe phản biện. Thuyết giá trị thặng dư ấy đã được nhiều người tung hô, giảng dạy, tuyên truyền, nhưng chỉ trên giấy và trên cửa miệng, không thấy có ai vận dụng được gì vào thực tế. Vì sao vậy?. Vì nó sai. Thực ra thì không sai hoàn toàn mà đã bỏ sót một vài yếu tố quan trọng. Điều này đã có nhiều chứng minh, để tránh dài dòng tôi không nhắc lại.
7- Quy luật thống nhất giữa lực lượng và quan hệ sản xuất
Theo Mác thì lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật, có nội dung: “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất”. Những người Marxit cho rằng đó là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội. Họ giải thích rằng lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và phát triển nhanh hơn. Đến một lúc quan hệ sản xuất trở nên lạc hậu so với lực lượng. Lúc này, để bảo đảm sự phù hợp thì phải làm cách mạng để đổi mới quan hệ sản xuất nhằm tái lập sự phù hợp.
Đây là một sự bịa đặt rất phản khoa học. Đã gọi là quy luật thì phải luôn luôn đúng, nếu có cái gì làm cho lệch lạc thì hệ thống tự động điều chỉnh. Ở đây con người phải can thiệp nhằm sửa đổi quan hệ sản xuất, uốn nắn cho nó phù hợp. Phải có sự can thiệp của con người thì còn gi là quy luật. Mà lại can thiệp bằng cách mạng vô sản.
Cho rằng quan hệ và lực lương phải phù hợp nhưng khái niệm phù hợp ở đây rất tù mù. Quan hệ và lực lượng là hai đối tượng khác nhau hoàn toàn về bản chất, thành phần và cấu tạo. Vậy sự phù hợp này được quyết định bới cái gì, đánh giá như thế nào. Tôi chưa nghe ai nói, chưa thấy tài liệu nào giải thích rõ về sự phù hợp này.
Cho rằng lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quyết định như thế nào cũng lại là một sự tù mù khác. Đây là một phán đoán hay kết luận của một suy lý, của một chứng minh. Nếu đây là phán đoán thì nó nhận giá trị giả dối. Nếu là kết luận thì đây là bịa đặt vì chẳng thấy quá trình suy lý như thế nào.
Khi Mác đưa ra quy luật này phải chăng có thâm ý là chuẩn bị tiền đề cho cách mạng vô sản. Nếu quả thật như thế thì Mác xứng đáng được tôn thành tổ sư của bịp bợm vì đánh lừa được rất nhiều người tự cho là thông minh, có trí tuệ ở trong các Bộ này, Ban nọ, Hội đồng kia. Còn việc đánh lừa được hàng triệu người vô sản thì là chuyện bình thường, chỉ cần đưa ra vài mồi nhử về vật chất.
Tái bút: Tác giả bài viết có mong muốn được đối thoại trực tiếp với những người Marxit chân chính dù ở bất kỳ cương vị nào để cùng nhau nhận ra được những sai lầm trong lập luận.
______
Chú thích:
(1)- Xem sách “Bàn tay ánh sáng” (Hand of light), tác giả Barbara Ann Brennan. Lê Trọng Bổng dịch. NXB Văn hóa thông tin- 1996.
(2)- Xem sách: “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”, tác giả Tân Tử Lăng. NXB Thư Tác Phương- Hồng Công- 2007.
Bọn cướp nó cần đồ trang sức để loè bịp ng ít học. Thực tiễn trăm năm đã chứng minh học thuyết đó là rác rưởi từ lâu rồi.
Phản biện của ông Cống không có gì mới. Ở miền nam VN trước 1975, lớp 12 học môn Triết học về chủ nghĩa Marx đã có những luận cứ phản biện như vậy!
Bản chất của con người ta là tham lam. Khi lòng tham bị dồn nén để trở thành người vô sản mà trong lúc của cải vật chất của người khác đầy chung quanh thì làm thế nào mà kềm chế được lòng mình? Đó là lý do vì sao xã hội cộng sản nó thối nát từ trong ruột nó thối ra!
Tác giả đã có bao nhiêu tuổi đảng Cộng sản Việt Nam? Những người theo đảng CSVN, từ Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng xuống dưới, đã không bị Mác-Lê lừa bịp. Thật sự thì chính họ mới là tổ sư của bịp bợm vì họ lợi dụng Chủ nghĩa và Lý luận của Mác-Lê đã bị người Nga ném vào thùng rác để tiếp tục đánh lừa hàng chục triệu người dân Việt Nam.
“do tiếp thu tinh hoa sông núi”
Bây giờ có cả xương cốt trùm tra tấn Boudarel
“Những nghiên cứu sâu hơn về con người … trong các tầng hào quang của con người”
Pseudo-science.
“Thuyết này đề cao ảnh hưởng của môi trường và hiện nay đang bị đánh đổ dần dần”
Nope. Still lives on. Tại sao trí thức xã hội chủ nghĩa khác với their counterparts ở các phần phi-xã hội chủ nghĩa ?
“đặc trưng nổi bật của phần đông vô sản là kém trí tuệ”
Kết luận: Nghèo vì Ngu . Nếu vậy, so với Phạm Nhật Vượng, ố Cống đúng là thuộc loại “hết biết phải nói thế nào”.
“Vì đánh giá không đúng về bản chất của vô sản nên Mác đã tưởng tượng ra những bản chất tốt đẹp mà họ không có hoặc có rất ít, gán cho họ những khả năng quản lý và lãnh đạo”
Mỹ & châu Âu, những người có tên tuổi đều xuất thân từ vô sản, bần nông mắt toét . Tông tông linh tông, Tổng thống mọi đen 0Ba Má, Bin Ghét, Sờ Ti Vần Dốt … Heck, cả nền kinh tế trí thức đều do giới vô sản tạo ra . Bên đây chia rõ 2 thành phần “Old Moneys” tức nhờ thừa kế mà giàu, & nouveau riche là giới vô sản ngoi lên . Ngay cả “Old Moneys” cũng là giới vô sản ngoi lên ngày xưa . Như gia đình Tổng thống Trump, ông cố là nông dân Đức, qua Mỹ nhờ vào kinh doanh vices -booze & prostitution- mà giàu . Bố TT Trump nhờ tiền gia đình mở cty xây dựng, trốn thuế nên giàu sụ, có tiền ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa dân tộc của Bác Hồ Ít Le .
“Người ta đã vứt cái lý thuyết THỐI THA, KHỐN NẠN Marx- Lenin vào SỌT RÁC TỪ LÂU”
Rất đúng . Cái chủ nghĩa Mác Đảng mạo danh Cộng Sản của các bác đang thờ hiện giờ là đồ giả mạo, đồ thiệt thì đã vất vào sọt rác từ lâu . Một trong phin series Ocean 11, người ta đánh tráo Faberge Egg làm cho Catherine the Great, làm khéo đến độ ông xếp viện bảo tàng hổng nhận ra . Tới khi trùm ocean tiết lộ mới đành ngậm đắng nuốt cay .
Holy Phúc, cứ tưởng tượng ra ố Cống thật sự nghĩ những gì ổng viết là “khoa học”, và đây là cái thứ “khoa học” ổng làm từ trước tới giờ . Và vì vậy mà ổng được xem là trí thức đáng kính trọng … Brrr, chỉ nghĩ tới đó mà tớ rùng mình .
“thuyết tiến hóa Darwin. Thuyết này đề cao ảnh hưởng của môi trường”
Qua hiện tượng Nguyễn Đình Cống, Big Yes for môi trường . Tại sao ăn cướp ăn trộm ở VN, vượt biên qua Mỹ lại trở thành kỹ sư điện ? Maybe tại vì những người như ố Cống được xem là trí thức, tức là đã đoạt đi cơ hội thành đạt của người khác xứng đáng hơn . Họ phải đi, và trở thành kỹ sư ở anywhere but những nơi tôn vinh những người như ố Cống . Giá trị bị đảo lộn thì những người tốt, nếu không thoát được, sẽ trở thành tội phạm đơn giản vì cơ hội phát triển đã bị giao cho những thành phần hoàn toàn không xứng đáng, ví dụ đám trí thức xã hội chủ nghĩa . Và để tạo ra tính hợp lý cho chỗ ngồi mát ăn bát vàng của họ, họ buông lời mục hạ vô nhân, lên án chúng bay nghèo vì chúng bay Ngu . Họ không biết rằng ngoài mối liên hệ với Đảng ra, họ không có 1 qualifications gì hết . Social resources ở đâu cũng giới hạn, its even more so ở VN vì người trong nước không có khả năng tạo ra giá trị tri thức. Sự thành công của bất cứ ai đều là sự đổi chác . Ở những xã hội khác, ngay cả sự đổi chác cũng có thể tạm gọi là chấp nhận được . Darwinism. Nhưng ở VN, anything muốn thành công đều phải dính tới Đảng . Mà dính vào Đảng có nghĩa toàn bộ hệ thống giá trị bị đảo lộn . Một người như ố Cống chỉ vì dính tới truyền thống cách mạng mà được ưu đãi “số đẻ bọc (cờ) điều” từ lúc thôi nôi trở đi . Talent pool bằng cái lỗ chân trâu, ổng chỉ cần là nòng nọc hay lăng quăng cũng có của ăn của để . Trong khi những người khác xứng đáng hơn thì đói rạc dài, them end up phạm tội nếu hổng thoát được .
Không cần mệt óc suy nghĩ, rồi tốn công, tốn thời gian để ngồi gõ. Điều PHẢN BIỆN sắc bén, chính xác nhất là : Người ta đã vứt cái lý thuyết THỐI THA, KHỐN NẠN Marx- Lenin vào SỌT RÁC TỪ LÂU. .
Ồ bạn đã giành nói trước cũng ý đó của tôi rồi!
Sorry Bạn. Không sao. ” Tư tưởng lớn ” gặp nhau. Thân. LCL.
Các bác trí théc xhcn đều ra rả nói là vứt vô thùng rác, nhưng các bác í cứ bới rác để ngửi như bọn nghiện mooc chó cứ thích móc cống để ngửi. Thía mơi là đỉnh cao lú lẫn