Jackhammer Nguyễn
18-8-2021
Giới thạo tin Việt Nam nói rằng, Hà Nội chuẩn bị rất kỹ lưỡng chuyến thăm Việt Nam của phó tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris.
Đây là một chuyến thăm khá đặc biệt trên nhiều khía cạnh. Thứ nhất nó tiếp nối rất sát chuyến thăm của ông chủ Ngũ Giác Đài, tướng Lloyd Austin.
Thứ hai là bà Harris vốn đã được giao một trách nhiệm nặng nề về di dân từ các quốc gia Trung Mỹ, nay sao lại cáng đáng thêm chuyện châu Á – Thái Bình Dương.
Một suy luận có lý (nhưng chưa chắc đúng) bởi bà đi là do sếp của bà, là ông Biden đi không được. Ông đi không được vì chính trị nội bộ Mỹ chưa dàn xếp xong, từ chuyện Covid tới chuyện cơ sở hạ tầng, luôn bị đảng đối lập bất hợp tác, và ngay cánh cấp tiến của chính đảng Dân chủ cũng chỉ trích.
Giờ lại nổ ra thêm chuyện triệt thoái khỏi Afghanistan, cũng bị chỉ trích.
Nhân đó, Paul Adams, thông tín viên ngoại giao của BBC, trích lời Robert Hannigan, từng làm trùm tình báo Anh quốc, rằng Afghanistan là một nước mà Mỹ không thể bỏ đi được, vì nó là vùng chiến lược, nơi tranh giành nhau của các siêu cường.
Paul Adams nhắc ngay điều mà những người quan tâm đến lịch sử địa chính trị đều đang nghĩ đến trong lúc này, đó là Trò Chơi Lớn (the Great Game).
Great Game là khái niệm được người Anh đề cập để nói đến cuộc cạnh tranh giữa hai đế quốc thế kỷ thứ 19: Đế quốc Anh và Nga.
Vào thời gian đó, khi người Anh đã làm chủ Ấn Độ, người Nga mở rộng đế chế của Sa hoàng xuống phương Nam, chinh phục thành công các tiểu hãn quốc (khanate) vùng Trung Á và trực tiếp đe dọa Ấn Độ. Thế là Great Game mở ra. Cả một dãy Trung Á sang đến tận Ba Tư ở phía Tây và Tây Tạng ở phía Đông, rơi vào những xung đột để tranh giành ảnh hưởng.
Great Game trên danh nghĩa đã kết thúc khi Nga và Anh liên minh với nhau trong thế chiến thứ nhất. Rồi sau đó ít được đề cập đến, nhất là sau cuộc cách mạng cộng sản tại nước Nga năm 1923 và sự thành lập Liên Xô chưa đầy sáu tháng trước đó.
Great Game dường như trở lại sau khi những sư đoàn Soviet xâm lăng Afghanistan. Đối thủ của Liên Xô không phải là đế quốc Anh nữa mà đế quốc Hoa Kỳ, ủng hộ các chiến binh Mujahedeen từ các căn cứ Pakistan chống Liên Xô. Cuộc chiến tốn kém của Moscow đã góp phần làm cho đế quốc Soviet sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh.
Hơn 20 năm sau, Great Game xuất hiện trở lại ở vùng Trung Á này hay chăng?
Có nhiều lý do để ủng hộ ý kiến của Paul Adams. Thứ nhất, Bắc Kinh đã làm chủ Tây Tạng từ 70 năm qua, và đang có tham vọng phục hồi con đường tơ lụa xưa, xuyên qua vùng Trung Á với cái tên “Vành đai – Con đường”.
Thứ hai, đế quốc Nga đã trở lại, giành lại phần nào ảnh hưởng tại các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, từng là các tiểu hãn quốc thời mồ ma Nga – Sa hoàng.
Một ngày sau khi quân Taliban tiến vào Kabul, Bắc Kinh lên tiếng nói rằng, họ sẵn sàng hữu nghị với các ông chủ mới của Afghanistan.
Moscow lên tiếng nói rằng, tòa đại sứ của họ vẫn hoạt động bình thường, vì Taliban cam kết giữ an toàn.
Nhưng có những lý do để hoài nghi sự quan tâm của Washington đối với Great Game. Rõ ràng nhất là trong bài diễn văn chiều ngày 18/8/2021 của tổng thống Biden. Ông công nhận rằng, ông tiên liệu sai về bước tiến như chớp của Taliban, nhưng nhất định bảo rằng, Afghanistan không còn quan trọng đối với người Mỹ nữa để mà hy sinh tính mạng binh lính ở đó.
Tara McKelvey, phóng viên BBC tại Washington, ghi nhận rằng, tòa Bạch Ốc dường như sắp xếp việc trình bày của ông Biden chỉ có một mình, công bố hình ảnh ông ngồi một mình trong trại David, và ông cũng nói rằng ông (một mình) chịu trách nhiệm vệ cuộc triệt thoái. Tara McKelvey nhận thấy, bà Harris đang bận bịu một chuyện khác.
Nhìn lại vùng đất Great Game ngày nay, bây giờ không phải là Anh – Nga, hai đế quốc như thời thế kỷ 19, và Mỹ – Xô của thế kỷ 20, mà là có các tay chơi mới. Đó là Iran, Thổ Nhĩ Kỳ ở đầu phía Tây; Pakistan, Ấn Độ án ngữ con đường xuống Ấn Độ Dương; và dĩ nhiên có Trung Quốc, kẻ có tham vọng nhất.
Một suy nghĩ đơn giản là khi Mỹ và đồng minh NATO rút đi, một khoảng trống sẽ tạo ra và Bắc Kinh sẽ nhảy ngay vào đó. Bà Hoa Xuân Oánh, nữ phát ngôn chính phủ Trung Quốc, lên tiếng về chuyện hữu hảo tới đây với chế độ Taliban, dường như củng cố suy nghĩ đơn giản ấy.
Nhưng không đơn giản như thế. Hãy tưởng tượng một phiên bản Islam cứng rắn nhất nằm ngay sát bên vùng Tân Cương theo đạo Hồi mà Bắc Kinh đang ra sức trấn áp! Đó là nước Afghanistan Taliban.
Mối quan hệ lại càng phức tạp hơn nữa khi Taliban vốn xuất phát từ bộ tộc Pashtun, tộc đa số tại Afghanistan, chiếm tỷ lệ lớn trong cư dân vùng Tây Bắc Pakistan. Và bản thân Pakistan lại là một quốc gia hết sức phức tạp, với một chính quyền thế tục, và có nhiều khuynh hướng Hồi giáo cưc đoan khác nhau. Pakistan là một đồng minh của Mỹ thời chiến tranh lạnh, chống lại khuynh hướng thân Liên Xô của Ấn Độ, nhưng là một đồng minh rất khó chơi. Chính trên vùng lãnh thổ các bộ lạc của nước này mà trùm Osama Bin Laden đã trú ẩn, trước khi bị biệt kích Mỹ hạ sát.
Phía Tây Afghanistan là Iran, đại diện hùng mạnh nhất của nhánh Hồi giáo Shia, quốc gia có tiềm lực hạt nhân có thể tác động vào sự cân bằng vùng Trung Đông.
Một đồng minh khác của Mỹ trong vùng cũng rất khó chơi, lại là thành viên của NATO, là Thổ Nhĩ Kỳ, án ngữ đầu mút phía Tây của con đường tơ lụa. Các đơn vị Thổ vẫn còn đang có mặt tại Afghanistan.
Không quá khó để Bắc Kinh nhận ra sự phức tạp của vùng đất Great Game ngày xưa. Con đường tơ lụa trên biển của họ có vẻ dễ dàng hơn, với những quốc gia nhỏ yếu vùng Đông Nam Á. Đây mới chính là Great Game của thế kỷ 21.
Vì thế, hãy trở lại với chuyến đi của bà Harris tới vùng Đông Nam Á nhỏ yếu ấy, với trung tâm là Việt Nam, đang nổi lên như là kẻ chống đối Bắc Kinh mạnh mẽ nhất so với các nước trong vùng.
Các giới chức ngoại giao Việt Nam có vẻ không lo lắng gì về những phát biểu về nhân quyền của chính quyền Biden từ khi ông nhậm chức tới nay, mà vấn đề lớn nhất sẽ bàn với bà Harris tới đây là an ninh, trong đó có cả việc chống đại dịch covid-19, và dĩ nhiên là Biển Đông.
Hà Nội đang nằm ở trọng tâm của Great Game, chứ không phải là Kabul.
Hà Nội là điểm còn sót lại mà Mỹ cần phải củng cố trên cái trục Tokyo – Đài Bắc – Singapore, bức tường vô hình án ngữ phía Đông của tham vọng bá quyền Trung Quốc.
Vì thế, hãy trở lại với chuyến đi của bà Harris tới vùng Đông Nam Á nhỏ yếu ấy, với trung tâm là Việt Nam, đang nổi lên như là kẻ chống đối Bắc Kinh mạnh mẽ nhất so với các nước trong vùng.
MỸ BĂNG MỌI CÁCH RA SỨC VE VÃN VIET NAM, NHƯNG VÔ ÍCH VỚI CHÍNH SÁCH “3,4 KHÔNG HÈN MẠT” CỦA HÀ NỘI, HÀ NỘI LÀ KẺ PHỤC TÒNG BẮC KINH NHẤT, KHÔNG PHẢI CHỐNG ĐỐI NHẤT
Ấn Độ-Thái Bình Dương khởi đầu từ Việt Nam !
********************************
Ấn Độ-Thái Bình Dương từ Việt Nam !
Hải chiến lũy tuyến đầu cùng Hải bàn
Topo Kim cương biểu tượng Bộ Bốn
Bàn cờ Chiến lược Chiến thuật hợp đan
Biển Đông Đại hải chiến đang giàn trận
Bạch Đằng thống trị Xích Bích máu xương tràn
Giá trị Dân chủ + Nhân quyền tầm phổ quát
Lý tưởng giương cao Ngọn Cờ Chú Sam
Mỹ đang trên đà Trở lại Đông Nam Á
Sài Gòn lại hồi sinh sau Mùa Thương tang
Hòn Ngọc Viễn Đông chắc lấp lánh Muôn thuở
Cổ vũ Hà Nội gần Thế kỷ Bạc nhược suy tàn
Quân cảng Cam Ranh nơi thả neo Chính sách Mỹ
Bao lơn Biển Đông: Việt Nam án ngữ lối ra Tàu cộng Hán gian
Yết hầu nối Đôi bờ Đông-Tây Thái Bình Dương Sinh điểm
Biển chết Tử hải dành cho Chú Chệt thâm hiểm tham tàn
Đại dịch siêu vi trun..g c..uốc đang tăng tốc Sử lịch
Não trạng bảo thủ lạc hậu giờ đây chắc tiêu tan
Thời gian đủ chín mùi Quyết định Sinh tử Sống mái
Bắt lấy Thời cơ Vận hội để chuyển đổi Tổ Quốc Giang Sơn
Việt Nam ơi ! Vươn mình lên thành Đồng minh Chiến lược
Việt sử + Mỹ sử từ nay Trang Mới quyết lật sang
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
nghĩ về chuyến Công du của Nữ Phó Tổng thống Mỹ vào Tháng Tám 2021