Jackhammer Nguyễn
5-6-2021
Thức tỉnh
Không hẹn mà gặp, việc tìm ra thi thể 215 trẻ em người da đỏ bị cưỡng bức cải đạo và từ bỏ tiếng mẹ đẻ tại Canada, xảy ra vài ngày trước kỷ niệm 100 năm, ngày thảm sát người da đen ở Tulsa, Oklahoma, Hoa Kỳ.
215 bộ cốt trẻ em da đỏ được tìm thấy tại trường Kamloops, một trường nội trú cũ nằm cách thành phố Vancouver 160 dặm về hướng Tây Bắc. Trường này nằm trong số 130 trường ở Canada, được lập ra bởi các linh mục Thiên chúa giáo Canada hơn 100 năm qua, bắt trẻ em thổ dân da đỏ ra khỏi bộ lạc của mình, cưỡng bức họ cải sang đạo Thiên chúa. Trẻ em trong các trường này bị cấm nói tiếng mẹ đẻ, bị chửi mắng và đánh đập…
Trong số 215 bộ hài cốt được tìm thấy, có 50 trẻ em được cho là nằm trong số những đứa trẻ đã được xác định danh tính, chết trong giai đoạn từ năm 1900-1971, Stephanie Scott, giám đốc điều hành của Trung tâm Quốc gia về Sự thật và Hòa giải (National Centre for Truth and Reconciliatio) cho biết. 165 em còn lại, không rõ danh tính, cũng không biết các em chết từ khi nào.
Các chính trị gia Canada lên tiếng nói rằng, đây là vết nhơ trong lịch sử nước này. Hiện chính phủ Ottawa đang bị áp lực là phải tiếp tục tìm kiếm những cựu học sinh thổ dân bị mất tích, tìm hiểu thấu đáo, minh bạch những chính sách diệt chủng nhắm vào người da đỏ, người Eskimo, trong quá khứ. Các đài tưởng niệm tạm được dựng lên tại khắp nơi ở Canada để tưởng nhớ những người đã khuất, những chủ nhân đầu tiên trên miền đất Bắc Mỹ. Một số người đã ra lời kêu gọi giáo hội Thiên chúa phải lên tiếng xin lỗi.
Tương tự, ở thành phố Tulsa, bang Oaklahoma của Mỹ diễn ra lễ kỷ niệm 100 năm ngày bọn côn đồ người da trắng, với sự ủng hộ của chính quyền lúc đó, đã tàn sát khu vực được xem là Black Wall Street, với hàng trăm người da đen bị giết chết. Sau lễ kỷ niệm, người ta đã tìm được thêm một số nấm mồ chôn tập thể sau cuộc thảm sát.
Hai sự kiện này nối tiếp sự thức tỉnh của xã hội Mỹ nói riêng, phương Tây nói chung vào năm 2020, về những cuộc thảm sát người không phải da trắng ở châu Mỹ, châu Phi, 100 năm trước. Tại Bỉ, tượng nhà vua Leopold II bị phá bỏ. Ông vua này được cho là thủ phạm của nạn diệt chủng người da đen ở Congo, làm hàng triệu người thiệt mạng hay tàn phế.
Hơn 10 năm trước, chính phủ nước Úc cũng đã chính thức lên tiếng xin lỗi người thổ dân về chính sách tàn bạo của chính phủ nước nào vào thập niên 1950, cưỡng bức trẻ em thổ dân rời khỏi gia đình, cha mẹ, nhằm đồng hóa cư dân bản địa cho giống người da trắng, một chính sách tương tự như Canada.
Những người thổ dân sống sót sau khi chính sách cưỡng bức bị kết thúc được gọi là ‘những thế hệ bị đánh cắp’ (The stolen generations), chịu nhiều mất mát về tinh thần và văn hóa mà không có sự đền bù vật chất nào có thể bù đắp được.
Ở Canada, chính sách cưỡng bức cải đạo và cấm ngôn ngữ, văn hóa thổ dân, được cho là nguyên nhân gây ra nạn trầm cảm, nghiện rượu trong các bộ lạc da đỏ, sau khi trẻ em sống sót trở về bộ lạc.
Ngủ vùi, mất trí nhớ
Trong lúc xã hội đa văn hóa phương Tây có vẻ đang tỉnh thức để suy xét lại quá khứ tội lỗi của mình, phương Đông độc tài dường như vẫn ngủ yên.
Chính quyền quân sự Miến Điện chưa bao giờ công nhận nạn thanh lọc sắc tộc chống người Hồi giáo Rohingya, miền Tây nước này. Thậm chí có cả những tu sĩ Phật giáo còn gọi những người mà họ tấn công là loại bán khai (half human).
Chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách diệt chủng, diệt văn hóa Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tại Hong Kong, họ cấm người dân ở đây thực hiện lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Vào ngày này, tại Thiên An Môn, Bắc Kinh, hàng ngàn sinh viên biểu tình bị xe tăng Quân Giải phóng Nhân dân nghiền nát. Hàng triệu người Trung Quốc trẻ tuổi hiện nay không biết Thiên An Môn là gì.
Người Việt Nam không hề vô tội qua những vụ diệt chủng, phân biệt chủng tộc trong quá khứ. Năm 1471 sau khi hạ thành Đồ Bàn (Vijaya, phía Bắc Qui Nhơn ngày nay) quân đội vua Lê Thánh Tôn giết hại hơn 40 ngàn người, gồm nhiều dân thường (có sách ghi là 60 ngàn).
Thời nhà Nguyễn, quân đội nước Đại Nam chiếm đóng xứ Cambodia, gọi họ một cách miệt thị là Cao Miên, có lẽ cũng gây nên nhiều tội ác, đến nỗi có tin đồn rằng, tướng Trương Minh Giảng dùng đầu người bản xứ để làm bếp lò. Tin đồn có thể đã thêu dệt nhiều, nhưng có thể đã phản ánh sự cai trị hà khắc của triều đình Đại Nam lên những người Khmer “ngoại tộc”.
Thời hiện đại, đảng Cộng sản Việt Nam cũng phạm nhiều tội ác diệt chủng, với những hố chôn người tập thể trong trận Mậu Thân 1968, những trại tù cải tạo sau năm 1975, cùng thảm trạng thuyền nhân.
Tất cả những sự kiện mới ngày hôm qua đó đều không được ghi trong biên niên sử của Việt Nam ngày nay, còn cuộc chinh phục Chiêm Thành, diệt chủng con người và hủy hoại nền văn hóa này, lúc nào cũng được ghi trong sử Việt là chiến thắng của chính nghĩa, trên bước đường… Nam tiến.
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng sự thức tỉnh, xét lại quá khứ với một trái tim nhân bản, là điều cần thiết cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Xin cảm ơn bác SaKim đã đọc và góp ý. Đáp lại sự quan tâm của bác, ( chúng) tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, để tường tận hơn nội dung bác nêu . Từ ý bác đưa , đối chiếu thực tế , có thể nhận định rằng, gần như là quy luật ” lời nguyền thánh thiện nghìn xưa của các vị chân tu đã biến chất trong thế giới đảo điên của đám hậu duệ nghìn năm sau ! ” … Chào bác !
Thiển nghĩ , bài viết của bác HuePhan đã cung cấp nhiều tư liệu hữu ích, gợi thêm góc nhìn, giúp độc giả suy luận để hiểu rõ , chính xác hơn về “bản chất ” sự kiện mà tác giả J.Nguyễn nêu .
” Thế giới đại đồng ” , ở đó có sự yêu thương, hạnh phúc , hoà bình , giữa người với người ..cao cả như vậy mà sao đến nay cũng vẫn chỉ là mơ ước !? Tuy biết đỉnh cao “chót vót ” ấy là khó với , nhưng, chí ít (và đầu tiên) rất mong ở lĩnh vực “Đức tin” (dẫn dắt tư tưởng ,hành vi mỗi người) . Cho dù chiếc áo thầy tu có khác biệt màu sắc ” vàng , đen, hay trắng…”,những mong quý thầy sẽ đưa tất cả tín đồ của mình cùng dắt tay đi trên con đường duy nhất là “hướng thiện”, như giáo lý tôn giáo. Đồng thời , không nên để tái diễn bi kịch bị ép buộc” cải đạo ” ( hoặc như râm ran đâu đó câu ” giáo sĩ đi trước, …theo sau”, tả cách các nước thực dân đã làm khi xâm lược) hầu tránh vết xe thương đau đã đổ ! cảm ơn !
Ước nguyện của bạn lại rơi vào phạm trù “mạnh được yếu thua” rồi.
Hầu như tôn giáo nào lúc ra đời đều mang Ý nguyện cao cả “giúp nhân loại thoát đau khổ, đạt hạnh phúc vĩnh hằng”, gọi là cõi Thiên Đường, Niết Bàn…
Để thực hiện lời nguyện đó, họ phải thuyết phục, lôi cuốn tín đồ. Khi đông lên, họ hình thành tổ chức- giáo hội.
Tổ chức phải có tôn ti trật tự, trên dưới, tức hàng giáo phẩm, tăng lữ.
Họ bổng thành sức mạnh, có thế lực, ảnh hưởng. Họ bổng có tham vọng, ham muốn bành trướng, muốn có thêm quyền lực.
Có thêm dục vọng, giáo hội dần trở thành thế tục nguỵ trang dưới bộ y phục tôn giáo!
Hồng Y Richelieu từng là Giáo chủ GH Thiên chúa của Pháp kiêm thủ tướng, quyết định quốc sự dưới trào vua Louis XIII năm 1624.
Và ngay bây giờ, thế kỷ 21, Cộng hoà Hồi giáo Iran đang được cai trị bởi các giáo sĩ Hồi giáo.
Hiến pháp quy định Tổng thống là người nắm quyền cao nhất quốc gia SAU Lãnh tụ tối cao, tức Giáo chủ Hồi giáo Shia, gọi là Ayatollah – hiện nay là Ayatollah Seyed Khāmene’i .
Dục vọng, cuồng tín, tự tôn và tham vọng quyền lực thúc đẩy tôn giáo bành trướng số lượng tín đồ, bành trướng địa bàn ảnh hưởng tôn giáo mình, dẫn tới xâm lược qua tay nhà nước, lật đổ, thao túng chính trường…
Hư đốn, tội ác đi theo với lòng dục ở một số tôn giáo, như tội phạm tình dục trong cộng đồng chủng sinh…mà Vatican từng nhức đầu xử lý. Ở Hồi giáo thì có vấn nạn khủng bố với ISIS…!
Phật giáo vẫn còn nhiều bậc chân tu, vẫn từ bi bác ái…nhưng thỉnh thoảng tại một số nước, các lãnh tụ PG cũng “dấn thân” vào cuộc đấu tranh chính trị chống pháp nạn.
Và ở các nước CS thì PG bị khống chế, trở thành công cụ cai trị của nhà nước. Tăng ni lẫn lộn công an, thời MẠT PHÁP đang diễn ra!
Lời nguyện từ tâm của bạn phỏng có thực tế khi Lời nguyền thánh thiện nghìn xưa của các vị chân tu đã biến chất trong thế giới đảo điên của đám hậu duệ nghin năm sau?!
Nổ lực tố cáo – về phân tâm học cũng là phản ánh nỗi lòng yêu ghét – được gửi gấm nơi con số dòng chữ “dành” cho từng đối tượng.
Nó nổi lên 2 khía cạnh:
-một, chỉ là mô tả khách quan do số vụ nhiều, hậu quả đau thương trầm trọng, thì Jhmr nói nhiều;
ít vụ thì viết ít.
-hai, là do dụng ý muốn tố cáo nặng nề đối tượng nào đó, thì moi chuyện nói dai, nói nhiều, nói vặt vãnh;
hoặc bản thân sự kiện không có bao nhiêu,
hoặc muốn gượng nhẹ xuê xoa, lướt qua …thì cố tình nói ít đi.
Ta thấy gì?
– 39 dòng tố cáo phương Tây: gồm 2 dòng cho Bỉ, 5 cho Mỹ, và 29 cho Canada,
– 27 dòng tố cáo phương Đông: 3 cho Myanmar; chỉ có 5 dòng CHO TRUNG QUỐC, và 17 dòng nổ lực tố VN.
Kể từ nền dân chủ đầu tiên của loài người, là nước Mỹ, thành lập năm 1776; tiếp đó là cách mạng dân chủ tư sản Pháp 1789, lấy làm chuẩn, thì tư tưởng tự do bình đẳng bác ái nền tảng cho tinh thần tôn trọng quyền con người… đã bắt đầu lan toả ở Bắc Mỹ, và sau đó là phương Tây, có thể làm mực thước để đánh giá sự dã man, phi nhân của các chế độ chính trị trên thế giới mà Jhm tố cáo.
Thực tế những vụ xâm phạm nhân quyền trên thế giới cổ kim tính không xuể, bị chi phối bởi nhiều dạng tâm thức văn hoá, nhân tính, qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, do trình độ giác ngộ nhân quyền, dân quyền và chế độ chính trị khác nhau; có thể tóm lại và lược bớt cho dễ đề cập:
thời quân chủ chuyên chế;
thời Đức quốc xã và đệ nhị Thế chiến;
và thời Cộng sản.
*Các dạng vi phạm nhân quyền trầm trọng gồm
-chế độ chính trị phi nhân đem mạng dân thí nghiệm cho những học thuyết, chính sách điên cuồng của độc tài cá nhân và đảng trị;
-kỳ thị chủng tộc,
-và xung đột tôn giáo.
Dạng phổ biến nhất là chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ và thanh lọc sắc tộc thời phong kiến của nhiều thế kỷ trước, là hiện tượng phổ biến và rộng khắp khi chưa có ánh sáng chính trị văn minh dân chủ nhân bản… thì không nên kể lể ra đây; phải loại bỏ khỏi câu chuyện tố khổ này.
*Dựa vào đó, khêu lại các vụ chiếm đất diệt chủng thời phong kiến là việc bao đồng, vì có hàng chục nghìn vụ khắp thế giới, cổ kim.
Sá gì tội ác phong kiến Việt nam mà Jhmr đã kể lể các vụ trong bài viết!
*Vậy VN chỉ gây tội ác trong phe phái tranh chấp quyền lực, tàn nhẩn chính trị kể từ khi du nhập học thuyết MLe mà thôi.
Theo kể lể của Jhmr thì VC giết vài chục nghìn nơi này, vài chục nghìn nơi khác…cho phủ bì để vui vẻ bằng lòng, là nửa triệu đi, là kể các vụ giết chóc bừa bãi thôi. Còn thì đừng tính chết vì chiến tranh. Chiến tranh nào mà không bắn giết?
Không giết thì bị giết! Nó thuộc luật chiến trường, quốc tế, cổ kim đều thế.
* Vậy BƯỚC ĐẠI NHẢY VỌT 1958-1962 của Mao trạch Đông, khôngphảichiếntranh, đã làm chết 40.000.000 (bốn mươi triệu) dân Trung quốc…do đói, thanh trừng, xử tử, tù đày, bịnh tật…Rõ là coi thường mạng dân, là siêu tàn độc chưa từng xảy ra trên thế giới, cổ kim!
sao không nghe nói?
Đại Cách mạng VH Vô sản 1966-1976 do Mao phát động làm chết 20.000.000 (hai mươi triệu) gồm thường dân và Hồng vệ binh… sao không nghe nói.
Vụ thảm sát Thiên an môn chết bao nhiêu trăm nghìn thanh niên sinh viên học sinh…sao không nghe nói.
Những thành viên Pháp luân công bị mổ lấy nội tạng, bị đoạ đày thân tàn ma dại; chết bao nhiêu người sao không nghe nói?
*Về tàn sát đày đoạ con người ở TQ…viết trong 5 dòng là phỉ báng nhân cách và sự chính trực trí thức.
Dĩ nhiên lôi Bỉ, Úc ra để tố khổ mà lại quên mất sự đau khổ thê thảm của con người kết thúc trong phòng hơi ngạt, lò thiêu của Hitler là một thái độ đạo đức giả và thiên vị không thể bỏ qua.
Tương tự là vụ 1.5 triệu người Armenia chết trong giai đoạn 1915 – 1916 dưới bàn tay đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng …quên luôn!
Tại sao phải mất thì giờ để moi móc những thứ tủn mủn, lại bỏ qua những đống xác người, đầu lâu ở cánh đồng chết Campuchia?
Trích:
“Chính quyền quân sự Miến Điện chưa bao giờ công nhận nạn thanh lọc sắc tộc chống người Hồi giáo Rohingya, miền Tây nước này. Thậm chí có cả những tu sĩ Phật giáo còn gọi những người mà họ tấn công là loại bán khai (half human)”./.
*Một qui kết thô thiển bất cẩn có thể gây hiểu lầm xúc phạm cộng đồng Phật giáo thế giới, kiểu vuốt măt không nể mui.
Muốn đề cập thực tế nầy, cần liên hệ bối cảnh lịch sử của “Phật-giáo-Myanmar” (PGM),
PGM là một thực trạng cá biệt, không nằm trong tinh thần chung của bản chất Phật giáo thế giới. Phải nhấn mạnh như thế, để tránh ngộ nhận và xuyên tạc đức từ bi của Phật giáo vốn phi chính trị, xuất thế;
giáo lý nhà Phật luôn dạy tín đồ từ bi, hỷ xả.
Các tôn giáo khác như Do thái giáo, Ấn độ giáo, Hồi giáo đều bao dung, bào chữa, ngay cả cổ suý tín đồ gây bạo lực.
Trái lại, Kinh Phật bác bỏ, ngăn cản tín đồ vi phạm hành động bạo lực không những với đồng loại, mà cả muôn loài: giới luật cấm sát sanh, ai cũng biết.
Chương X của kinh Dhammapada, ghi chép các câu kệ về lời Phật dạy,
“Ai ai cũng sợ gươm đao; ai ai cũng sợ chết;
vậy nên lấy lòng mình suy lòng người,
chớ giết, chớ bảo giết.”…
“Ở thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù,
chỉ có từ bi mới trừ được hận thù.’’
Kinh Metta Sutta dạy Phật giáo đồ:
“Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn…
Không vướng mắc oán thù, ghét bỏ”
Nguyên tắc bất bạo động là nhất quán trong toàn bộ kinh tạng Pali Nguyên Thủy phổ biến ở Nam Á.
Thế tại sao PGM lại bị tai tiếng trong những biến cố kỳ thị chủng tộc tại quốc gia nầy?
Sự thể một tôn giáo vốn đề cao hòa bình, PGM lại đã trở thành một sự biện minh cho bạo lực, là có nguồn gốc sâu xa của sự lo sợ, tự vệ trước bành trướng của Hồi giáo.
Myanmar – một quốc gia Phật giáo chiếm đa số, đặc biệt ở bang Rakhine, là nơi có hơn một triệu người Hồi giáo, phần lớn thuộc nhóm dân tộc Rohingya, sống chung đụng với hơn hai triệu người Phật giáo của nhóm dân tộc Rakhine.
Bạo lực cộng đồng đã nổ ra vào năm 2012, và quan hệ giữa người Rakhine và người Hồi giáo bị cắt đứt, và ngày càng căng thẳng. Dần dà đã hình thành chủ nghĩa dân tộc mang sắc thái Phật giáo (Buddhist Nationalism) tại đất nước nầy. Nó xuất phát từ nỗi sợ hãi hay sự hận thù đối với đạo Hồi và người Hồi Giáo!
Nguyên do sâu xa là Phật giáo đồ Myanmar học sử biết rằng gần thế kỷ nay, người Rohingya đã vượt biên từ Bangladesh đến định cư tại Rakhine. Số lượng người Rohingya đông lên và pha loãng dân số Phật giáo, hình thành đội tiên phong của điều họ tin sẽ là một cuộc thập tự chinh nhằm biến Miến Điện thành một quốc gia Hồi giáo!
Niềm sợ hãi trên cũng được chứng minh bởi sự kiện lịch sử của các quốc gia trước kia là Phật giáo – như Malaysia, Indonesia, Pakistan và Afghanistan – đã bị “tàn phá” bởi người Hồi giáo; trên thực tế, nay đang là những nước Hồi giáo, như Malaysia, Pakistan và nước Hồi giáo đông nhất thế giới là Indonesia.
Phật Giáo Myanmar đã mang tai tiếng ủng hộ bạo lực kỳ thi chủng tộc trong vụ quân đội đàn áp dân Rohingya là vì thế,
*không có nghĩa PHẬT GIÁO ĐỒ nói chung đều kỳ thị chủng tộc với dân Rohingya.
Bỏ phần về Thiên an môn.
Xin lỗi Jhmr
Những người đang kiên định con đường đấu tranh ôn hòa & có học đừng nên cổ vũ cho bầu cử lật đổ kiểu Mỹ . Thấy cancel culture đang lộng hành ở Mỹ không ? Cứ thử tưởng tượng những thứ ở Mỹ xảy ra ở Việt Nam … truyền thống, văn hóa cách mạng của Đỗ Kim Thêm, rồi thành quả cách mạng của Nguyễn Trung sẽ tất thành cang, heck, tất như cang lun .
Bao nhiêu quá khứ hổng những không được khép lại mà còn bị đưa ra ánh sáng . Uy tín của các trí thức nhà mềnh nose-dive tỷ lệ thuận với uy tín của Đảng các bác . Đúng, slippery slope, nhưng conservatively tớ đoán uy tín của cả hai sẽ ngang bằng với đảng xã hội dân tộc, nghĩa là thảm họa về chính trị . Chủ nghĩa xã hội dân tộc phải núp bóng đảng Cộng Hòa vừa rùi, làm được 1 nhiệm kỳ rồi bị văng, leaving a mess behind. Tức là Đảng còn lâu mới trường tồn với đất nước & dân tộc, mà tất thành cang ngay tắp lự sau khi mất quyền . Những giá trị văn hóa biết bao nhiêu thế hệ các bác đã nhiệt tình đóng góp, làm thành 1 “bản sắc dân tộc” chỉ riêng của các bác sẽ 1 sớm 1 chiều đứt dây thiều mà lọt cầu cá tra . Nếu có đưa lại các tác phẩm từng say sưa người đọc -hổng phải tớ, tớ bị đọc- suốt mấy thế hệ của mấy bác vào sách giáo khoa, chúng sẽ được/bị đối xử như những quái thai, những con T-Rex của một thời nghĩ lại vẫn còn rùng mình .
Thui thì cứ làm sao thì làm, phải làm mọi cách để cho Đảng trường tồn cùng đất nước & dân tộc thôi . Không thì phiền lắm .
“Thấy cancel culture đang lộng hành ở Mỹ không ? Cứ thử tưởng tượng những thứ ở Mỹ xảy ra ở Việt Nam … truyền thống, văn hóa cách mạng của Đỗ Kim Thêm, rồi thành quả cách mạng của Nguyễn Trung sẽ tất thành cang, heck, tất như cang lun .”
Văn hoá cách mạng và thành quả cách mạng? Đây là một ý nghĩ mới lạ, từ đâu mà nảy sinh các gán ghép này?
Mới nhất, hiện đại nhất là tội ác dã man của cộng sản Ba đình giết hại cụ Lê Đình Kình ở thôn Hoành.
Tội ác chứng tỏ bản chất man dại người rừng của cộng sản Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn.
Lịch sử đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản bắt đầu từ cuộc nội chiến ở Nga, cuộc cách mạng văn hóa ở Tàu, cuộc nội chiến ở Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu khép lại, khi tổng bí Lú lại vừa lải nhải về cái chủ nghĩa Mác Lênin.
Tương lai của đất nước này không quá khó để đoán định.
Sao lại cố quên đi mùi máu tanh CCRĐ, cọng sản Bắc Việt tắm máu người sống lẫn nạn nhân bằng chính lưỡi hái búa liềm, sao quên được cuộc tàn sát Trung-Việt 1979 từ cơn ghen của 2 thằng đồng tính Việt Tàu cọng khiến dân lành ruồi muỗi chết bởi loài trâu bò man rợ.