21-5-2021
Mấy hôm rồi, khi đi gặp gỡ cử tri ở TP.HCM, ông chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, người được (không biết là giới thiệu hay chỉ định) bầu làm đại biểu quốc hội tại thành phố này đã có nhiều phát biểu rất… ông Phúc. Chả hạn, ông bảo đột phá về hạ tầng cho khu vực Hóc Môn – Củ Chi thì đất nơi đây sẽ thành đất vàng (nghe nói vậy, ông bạn tôi càu nhàu các bố lúc nào cũng chỉ đất đất). Ông còn nói TP.HCM không chỉ làm đầu tầu nữa mà phải là trực thăng cất cánh… Tôi thì tôi nhớ nhất ông nói “TP.HCM phải thành hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông”.
Đi vận động bầu cử, lẽ dĩ nhiên phải nói nhiều. Chẳng ai tới gặp gỡ cử tri cứ ngồi im thin thít, hết giờ thì về. Mà cũng lạ, dân gặp được mỗn lần, cũng chả biết con người của các ứng cử viên thế nào, mà chính quyền cứ buộc dân phải sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng, chọn thế quái nào được. Lão hàng xóm nhà tôi cười, nếu tao mà sáng suốt thì các vị ấy đi tàu suốt hết, nhất là với những ông bà kiên định tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ông Phúc tất nhiên sẽ trúng chắc, bầu cũng thế, mà không bầu cũng thế. Ông này mà trượt, cứ chặt đầu tôi. Vậy nên ổng nói gì, nghe cho vui. Tìm được niềm vui bây giờ khó lắm, bởi đời vốn quá nhiều nỗi buồn.
Ngày xưa, chả biết tự thời nảo nao nào, thiên hạ ví Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Đó là thứ danh hiệu, là tấm huân chương đặc biệt người ta trao cho Sài Gòn. Người Sài Gòn tự hào và hãnh diện về điều này. Vang bóng một thời. Rồi thời thế đổi thay, ngọc mờ dần, chả mấy ai nhắc tới nữa.
Đáng nhẽ ông chủ tịch nước chỉ cần nói “Hòn ngọc Viễn Đông” là đủ, tự dưng lại màu mè thêm thắt thành “Hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông” khiến sai tè le. Vì sao sai?
Bàn chút về từ ngữ. Đông tức là phương đông, phía đông, cũng để chỉ vùng đất ở đông địa cầu. Khi quả đất quay theo chu kỳ, phía đón nắng mặt trời trước thì là đông, phía đón sau là tây. Có địa danh phương đông và phương tây là vậy. Mao bên Trung Quốc từng nổi tiếng với câu “Gió đông thổi bạt gió tây”. Cụ Hồ có câu thơ (được dịch ra là): “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng/Bóng tối đêm tàn quét sạch không”. Những lời của vĩ nhân thường nhiều hàm chứa, không thể hiểu kiểu 1 + 1 = 2 được.
Viễn nghĩa là xa. Ta thường nói “kính nhi viễn chi”, kính trọng (kính) ai đó (chi) nhưng (nhi) chỉ nên cách xa (viễn), đừng có lại gần. Khổng Tử dạy kính trọng quỷ thần thì đừng có gần. Viễn vọng là ngóng về nơi xa, viễn thị là nhìn xa (ngược với cận thị là nhìn gần), vĩnh viễn là mãi mãi xa. Truyện Kiều có câu “Có người viễn khách tìm vào vấn danh”, ông khách ở xa tới hỏi tên…
Ngày trước người ta định rằng ở phía đông địa cầu có vùng Viễn Đông. Đó là vùng xa xôi, chậm tiến, lạc hậu, nghèo nàn, cổ hủ…, trái ngược với phương Tây văn minh, tiến bộ, phát triển. Viễn Đông gồm cả Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… chứ không phải chỉ là Đông Á hoặc Đông Nam Á như nhiều người nghĩ. Ngày xưa, dưới mắt mấy ông tây đi khai hóa, thì Viễn Đông cũng chỉ là nơi mà ta quen gọi “vùng sâu vùng xa” bây giờ.
Vậy nên, dưới thời Pháp cai trị, Sài Gòn mà được phong là “Hòn ngọc Viễn Đông”, quả thật rất đáng ngưỡng mộ, hãnh diện. Khi đó, những thành phố lớn, cực lớn ở Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đã rất phát triển, vậy nhưng Sài Gòn được xem là thành phố ngọc, hòn ngọc của khu vực rộng lớn này, đủ biết nó đẳng cấp thế nào. Người Pháp đã tạo nên một Sài Gòn hoa lệ, giàu có, hiện đại, tầm cao; tiếp nữa chế độ Việt Nam cộng hòa đã phát huy duy trì được. Sài Gòn trước năm 1975, dù bị chiến tranh, nhưng mấy thành phố thủ đô của Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore còn phải xách dép chạy theo nó. Còn giờ nó thế nào, ra sao, là gì, vì sao… không cần phải giải thích.
Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông thì bản thân ngọc tự tỏa sáng, nhất là khi xung quanh vẫn mờ mịt. Giờ xung quanh nhất loạt thành ngọc rồi, sáng trưng rực rỡ rồi, mình chỉ phấn đấu thành ngọc đã khó, lại còn đòi tỏa sáng. Muốn tỏa sáng được vùng Viễn Đông, chỉ còn cách đề nghị những ngọc kia tự tắt sáng vài chục năm, thậm chí cả trăm năm. Khát vọng là đáng quý, nhưng phải hợp lý, biết điều. Không thể cứ nói văng mạng xong là hết trách nhiệm.
Tôi chỉ mong Sài Gòn tương lai năm xa nào đó lại thành “hòn ngọc Viễn Đông” giữa bao nhiêu ngọc, thế là mãn nguyện lắm rồi, chứ không phải “hòn ngọc tỏa sáng Viễn Đông” rất khó thành. Có nhẽ phải đợi đến đời cháu hoặc chắt, F3, F4…
Đã 2 ngày trôi qua, Nguyễn Thông im lặng trước sai lầm bởi tật ưa dông dài khoe khoang chữ nghĩa.
Thái độ thiếu khiêm tốn đó có thể hiểu:
1/ chấp nhận là sai, ngượng, im luôn cho yên.
2/kiêu ngạo, không tôn trọng bọn còm bên dưới.
3/ấm ức vì chưa chấp nhận mình sai, cho rằng chữ “chi” có nghĩa riêng hẳn hoi.
Tôi xin nhắn gửi Nguyễn Thông những lời sau:
1/ chuyện hớ hênh sai sót chút đỉnh chẳng là gì, lên tiếng nhẹ nhàng cảm ơn người sửa. Nhân cách người viết sẽ lớn hơn.
2/đã viết sai còn kiêu ngạo…thì thật thấp kém.
Tôi từng bình luận chỉ trích tác giả Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm, một trí thức có hạng, một tác giả nhiều cuốn sách có hàm lượng tri thức cao.
Và ông ta lập tức xuất hiện ngay ở khu vực bình luận để ôn tồn đối thoại cho ra lẽ.
Một nhân cách đáng kính!
Hoàn toàn khác Thông, vốn chưa đáng học trò của vị trí thức họ Đỗ.
3/ thêm một thí dụ chứng minh rằng chữ “chi” chỉ là một hư từ, không có nghĩa gì cả.
Ngã kim nhật tại tọa chi địa,
我 今 日 在 坐 之 地
Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi.
古 之 人 曽 先 我 坐 之
(Trích từ bài thơ Chữ nhàn, Nguyễn Công Trứ)
(ý nghĩa: chỗ ta đang ngồi hôm nay thì người xưa đã từng ngồi trước rồi.
Ý nói: ở đời này không có cái gì là mới cả)
Trong 2 câu thơ chữ Hán trên, có tới 3 chữ “chi” không mang nghĩa gì, chỉ là lót cho đủ chữ trong câu thơ cổ theo lối tiếng Tàu.
* Mong Nguyễn thông thận trọng hơn trong những bài tới, và có sự tôn trọng cần thiết đối với người bình luận bài của mình, dù đúng dù sai.
Càng có sức mạnh, người ta càng khiêm tốn. Và ngược lại.
“Viễn Đông” là một từ trong nhóm từ “Cận Đông & Trung Đông & Viễn Đông”, tiếng Anh gọi là “Near East & Middle East & Far East”, tiếng Pháp gọi là “Proche Orient & Moyent Orient & Extrême Orient”.
Có một số người hiểu lầm “viễn đông” chỉ bao gồm các quốc gia Đông Dương Viêt & Miên&Lào
“Đông” ở đây là phía đông của nước Anh, cụ thể là phía đông của kinh tuyến đi qua Greenwhich, London, Anh quốc, được quy định là kinh tuyến gốc, 0 độ.
“Cận Đông” gồm các quốc gia vùng Balkan, “Ba nhĩ cán”, Thổ nhĩ kỳ, cựu đế quốc Ottoman…
“Trung đông” gồm các quốc gia như Ả Rập, Ai cập, Do thái…
“Viễn Đông” gồm các quốc gia như Ấn độ, Thái lan, Việt Miêm, Lào, Nam dương, Philippines Nhật bản, Đại hàn…
Sự phân chia với các danh xưng nói trên, dường như do người Anh đặt ra, mới có từ thịnh thời cuả chủ nghĩa thực dân, cũng không hòan toàn cố định, tách bạch, ngày nay các quốc gia vùng “Cận Đông” cũng có thể đuọc gọi là thuộc vùng “Trung đông”, hầu như chỉ còn 2 từ “Trung đông” & “Viễn Đông” là thông dụng, từ “Cận đông” ít khi được nhắc đến.
Toàn Ấn độ không thuộc Viễn Đông, mà chỉ riêng miền Đông Bắc Ấn Độ mới gọi là vùng viễn Đông của Ấn Độ. Vùng nầy nằm sát Đông Nam Á, gồm các bang Arunachal Pradesh, Assam, Meghalaya, Manipur, Mizoram, Nagaland, Tripura, Sikkim và một phần của bang Tây Bengal; tất cả đều kém phát triển nhất ở Ấn Độ về kinh tế và xã hội.
Cả Nga cũng có vùng Viễn Đông, gọi là VĐ Nga; không vì thế mà gọi Nga thuộc VĐ, mà cần nói rõ ra, tương tự khi nói VĐ Ấn độ.
Úc và New Zealand tuy nằm trong vùng Viễn Đông, thậm chí xa về phía đông hơn hẳn các nước đông Á khác, lọt hẳn vào Viễn Đông; nhưng do trình độ phát triễn tầm Âu Mỹ nên thường không được xem là thuộc Viễn Đông. Bởi lẽ từ Viễn Đông ngoài ý nghĩa vùng địa lý, còn bao hàm sự đánh giá trình độ “là lạc hậu, xa lạ với thế giới phát triển văn minh”. Đây là cảm nhận đã có từ xa xưa, thời thực dân đế quốc phương tây đối với thuộc địa của họ. Và Nhật bản văn minh hiện nay cũng bị “oan” khi khách quan phải lọt vào vùng Viễn Đông trước khi vươn lên tầm phát triển Âu Mỹ gần thế kỷ nay!
Hòn ngọc nó long lanh đẹp khi có ánh sáng chiếu vào nó. Bản thân hòn ngọc không tự phát sáng bao giờ.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp bùng nổ, Việt Nam có thể làm những việc thế giới không thể làm.
Đúng. VN dưới thời cs xã nghĩa có thể làm được một cách tuyệt vời những việc cả thế giới không thể và không muốn làm, là “tụt hậu” sau cả những nước nhỏ bé, chậm tiến nhất thế giới như Lào và Kampuchia…! Thật là “hãnh cmn… diện” !
Có ngọc tự phát sáng đấy cụ vưỡn. Có lẽ cụ ctn cũng thủ đắc vài cục cho vợ nên mới cao hứng về Hòn ngọc Viễn đông chăng?
http://davietnam.blogspot.com/2017/05/da-minh-chau.html
Trích:
“Ta thường nói “kính nhi viễn chi”, kính trọng (kính) ai đó (chi)…”
*ai đó (chi)
Bảo “chi” có nghĩa là “ai đó”, tôi e là thiếu chính xác.
Không cần phải thông thạo chữ Hán cũng có thể tìm thấy một bộ 4 chữ “chi, hồ, giả, dã” chỉ là bốn hư từ, thông dụng trong Hán văn cổ; chỉ dùng làm “trợ ngữ từ” để âm vận câu văn được êm tai, réo rắt hơn, hoặc tăng thêm ngữ khí.
4 chữ “chi hồ giả dã” gần như không có nghĩa gì, mà chỉ dùng để cấu trúc câu theo lối văn cổ.
*Hy vọng NT sẽ có biện giải về chữ “chi” với nghĩa “ai đó”.
“Có ai không” thì ta đã biết chữ “hà nhân” cụ Nguyễn Du từng dùng trong câu “thiên hạ hà nhân khốc Tố Như”.
~~~~~
Nhân tiện dông dài thêm chút về Viễn Đông và Trung Đông.
Tại sao người ta chia địa lý thế giới ra những vùng như trên, mà lại không hề có Viễn Tây, Trung Tây của địa cầu. (đừng kể miền viễn tây của nước Mỹ: cao bồi viễn tây, phim viễn tây…vốn chỉ là phương hướng bình thường của bất cứ vùng miền nước nào, thí dụ các tỉnh miền tây của VN là Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu…)
Quả đất 360°, lại liên tục xoay không đứng yên một chỗ, cũng không có điểm chuẩn nào, sao lại có thể gọi Đông Tây?
Để giải quyết vấn nạn nầy, người ta bèn lấy chỗ mặt trời mọc làm “chuẩn” để vẽ bản đồ.
Vùng được xem cực đông của trái đất là các quần đảo phía đông New Zealand.
*Lý do có danh xưng Viễn Đông:
Để vẽ hình hài toàn thế giới lên mặt phẳng (bản đồ thế giới), người ta lấy phương Đông, nơi mặt trời mọc, làm chuẩn, và vẽ các quần đảo Kiribati (hay Gilberts), Chatham…làm điểm khởi đầu của bản đồ về hướng cực đông của địa cầu.
Nơi con người thấy mặt trời ló dạng đầu tiên trong ngày là trên đỉnh núi Kahuitara ở đảo Pitt gần New Zealand.
Cực tây, phía trái bản đồ thế giới, ta cũng lại bắt gặp Kiribatu, giáp mí 360° của vòng tròn Xích đạo.
Định vị bản đồ trái đất như thế, ta có điểm giữa của bản đồ thế giới là Trung Đông- nơi có nhiều dầu mỏ, nhiều tranh chấp, Hồi giáo và chiến tranh.
Miền được đặt tên Viễn Đông là những nước gần cực đông bản đồ nói trên, là vùng các nước ở Đông bắc Á rải dài xuống Đông nam Á.
Hải đăng mạnh nhất thế giới cũng chỉ chiếu xa 32km.
Hòn ngọc Viễn Đông có lẽ khó lòng to bằng một hải đăng nhỏ. Chiếu sáng cả Viễn Đông ít ra cũng là câu chuyện để cười vui vài mươi giây.
Có của mà đ[…] biết giữ, để nó cướp mất kêu la cái gì!!!!
Từ khi bị giải phóng 1975, HÒN đã dập, NGỌC đã tan, tức nhiên là bị PHỎNG GIÁI, đương nhiên là GIÓNG PHẢI theo lề được cho là phải. Cái này bộ CT là phải RÚT KINH NGHIỆM vì để mất danh hiệu Hòn ngọc Viễn Đông (do bầy mũ cối dép râu tràn về.)
Càng nói càng lộ ra cái ngu của bầy khỉ Trường sơn, cái đánh mất không bao giờ tìm lại được trong tư thế nghị quyết lưu manh ngày cành bệnh hoạn.
Tư bản đang giãy chết nhưng chúng ta quyết phải bám theo tấm gương tư bản để phát triển. Đó là cách duy nhất để chúng ta tồn tại.