Trao đổi với ông Nhị Lê

Nguyễn Đình Cống

31-8-2021

Nhà báo Nhị Lê, cựu Phó tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã viết bài “Âm mưu phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa từ việc cổ xúy chủ nghĩa hội tụ, đăng báo QĐND ngày 30/8/2021.

Nhà báo Nhị Lê, cựu Phó tổng Biên tập TCCS. Nguồn: Báo GT

Chủ nghĩa hội tụ cho rằng, nhân loại đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng sẽ hòa nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo ông Nhị Lê, đây là một lập luận ngụy khoa học, ông khẳng định “Xu hướng tiến hóa của thế giới không phải là chủ nghĩa hội tụ”.

Xin chưa bàn đến sự đúng, sai, hay, dở của chủ nghĩa hội tụ, chỉ nhận xét rằng ông Nhị Lê vẫn kiên trì con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo Mác-Lê. Ông cho rằng: “Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường...

Nhưng sự sụp đổ của mô hình CNXH kiểu cũ không phải là do thế giới quan phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, mà là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng từ đó đã mở ra một không gian mới cho nhận thức đích thực sáng tạo và đúng đắn về Chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH khoa học, với những bài học mới trên con đường XHCN của các quốc gia dân tộc Việt Nam, Cuba, Trung Quốc…”

Để chứng minh rằng con đường mà Đảng CSVN lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, ông Nhị Lê dẫn ra những ‘sự thật lịch sử’. Đó là lời phát biểu của đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ tại đại hội Đảng, là lời trong các bức điện chúc mừng đại hội ĐCSVN của các Đảng Cộng sản Brazil, Chile, Mexico… trong đó có các câu như: “Thành tựu mà nhân dân Việt Nam có được là do các đồng chí đã nghiêm túc nỗ lực áp dụng học thuyết mác-xít lê-nin-nit vào điều kiện cụ thể của Việt Nam... Có thể khẳng định con đường mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn... Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và chia sẻ với nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’.

Bài viết của ông Nhị Lê làm tôi thấy là lạ, hoặc về nhận thức, hoặc về động cơ. Lạ về nhận thức khi ông cho rằng, Chủ nghĩa Mác- Lê (CNML) là một học thuyết khoa học nghiêm chỉnh. Ở thế kỷ 21 chỉ còn những kẻ hoặc ngu trung vào CNML hoặc quá kém trí tuệ mới tin như vậy. Vì sao?

Vì rằng một tập hợp lý luận được xem là học thuyết khoa học chỉ có thể chưa được hoàn chỉnh chứ không được sai cơ bản. Thế mà CNML đã phạm phải những cái sai từ gốc, những sai lầm về luận cứ, là những cơ sở làm tiền đề để suy luận. Đó là những điều sau: 1- Vật chất có trước và quyết định ý thức. 2- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. 3- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người. 4- Tư bản bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư. 5- Quy luật thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. 6- Giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến.

Những sai lầm vừa kể đã được nhiều học giả chứng minh, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là của tầng lớp trí thức tinh hoa. (Để tránh cho bài quá dài nên ở đây không nhắc lại các chứng minh).

Nó cũng được những người bảo vệ CNML phản bác lại một cách yếu ớt. Ở Việt Nam đã từng có nhiều đề nghị đem các vấn đề trên ra cho tự do ngôn luận hoặc đối thoại công khai. Nhưng những đề nghị như thế, không được chính quyền chấp nhận.

Mác và Lênin đã dựa vào những luận cứ kể trên để xây dựng nên học thuyết về đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản, về chuyên chính vô sản, về giai cấp lãnh đạo, về công hữu hóa tư liệu sản xuất, về con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản v.v… Những người theo Mác vô cùng khâm phục ông vì ông đã suy luận rất hấp dẫn, rất thuyết phục, rất chặt chẽ. Nhưng mọi suy luận đó lại dựa vào các luận cứ sai, các tiên đề dối trá thì không thể công nhận được sự đúng đắn của kết luận. Đó là nguyên lý của khoa học.

Có thể ông Nhị Lê, các trí thức, các cán bộ và đảng viên của Đảng cũng đã từng biết đến những chứng minh Mác – Lê sai và những phản bác cho rằng Mác – Lê vẫn đúng, cũng như các đề nghi tự do ngôn luận hoặc đối thoại. Nhưng các vị tin vào lời phản bác mà không thấy được sự đúng đắn của các chứng minh, không dám ủng hộ các đề nghị.

Một điều lạ nữa về nhận thức là ông Nhị Lê cho rằng: “Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thườngSự sụp đổ của phe XHCN là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin…”

Nếu việc làm là hợp quy luật, là hết sức tốt đẹp thì làm sao lại xem là bình thường khi phạm sai lầm nghiêm trọng và tại sao lãnh đạo cao cấp của rất nhiều Đảng Cộng sản lại là kẻ phản bội CNML. Phải chăng đây chỉ là những lời ngụy biện ngây ngô.

Rồi nữa, không biết ông Nhị Lê định đánh lừa ai khi cho câu nói của vị đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ là sự thật lịch sử, khi tin vào những lời sáo mép trong các bức điện của các đảng Cộng sản, không biết dựa vào đâu để viết rằng “Xu hướng tiến hóa của thế giới không phải là chủ nghĩa hội tụ.

Lạ về động cơ khi xét thời điểm viết bài. Lúc ông đang là Phó tổng Biên tập mà viết những điều như trên là bình thường vì có viết như thế mới mong giữ ghế, mong giữ được miếng cơm manh áo. Thế nhưng, khi đã về hưu mà vẫn viết được như vậy thì có thể có gì đó về động cơ.

Nếu ông Nhị Lê tuyệt đối tin vào Mác – Lê thì động cơ viết bài để bảo vệ XHCN là đáng được tổ chức Đảng đánh giá cao. Nhưng như thế ông sẽ bị mang tiếng ở lĩnh vực khác. Còn nếu ông có biết đến những chỗ sai của Mác – Lê mà vẫn viết như thế thì, phải chăng ông còn muốn đạt được một thứ gì đó.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. dưới ngọn giáo
    mang tên ý thức hệ,
    đất nước bị cầm tù

    ý thức hệ,
    đấu tố cha ông,
    bỏ tù mọt gông,
    bất cứ trái tim nào dám sống

    ý thức hệ độc tài,
    bội phản lẽ nhân sinh

    ý thức hệ,
    đẻ ra những điêu linh,
    biến bệnh họạn hóa ra lẽ thường tình
    người câm điếc hóa ra người biết sống
    quỳ gối, khom lưng ra kẻ ấy thiên tài

    đất nước tôi không còn thấy những hình hài,
    nói dõng dạc tiếng Con Người,
    thuở ấu thơ mẹ dạy.

    Tội đấy phần ai,
    ngoài mi,
    ý thức hệ độc tài.

    Trích: người thơ Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt”


  2. NHỊ N..Ê báo nô u mê – chắc hắn chích vaccine Tề hóa Tàu !!!
    **************************

    NHỊ N..Ê báo nô u mê
    Chắc hắn uống phải bùa Tề hóa ngu
    Mụ xẩm cái Đồ U U
    Vài chén thuốc Bắc Tàu phù Trường Sơn
    Chống Mỹ cứu Tàu bản đờn
    Vặ(ọ)n(G) cổ còn hơn mũ tai bèo
    Nón cối gạo mốc bác Mao
    Dép râu khăn quàng cổ lội đèo vượt sông
    Lũ khủng bố phá toang Sài Gòn
    NHỊ N..Ê báo nô bệ xoong
    Bưng bô bác Mao Trạch Đông béo ghê
    Hèn đại nhân tiểu tướng thằng hề
    Mất cả nguyên giáp cầm ghe l…ờ sành
    Hàng triệu vòng xoắn đặt nhanh
    NHỊ N..Ê báo nô cứ canh cái đồn
    Cái l..ờ báo lá cải Nhăn răng
    Quân đội phục vụ Tàu chăng ?
    Bác Hồ ta đó là thằng béo Mao
    NHỊ N..Ê báo nô thì thào
    Siêu vi trun..g c..uốc tào lao Mao+Hồ !
    Cút đi bần cố nông răng hô
    Cả đời chưa chắn bưng bô tử thù ???

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Đã sanh ra Trọng lú, giờ gặp thêm gã Nhị Lê dở hơi. Thảo nào dân việt mấy chục năm nay toàn ngớ ngẩn.

  4. Hỏi chơi cho vui thì bút danh Nhị Lê có ý nghĩa gì không ?
    Phải chăng ông này sùng bái Lê Nin của Liên Xô và Lê Duẫn của VC. ?
    Thảm họa của VN.ta ngày nay có nguồn gốc từ những kẻ cuồng thuyết CS. mà
    ra cả. Chính họ cố sức tuyên truyền thuyết này rồi thiết lập chế độ CS.dộc đảng
    chuyên chính lên cả nước. Cuối cùng, chỉ Tàu cộng hưởng lợi. Đó là tội ác !

  5. Dùng từ trao đổi bác Cống đặt ngang hàng với tên Nhi Lê; tên mê muội suốt đời chỉ đọc kinh mac lê! Sao Bác rảnh thế nhỉ?

    • Theo tôi, không phải bác Cống rỗi hơi đi “trao đổi” với “đầu đất” Nhị Lê đâu, mà ông viết cho những ai “lỡ” đọc phải bài Nhị Lê viết, đặng tránh nguy cơ vẫn bị mê hoặc từ cỡ phó tổng biên tập tạp chí “đinh” của đảng.
      Dẫu đã có nhiều bài viết phân tích về sai lầm trong các tiền đề của CNML như bác Cống đã nêu trong bài, và để tránh dài dòng bác không muốn nhắc lại trong bài này, tôi vẫn mong, nếu có thể, giáo sư Cống tóm tắt hệ thống lại trong một bài khác. Với sở trường phân tích sâu sắc, diễn giải khúc triết, sáng sủa, tôi tin rằng các bài viết về lý luận của bác vẫn sẽ rất có ích cho công chúng, cho công cuộc “khai dân trí” quan trọng này.

  6. Nhị lê, Mác lê, Vạn lê, Triệu lê cũng toàn là nói dóc, bố láo ; cũng không ngăn được trào lưu dân chủ . Nếu Mác Lê tốt thì Liên xô, và Đông âu đã không vĩnh biệt nó.

    • Mac lê sắc nhọn như thế mà dân đông Âu méo thèm dùng,nhị lê tuổi gì mà sủa..

  7. Nguyên tắc cốt lõi và xuyên suốt của tất cả những người cộng sản, những kẻ ăn theo là :còn đảng còn mình. Tất nhiên là để hưởng lợi bất chính, nói trắng ra là ăn cướp…

  8. Chỉ là một thằng chó già giử xương mà thôi.
    Nó không nói như vậy thì lấy đâu có những thứ mà nó đang có.
    Con nó đi Hàn quốc, Nhật bản làm culy chưa. Hỏi con NgT Kim Ngân nó chỉ đường cho.

  9. “Ở thế kỷ 21 chỉ còn những kẻ hoặc ngu trung vào CNML hoặc quá kém trí tuệ mới tin như vậy. Vì sao?”

    Trích wiki, “there has been a revival of serious interest in communism in the 21st century led by Slavoj Žižek and Alain Badiou. Other leading theorists are Michael Hardt, Antonio Negri, Gianni Vattimo, Alessandro Russo, Jodi Dean and Judith Balso as well as Alberto Toscano (translator of Alain Badiou), Terry Eagleton, Eduard Limonov, Bruno Bosteels and Peter Hallward. In 2009, many of these advocates contributed to the three-day conference, “The Idea of Communism”, in London that drew a substantial paying audience”

    “1- Vật chất có trước và quyết định ý thức. 2- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. 3- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người. 4- Tư bản bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư. 5- Quy luật thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. 6- Giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến”

    Bác đang phải đối mặt với 1 số người hoàn toàn hổng nhỏ gồm những người như trên . Half of them still believe 1 nửa những điều bác nêu là đúng, nửa kia thì tin nửa còn lại là đúng . Với những cái tên như Slavoj Zizek, Antonio Negri … họ là đại diện cho tầng lớp tinh hoa ngoài này .

    “mọi suy luận đó lại dựa vào các luận cứ sai, các tiên đề dối trá thì không thể công nhận được sự đúng đắn của kết luận. Đó là nguyên lý của khoa học”

    Cứ thử tưởng tượng 1 conference, 1 bên là ô Cống, 1 bên là Zizek & Eagleton. Freakin Hilarious, promise ya.

    “Nhưng các vị tin vào lời phản bác mà không thấy được sự đúng đắn của các chứng minh, không dám ủng hộ các đề nghị”

    i beg to differ.

    “không biết ông Nhị Lê định đánh lừa ai khi cho câu nói của vị đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ là sự thật lịch sử”

    Đáng lẽ ô Nhị Lê nên trích Bác Hồ . Sẽ đánh lừa được nhiều người hơn, kể cả ố Cống, nhưng lại không biện hộ được “Đổi Mới”.

    “Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường…”

    Đúng . Con đường chủ nghĩa tư bản đi cũng thế .

    “Sự sụp đổ của phe XHCN là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin”

    Cũng rất chính xác . Khi lãnh đạo phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lê, chế độ Xã hội chủ nghĩa sẽ sụp đổ

    “phải chăng ông còn muốn đạt được một thứ gì đó”

    Toàn bộ phần này chỉ là ố Cống ganh tị với Nhị Lê

    “Chủ nghĩa Mác–Lê đã làm hại mấy đời nhà tôi .Ông Cống hãy vả vào mặt chúng nó thêm nữa”

    May quá, Bác Hồ không làm hại gì nhà bác . Bác mà phàn nàn về Bác Hồ, ố Cống sẽ vả vào mặt của chính bác .

  10. Theo em các bác thích lí loạn nên nhồi nhét hầm bà làng xen cấu hết vô môitj nồi, cùng đun, cùng nhậu món lẩu xà bần chữ nghĩa loạn. Chứ chúng em đây chẳng có tội tình gì cứ bắt chúng e ngửi cái mùi cám heo với mắm tôm

Comments are closed.