14-7-2021
1. NÓI THẬT, THẦY THẬT VÀ DẠY THẬT
Khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Giáo dục phải “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT”, thì biết đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.
Tại sao vậy? Là bởi vì – chưa nói đến vấn đề bao trùm là cơ chế, muốn HỌC THẬT thì trước tiên phải được DẠY THẬT. Mà muốn DẠY THẬT thì phải có THẦY THẬT. Có THẦY THẬT phải được NÓI THẬT thì mới có thể DẠY THẬT. THẦY THẬT và NÓI THẬT là hai bài toán vô cùng nan giải của ngành Giáo dục hiện nay.
NÓI THẬT là hòn đá tảng nằm chặn cửa con đường “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” mà chưa có cách nào để loại bỏ. NÓI THẬT không chỉ là vấn đề của ngành Giáo dục mà là vấn đề của toàn xã hội.
Trong khi phải cải thiện vấn đề THẦY THẬT trên con đường “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” thì, oái oăm thay, tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành lại vô tình thúc đẩy sản xuất thêm các THẦY GIẢ.
2. TIẾN SĨ KÉM CHẤT LƯỢNG LÀ DO KHÔNG CÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ
Nạn bằng giả, nhân tài rởm trong xã hội đang như một dịch bệnh chưa có thuốc cứu chữa. Đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào nạn bằng giả, nhân tài rởm này là từ các “lò ấp tiến sĩ”.
Xã hội đang sợ hãi về trình độ tiến sĩ ở Việt nam. Nhiều đề tài luận án tiến sĩ, người dân đọc lên đã thấy buồn cười. Càng thêm ngạc nhiên – khi đi khắp nơi toàn gặp các tiến sĩ. Không chỉ ở các giảng đường đại học, mà ở phường quận thành phố – khi đến làm các thủ tục hành chính cũng gặp các tiến sĩ. Trên báo chí và truyền hình cũng cũng thường xuyên xuất hiện các tiến sĩ. Ở các công sở, cơ quan hành chính của đảng và nhà nước cũng rất nhiều tiến sĩ. Có những người đương chức ở các cơ quan rất bận rộn của nhà nước, nhưng không biết học từ lúc nào mà có bằng tiến sĩ. Nhiều lần sốc khi nghe phát biểu của các tiến sĩ – nghị sĩ.
Nguyên do sinh ra các tiến sĩ rởm là vì không yêu cầu có các công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín được phân loại như ISI và Scopus.
Cho nên các “lò ấp tiến sĩ’ tha hồ cấp bằng tiến sĩ chỉ với những bài báo đăng trên các tạp chí trong nước, không được xếp hạng quốc tế.
3. TIÊU CHUẨN THỤT LÙI, THUA CẢ KHU VỰC
Muốn nâng cao chất lượng Giáo dục thì phải nâng cao chất lượng thầy giáo, mà một bộ phận lớn trong số họ có học vị tiến sĩ. Ở mặt khắc, nâng cao chất lượng tiến sĩ là nâng cao chất lượng và số lượng các công trình khoa học. Nhờ đó thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên và trong nhà trường. Đó là phương cách giúp nâng cao vị thế trường đại học trên bảng xếp hạng thế giới.
Hiện nay, các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới được phân loại, về cơ bản, thành hai nhóm chỉ số ISI và Scopus. Trong đó, đăng bài ở các tạp chí nhóm ISI khó hơn nhóm Scopus.
Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 của Bộ GD&ĐT yêu cầu luận án tiến sĩ phải có 2 bài báo được đăng. Trong đó, hoặc tối thiểu có một bài thuộc một trong 2 nhóm ISI/Scopus, hoặc cả 2 bài đăng ở nước ngoài.
Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế, chỉ cần đăng 3 bài trong nước. Đây là một yêu cầu vô cùng thấp. Nói là vô cùng thấp, là vì hiện nay trên toàn Việt nam có hàng trăm tạp chí, nhưng có chưa đến 10 tạp chí được liệt vào nhóm ISI/Scopus. Hàng trăm các tạp chí còn lại không được cộng đồng quốc tế để mắt.
Nhiều trường đại học của các nước trong khu vực đều yêu cầu luận án tiến sĩ phải có bài đăng ở nhóm ISI. Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế là tự tách rời hàng ngũ tiến sĩ Việt nam ra khỏi mặt bằng quốc tế. Là tự hạ thấp mặt bằng khoa học của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hạ thấp đến thê thảm, tủi hổ.
Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT, không giúp tạo thêm nhân tài thật, không hạn chế được mà còn tạo điều kiện cho sự bùng nổ các tiến sĩ rởm.
4. ĐỀ XUẤT
1/. Để được đứng vào hành ngũ các trường đại học tốt trên thế giới, một trong những tiêu chí quan trọng là số lượng các công trình khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín được xếp hạng ISI. Cho nên yêu cầu phải có bài đăng trên tạp chí quốc tế được xếp hạng ISI là điều bắt buộc.
2/. Tiếp cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến.
3/. Không kém hơn các nước trong khu vực.
Đề xuất: Để đáp ứng 3 tiêu chí vừa nêu, rất cần thiết phải đưa ra yêu cầu về công bố kết quả nghiên cứu khoa học với người muốn bảo vệ luận án tiến sĩ – là phải có tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế xếp hạng ISI.
Nếu được như vậy, sẽ chấm dứt vấn nạn tiến sĩ kém chất lượng. Quan trọng nữa là nâng cao chất lượng Giáo dục và Khoa học trong các trường đại học Việt Nam.
5. KHÔNG CÓ NGOẠI LỆ
Bill Gates bỏ học không cần tốt nghiệp đại học và không màng đến học vị tiến sĩ. Những người làm trong các ngành đặc biệt của quân đội và công an – nếu có những công trình bí mật (không thể công bố quốc tế) vì lợi ích quốc gia – thì đã có chế độ đặc biệt, mà không cần đến học vị tiến sĩ. Nếu sau này hết bí mật, thì bạch hoá quốc tế theo luật. Giá trị công trình là tự nó sinh ra chứ không phải từ bằng tiến sĩ.
Các nhà khoa học lừng danh của Liên Xô như Kurchatov khi làm bom nguyên tử, hay Korolev khi chế tạo tên lửa – đều đã là những nhà khoa học thành danh trước khi thực hiện nhiệm vụ bí mật quốc gia. Không ai chế tạo ra bí mật quốc gia quan trọng mà chỉ đủ để làm luận án tiến sĩ. Viện cớ bí mật quốc gia, tài liệu nội bộ – không thể công bố quốc tế – đều đưa đến những câu hỏi hoài nghi về chất lượng khoa học của luận án tiến sĩ.
Cũng như vậy, những người muốn dạy ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì trước hết phải là nhà Triết học, Kinh tế học. Họ phải có những công trình đăng trên các tạp chí quốc tế. Triết học, Kinh tế học là của chung nhân loại.
Các Khoa học Xã hội cũng là của chung nhân loại. Những luận án tiến sĩ về Khoa học Xã hội ở Việt Nam phải có các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI/Scopus.
Cho nên, bất kể ngành nào, cả quân đội lẫn công an, cả Khoa học Xã hội lẫn Khoa học Tự nhiên, cả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh… – muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI.
Không có NGOẠI LỆ. Chỉ như vậy chất lượng tiến sĩ Việt nam mới được nâng cấp. Điểm lại thực tế, thì chính nơi NGOẠI LỆ là nơi đóng góp rất nhiều luận án tiễn sĩ kém chất lượng.
6. TẠI SAO TIÊU CHUẨN TIẾN SĨ KHÁC NHAU?
Khi con hổ quyết định mức ăn thì mỗi suất ăn là 10kg thịt. Còn khi con mèo quyết định mức ăn thì muỗi suất là một con cá trích.
Cây nào quả ấy. Rau nào sâu ấy. Tiêu chuẩn tiến sĩ phụ thuộc vào người quyết định. Nếu người quyết định là người giỏi về khoa học thì sẽ yêu cầu cao về khoa học. Nếu người quyết định chưa giỏi về khoa học thì sẽ yêu cầu thấp về khoa học.
Nếu ví các công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI/Scopus là thịt cá, thì Tiêu chuẩn tiến sĩ Việt nam vừa mới được Bộ GD&ĐT ban hành – không đòi hỏi có công bố quốc tế – là quy định suất cơm không có thịt cá, thấp hơn cả yêu cầu có con cá trích.
Cho nên, các trường đại học của Việt Nam, nếu muốn đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục, để đứng vào hàng ngũ các trường đại học tốt nhất thế giới – thì nhất thiết cần người đứng đầu thuộc hàng ngũ “hổ báo”: chuộng nghiên cứu khoa học, giỏi về nhiều ngành.
7. TĂNG TRƯỞNG TIẾN SĨ KHÔNG NHƯ TĂNG TRƯỞNG GDP
Thà ít mà tinh nhuệ còn hơn nhiều mà ô hợp. Việt Nam không cần nhiều tiến sĩ với các tiến sĩ kém chất lượng. Không nên xem số lượng tiến sĩ là một mục tiêu tăng trưởng giống như tăng trưởng GDP. Tăng trưởng các tiến sĩ rởm chỉ đưa đến những hậu quả xấu.
Bỏ yêu cầu công bố quốc tế là hạ thấp yêu cầu tiến sĩ thì làm sao có “NHÂN TÀI THẬT”? Hơn thế nữa, bỏ yêu cầu công bố quốc tế tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng các tiến sĩ rởm, nhân tài rởm. Nó đi ngược với chủ trương “NHÂN TÀI THẬT” của Thủ tướng.
Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ. Phải nâng nó lên cao hơn so với yêu cầu cũ. Nền Khoa học và Giáo dục Việt Nam không thể tiếp tục trượt dốc về chất lượng. Càng không thể mỗi ngày thêm tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Tự đặt tiêu chí thấp cho mình, chẳng những không theo kịp người, mà còn bị người khinh.
Cái yếu kém của giáo dục Vn hôm nay không phải là do lười biếng, kém thông minh…. mà có yếu tố lịch sử ,bởi học thuật của người xưa không đủ để người Việt tiếp thu nổi khoa học kĩ thuật phương tây, thiếu hầu như tất cả từ phương pháp dạy học, phương pháp tiếp thu, cách tư duy, ngôn ngữ diễn đạt…., cái duy nhất có chỉ là chăm chỉ. Bởi vậy những cái không chuẩn, những cái phỏng đoán… được truyền bá mãi và hậu quả như thế nào thì ai cũng biết. Cái gốc dễ đã sai thì không thể hiệu chỉnh, những cái sai đã thành thói quen,đã ăn sâu vào tiềm thức thì càng khó để thay đổi….
“Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế, chỉ cần đăng 3 bài trong nước. Đây là một yêu cầu vô cùng thấp.”; “Nhiều trường đại học của các nước trong khu vực đều yêu cầu luận án tiến sĩ phải có bài đăng ở nhóm ISI. Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế là tự tách rời hàng ngũ tiến sĩ Việt nam ra khỏi mặt bằng quốc tế. Là tự hạ thấp mặt bằng khoa học của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hạ thấp đến thê thảm, tủi hổ.”; “Cho nên, bất kể ngành nào, cả quân đội lẫn công an, cả Khoa học Xã hội lẫn Khoa học Tự nhiên, cả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh… – muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI. Không có NGOẠI LỆ. Chỉ như vậy chất lượng tiến sĩ Việt nam mới được nâng cấp.”.
-“Quy chế mới của Bộ GD&ĐT” làm vậy thật đúng như dự báo của TBT là “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Nếu nguyện vọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ tiêu chuẩn đăng báo quốc tế là 1 “Đổi Đúng” theo ý của ls Đặng Đình Mạnh . Đơn giản vì đại đa số quốc tế không hứng thú lắm với xây dựng chủ nghĩa xã hội, có nghĩa muốn đăng bài, ứng cử viên phải chuyển tư duy của mình theo hướng phi-xã hội chủ nghĩa . Đến chừng có bằng biếc, ra đi làm đem đúng cái tư duy phi-xã hội chủ nghĩa ra mà làm thì chỉ có phá hoại thôi, chứ hoàn toàn không thể đóng góp gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình . Phá hoại thì con đường càng xa, thời gian càng lâu . Bỏ tiêu chuẩn đó đi có nghĩa rút ngắn 1 cách đáng kể con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của “Ta”. Tớ thấy đó là 1 chủ trương đúng đắn nếu muốn đi lên chủ nghĩa xã hội .
Hoặc có thể đổi “quốc tế” thành “quốc tế Cộng Sản”, có nghĩa nếu ứng viên tiến sĩ nhà mình “phải” có bài đăng trên các tờ báo khoa học trong “quốc tế Cộng Sản” thì mới OK. Những nước trước đây là Cộng Sản không tính, phải là 1 nước hiện đang là Cộng Sản . Đào tạo tiến sĩ chứ có phải chuyện chơi đâu, không gian lận kiểu đào tạo tiến sĩ bói toán được .
Kiến thức mà nhân loại đã tìm ra, chỉ có mỗi một việc là bằng cách nào để hiểu cho đúng, sử dụng như thế nào ….mà còn không làm nổi, thì biết đến bao giờ mới hiểu được tại sao người ta lại tìm ra được những thứ đó. Những người xuất sắc nhất, kể cả ra nước ngoài học tập, cũng không được như mong đợi….,, đâu là nguyên nhân, giải thích được thì mới có thể biết được phải làm gì, bắt đầu từ đâu ….và đơn giản nhất cũng thấy được thất bại tất yếu của cải cách giáo dục là điều không thể tránh khỏi ,bởi yếu kém về kiến thức, tư duy của những người làm cải cách
Tiên sư phó giáo sĩ , xí lộn, tiến sĩ phó giáo sư.
Bà con bần cố nông, cố lên !
Hổng sao hết
Tờ sờ gờ sơ nước đảng sinh ra để phục vụ nước đảng. Hổng phải phục vụ thế giới.
Người nước đảng dùng hàng của đảng. Đc Chu cũng từ lò ấp của đảng nhẽ nào lại chê cái lò mà mình mới chui ra. Có phải là ” hằn học”!!!!! là con gà tức nhau tiếng gáy. Giới trí thức nhà thầy Chu còn mất tình với nhau như thía trách nào cứ mở miệng ra là người ta muốn ọe
No Star Where. Tiến sĩ bói toán Nguyễn Ngọc Chu có phải là “nhân tài thật” không ? Nếu NNC là “nhân tài thật” thì mô hình đào tạo tiến sĩ đã đào tạo ra NNC rất OK. Còn nếu NNC là “nhân tai thật”, one more reason not to believe in anything he says. Like we need another reason, rite?