Đừng an dân bằng cách thay đổi phép thống kê!

Mai Bá Kiếm

26-6-2021

Sáng nay, đọc thông báo của Bộ Y tế thấy là lạ: từ 19h ngày 25/6 đến 6h ngày 26/6, cả nước chỉ có 15 ca nhiễm Covid-19. Riêng, TP.HCM đã đăng ký bổ sung mã bệnh nhân cho 563 ca bệnh (BN14538-BN15100) vào tối 25/6. Cách đăng ký bổ sung này làm đêm qua cả nước chỉ có 15 ca nhiễm mới (thấp nhất trong 2 tháng nay).

Trước đó, thống kê kiểu cũ: Từ 6g sáng 24/6 đến 6g sáng 25/6: TP.HCM có 667 ca nhiễm; từ 6g 25/6 đến 12g 25/6: TPHCM có 50 ca nhiễm; từ 12g -18g ngày 25/6, TPHCM có 54 ca nhiễm trong nước và 4 ca nhiễm nhập cảnh. Túm lại, trong 12 tiếng ban ngày 25/6: TP.HCM có 108 ca nhiễm, nhưng trong 12 tiếng ban đêm (18g 25/6 – 6g 26/6), TP.HCM không có ca nhiễm nào! Phép màu thống kê nếu để an dân là nguy hiểm!

Tối qua, BS Trương Hữu Khanh (chuyên gia bệnh truyền nhiễm) viết facebook ẩn dụ chuyện chống Covid-19: “Sai chiêu, sai chiêu kéo dài, hết chiêu, hết chiêu thì loạn chiêu, loạn chiêu là đại chiêu. Đại chiêu là đánh đại chứ không phải tuyệt chiêu. Nói chung là nghĩ chỗ nào “xì” bịt chỗ đó chứ không phải bịt đúng lỗ! RÁNG HIỂU VÀ RÁNG CHỊU.”

Sáng nay, bài của BS Khanh cho thấy chống dịch không chỉ dựa vào những số liệu thống kê không mang tính định hướng:

“Dầu sôi lửa bỏng

Những nơi đã toang (mà ráng tự nhủ là chưa toang) những nơi sẽ và sắp toang cần trả lời mấy câu:

1. Trong số ca F0 phát hiện trong khu có bao nhiêu phần trăm bị lây bệnh sau khi vào khu cách ly. Nếu có (và chắc chắn có) thì xem lại hiệu quả khu cách ly vì nó sẽ được gọi là phòng bệnh theo kiểu hốt đại, nhốt lại, bệnh hết sẽ hết bệnh. Không quản nổi thì đừng hốt lung tung, để tự người dân bảo ban nhau tự cách ly còn an toàn hơn. Hay ho gì khi tung lên và tung hô những hình ảnh trẻ con chập chững bước lên xe cấp cứu, hay ho gì với những hình ảnh bà ngoại ẵm cháu 2 ngày tuổi đưa vào khu cách ly với mẹ (nhìn đau lòng và bất nhẫn lắm).

2. Chỉ phát hiện trong khu phong tỏa thì những F0 đó bị lây trước khi phong tỏa hay bị lây âm ỉ sau phong tỏa, nếu lây sau khi phong tỏa thì gờ phong tỏa khi nào hay phong tỏa cho đến khi bệnh hết rồi hết bệnh. Năng lực xét nghiệm, xét nghiệm lại, thời gian trả lời kết quả có đủ trả lời hết nguồn lây trong khu phong tỏa để gở phong tỏa không.

3. Những F0 phát hiện từ cơ sở y tế (số này là lo nhất) tại sao giờ này họ mới tới, họ có thể tiếp cận xét nghiệm sớm hơn không, còn bao nhiêu người tương tự như thế, còn lang thang phát tán vi rút khắp nơi, làm sao phát hiện họ sớm nhất. Chiến lược xét nghiệm, nơi xét nghiệm và loại xét nghiệm phải trả lời được câu này, nếu không toàn khu vực chỉ còn lại 1 điểm phong tỏa và toàn khu vực sẽ thành chống dịch theo kiểu bệnh hết sẽ hết bệnh!

4. Điều trị có đủ sức cho điều trị bệnh nặng để không tử vong không, chứ mở bệnh viện ra thì có thể một ngày mở một bệnh viện cho tới khi bệnh hết rồi hết bệnh rồi nói xui chết hết bệnh nặng sẽ hết chết vì quá tải khối điều trị thì quá nguy hiểm.

5. Chiến dịch chủng ngừa hiện nay ngoài tiêu chuẩn ban đầu thì bây giờ là ưu tiên theo khoa học hay theo kiểu cấp quota, kiểu chấm, phẩy chấm. Theo khoa học thì phải chọn người khi mắc bệnh nguy cơ bệnh sẽ nặng và sẽ chết rồi mới tới người bệnh dễ lây cho nhiều người khác. Nếu theo kiểu quota thì để cho tư nhân họ làm, người được nhận quota tự lo. Chích ngừa đừng ham chỉ tiêu mà phải an toàn, hợp lý là trên hết.

6. Nếu bàn sống chung với lũ thì lũ đừng quét đến người bệnh sẽ nặng sẽ chết, chưa chich ngừa xong cho đối tượng nguy cơ bệnh sẽ năng thì có điên mới bàn chuyện này, chỉ cho lũ quét đến người vừa khỏe mạnh vừa sống và sản xuất cùng nhau.

7. Các nhà quản lý đừng ra lệnh miệng nữa, đừng vin vô câu chống giặc thì làm đi, không cần, không nghe phản biện. Chống giặc mà sai chiến lược thì sẽ thí quân.

8. Nhà quản lý có dùng câu nên, xem xét thì cũng phải trả lời cho nhanh thành câu “phải” hay “thôi”. Nếu thấy “phải “ thì nhanh tay làm và có qui trình ổn nhất có thể chứ “phải” xong rồi cấp dưới tự bơi.

9. Người dân lúc nào cũng nghe chung tay chống dịch nhưng còn nhiều người hô, nhủ trong bụng mà không làm.

KHÔNG TRẢ LỜI VÀ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢI QUYẾT MẤY CÂU NÀY THÌ ĐỪNG “NỔ” VỀ CÔNG VIỆC THÀNH CÔNG CỦA BA ĐỢT DỊCH TRƯỚC”.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Và hơn thế nữa, VN sắp có vắc xin nội địa dù việc thử nghiêm giai đoạn 3 của Nanogen chỉ mới ở giai đoạn tuyển chuột bạch. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa bảo rằng “nước sôi lửa bỏng thế này cần ‘phải chạy’ để sản xuất vắc xin” chứ còn chần chờ gì nữa. Đồng bào trong nước cứ yên tâm vì dù cho những lọ thuốc vắc xin nội chỉ có nước biển nhưng tác dụng tâm lý của giả thuốc (placebo) cũng có tác dụng mạnh mẽ không thua gì thuốc thật. Như vậy Bí thư Thành ủy Nguyên Thiện Nhân khuyên VN cần tuyên bố hết dịch Covid19 là hợp lý thôi!

    • Cần gì ! Giống như cầu thủ bóng đá đã thấm nhuần , thấm đẩm , thấm toàn thân luôn cả PHÂN chưa ra ngoài là : CHỈ CẦN BÀN THẮNG CỦA ĐỘI TUYỄN VN CÒN HƠN CẢ VACCINE . Như vậy Vietnam ta đâu cần Wuhan COVID Vaccine chi cho rườm rà rách việc , đâu cần cả hệ thống chính trị phải KÊU GÀO CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC . Rồi thì NGUYÊN CẢ MỘT GIÀN LẢNH ĐẠO HẾT HƯỚNG TÂY , XOAY QUA HƯỚNG ĐÔNG XIN XỎ VACCINE nhưng Chưa bằng cách làm cho THẾ GIỚI PHẢI CÚI ĐẦU trước hành động XIN TIỀN NHÂN DÂN từ em bé đến cụ già sắp xuống lổ để …..GỞI NGẰN HÀNG LẤY LÃI

Comments are closed.