13-8-2021
Năm 1973, vào tháng 10 là tháng Ramanda linh thiêng của người Hồi Giáo và cũng là tháng thần thánh của Irasel, Ai Cập và Syria liên minh tấn công Israel. Đất nước Israel suýt rơi vào thảm hoạ diệt quốc. Cuộc chiến kéo dài 19 ngày, cuối cùng Israel đẩy lui được liên quân các nước Hồi Giáo với một giá vô cùng đắt. Cuộc chiến này sau được gọi là cuộc chiến Yom Kippu 1973.
Bao nhiêu trước đó, giới quân sự Israel luôn có tiềm tin mãnh liệt rằng thế giới Arab sẽ không bao giờ đồng loạt tấn công Israel. Điều này còn được thể hiện trong cái gọi là The Concept of Arab Intentions. Học thuyết này cho rằng để đánh Israel, các quốc gia Ả Rập phải đoàn kết với nhau và Ai-cập phải có khả năng tấn công từ trên không. Rõ ràng học thuyết này đã sai be bét khi cuộc chiến Yom Kippu 1973 xảy ra.
Đây là một thất bại cực lớn đối với nhà nước Israel nói chung và ngành tình báo của Israel. Thủ tướng Israel Golda Meir từ chức. Ngành tình báo quân sự Israel mất uy tín trầm trọng và trải qua một cuộc đại phẫu mạnh mẽ.
Quy tắc người thứ 10 được ra đời từ đó. Quy tắc này nói rằng: Nếu trong một cuộc họp về một vấn đề nào đó, mà 9 người đồng ý về phương án giải quyết và cách nhìn nhận vấn đề, thì người thứ 10 bắt buộc phải giữ vai trò “người phản biện” (devil’s advocate). Việc của người này là phải phản biện, thách thức các giả định, các lỗi nhận thức/thiên kiến trong các vấn đề, và sẵn sàng đưa ra những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Những người khác phải chấp nhận và xem xét phản biện của “người thứ 10”.
Nguyên tắc “Người thứ 10” này đã trở thành một nguyên tắc quan trọng đối với quân đội Israel và được nhiều tổ chức áp dụng nhằm phòng tránh rủi ro khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược.
(Nói ra thì lại nói là “đã bảo mà”).
Quay trở lại đại dịch Covid-19 ở Việt Nam, giá mà trước đây, trong quá trình đưa ra quyết định của chúng ta về vấn đề Covid, chúng ta có được một “Người thứ 10” và tạo dựng được văn hoá “Người thứ 10” để chấp nhận phản biện gay gắt và dám nhìn đến những tình huống xấu nhất thì mọi thứ đã có thể khác.
Giá mà trong thời gian chúng ta tự khen nhau, tung hô nhau về việc kiểm soát Covid (trong đó có chính tôi), một trong chúng ta dũng cảm nghĩ đến kịch bản xấu nhất về Covid-19 như bây giờ. Hồi ấy, chúng tôi (anh Tự Anh, anh Vinh Dự và tôi) có uống cafe và nói rằng, tại sao chúng ta lại may mắn đến thế. Sự may mắn ấy vượt qua khỏi nhận thức thông thường. Làm gì có chuyện chúng ta lại không thể bị làm sao trong khi cả thế giới ngập chìm trong thảm họa? Chính chúng tôi, những người luôn cổ vũ sự khác biệt và tư duy phê phán với con mắt khoa học, cũng không nghĩ đến một kịch bản như bây giờ.
Không một tờ báo nào hồi ấy phản biện lại chuyện chúng ta đang có quá nhiều may mắn và liệu may mắn ấy có tồn tại mãi không. Dường như có vẻ mọi nỗi lực phản biện các chính sách chống dịch hiện tại đều không được đánh giá cao và không được khuyến khích đăng, thậm chí là vùi dập. Chúng ta (trong đó có chính tôi) quá tự mãn và tung hô nhau mà quên sự tỉnh táo khi nhìn nhận vấn đề.
Khi đại dịch mới chớm, trong lần phong tỏa đầu tiên, tháng 4 năm 2020, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, phó giám đốc sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM yêu cầu đưa ra các phương án để có thể hoả táng người chết vì Covid phòng khi dịch không kiểm soát nổi. Công văn ấy bị thu hồi và bà Phó Giám đốc bị khiển trách. Đến giờ thì chuyện kinh hoàng nhất ấy đã trở thành sự thật. Chúng ta không đủ nguồn lực để hỏa táng những người đã mất vì Covid ở TP.HCM.
Cách đây 4 tháng, khi dịch chưa bùng phát, tôi muốn đăng một bài báo nói về viễn cảnh trở thành ốc đảo không vaccine của Việt Nam và khuyến nghị làm mọi cách để mua vaccine. Nhưng sau khi gửi ba tờ báo lớn của Việt Nam (T, V, Z) thì cả ba tờ đều từ chối đăng với lý do là nhạy cảm và không có chủ trương ủng hộ những thông điệp kiểu này. Cuối cùng chỉ có VietnamNet là dũng cảm đăng (và không hề bị khiển trách gì hết. Có lẽ là may mắn trùng thời điểm chính phủ Việt Nam nhận ra cần phải thay đổi trong chính sách phòng chống dịch).
Thế mới biết, chúng ta sợ nhắc đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Chúng ta né tránh nhắc đến tình huống xấu nhất. Và chúng ta không đủ dũng cảm để nghe phản biện và nghĩ đến những giả định khác biệt.
Giờ nói ra đi quá muộn. Tôi ước giá hồi đó chúng ta dám nói ra ba điều:
1) Vận may của chúng ta sẽ hết. Chúng ta không thể may mắn mãi;
2) Một cuộc khủng hoảng lớn vì Covid chắc chắn sẽ xảy ra và phải chuẩn bị trước;
3) Vaccine là giải pháp có tính sinh tồn và phải có bằng được.
Giá mà chúng ta có “người thứ 10” dám dũng cảm lên tiếng về thảm hoạ có thể xảy ra. Giá mà…
_____
– Nguồn tham khảo:
https://www.aljazeera.com/features/2018/10/8/the-october-arab-israeli-war-of-1973-what-happened
https://ttbc-hcm.gov.vn/tphcm-se-lo-toan-bo-chi-phi-hau-su-cho-nguoi-mat-vi-covid-19-17224.html
Người thứ 10, cô giáo Trần Thị Thơ vừa mới bị đuổi việc vì “phản biện” đó tác giả à!
Yom Kippur chứ không phải Yom Kippu.
Trong truyện “Trại súc vật” của George Orwell, làm gì có nhân vật thứ mười, mà chỉ có những con cừu lúc nào cũng kêu ư ử “Bốn chân tốt, hai chân xấu.”
Nhân vật thứ mười, nếu có, thì chỉ có ở trong tù
Mong muốn có nhân vật thứ mười trong chế độ cộng an trị là chuyện hoang tưởng
Lý thuyết gia (chính trị) Nghiêm Xuân Hồng đã xuất bản tác phẩm “Người viễn khách
thứ 10” thì có phải ông ta mượn hình ảnh này để “phản biện” về quan điểm chính trị
của ông ta hay không ?
Với cái não trạng kiêu ngạo cộng sản thì dù có là người thứ 100 cũng vô phương vì đảng lúc nào cũng đúng nhưng đảng chỉ đạo ở đâu thì chỗ ấy nát bét. Lý do là đảng không có nhân tài vì nhân tài đâu ai chịu bị điều khiển từ những thằng đần, người tài ảo trong đảng rặt lũ cơ hội, tham lam, đớn hèn.
RAMADAN