Sự vĩ đại của người cộng sản

Đỗ Thành Nhân

19-5-2021

Bài viết này nói về sự “VĨ ĐẠI”, theo tự điển mở online thì “vĩ đại” là tính từ: có tầm cỡ và giá trị lớn lao, đáng khâm phục.

1. Từ Bác Hồ vĩ đại

Hôm nay ngày 19 tháng 5, sinh nhật của Bác Hồ “vĩ đại”(1). Sự “vĩ đại” của Người được hình thành từ những việc “vĩ đại”. Một trong những việc “vĩ đại” của Người là viết nên tác phẩm “NHẬT KÝ TRONG TÙ” – cũng là một tác phẩm “vĩ đại”: từ bối cảnh ra đời tác phẩm và nội dung tác phẩm.

Các bạn trẻ nên đọc bài viết: NHẬT KÝ TRONG TÙ: TIẾNG THƠ CỦA MỘT CON NGƯỜI VĨ ĐẠI TRONG HOÀN CẢNH TÙ ĐÀY

Ảnh bìa Nhật Ký Trong Tù. Nguồn: ĐCSVN

Xin trích một số đoạn: “Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất  đen tối. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh tù đày, giam hãm, xiềmg xích, tra xét. Con người mất tự do, còn là sự lo âu về sống chết, mất còn. Thế mà Bác vẫn  ung dung làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay. Không phải viết bằng tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) mà viết bằng chữ Hán (tiếng Trung Quốc), bắng các thể thơ mang màu sắc cổ điển Trung Quốc, sau này được nhiều nhà văn hoá  Việt Nam và nước ngoài đánh giá rất cao. Coi nhiều bài thơ của Bác có thể sánh ngang với thơ Đường, thơ Tống, thật là vinh dự lớn lao.”

“Đọc Nhật ký trong tù chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy trái tim của Người toả ánh sáng ra chói ngời trong hoàn cảnh tối tăm. Hoàn cảnh trong tù là hoàn cảnh đặc biệt không bình thường. Người bị giam hãm, đoạ đầy, trói buộc, xiềng xích, bị nghi ngờ, bêu diễu, cấm đoán, mất hết cả tự do.”

2. Đến những anh hùng vĩ đại

Từ sự “vĩ đại” về cách ghi thời gian từ những năm 1932-1933 (2) trên trang bìa của “Nhật ký trong tù” “vĩ đại” của Bác Hồ “vĩ đại”; sự nghiệp cách mạng “vĩ đại” của Việt Nam tiếp tục sản sinh ra những con người “vĩ đại”, những sự kiện “vĩ đại”. Mà khi còn là “thế hệ trẻ”, chúng tôi luôn học tập và cố gắng noi theo. Chúng tôi được các thầy cô phụ trách đoàn, đội kể về những sự hy sinh “vĩ đại”, đặc biệt là khi đối diện với cái chết. Một số dẫn chứng:

– Thiếu niên Lê Văn Tám là một anh hùng, “vĩ đại” ở chỗ tự châm lửa làm ngọn đuốc sống để đốt cháy kho xăng Nhà Bè.

Ảnh minh họa nhân vật Lê Văn Tám. Nguồn: Ohay.tv

– Anh hùng Võ Thị Sáu, vừa qua tuổi trăng tròn, “vĩ đại” ở chỗ ung dung tự tại đối diện với cái chết, “trong giây phút cuối cùng của cuộc đời, chị Sáu vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn”.

Ảnh minh họa: Võ Thị Sáu. Nguồn: Internet

– Lớn tuổi hơn nữa là thanh niên anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, anh “vĩ đại” ở chỗ đã vượt qua bản năng đời thường của con người khi đối diện cái chết, không nhớ đến người vợ mới cưới, không nhớ đến cha mẹ sinh thành. Trước khi bị bắn “Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!” với câu “Hồ Chí Minh muôn năm!”

Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường. Nguồn: Internet

v.v…

Tìm hiểu về sự “vĩ đại” của những người Cộng sản là vô cùng. Từ sự “vĩ đại” này được tuyên truyền, học tập, làm theo, sinh ra sự “vĩ đại” tiếp theo. Sắp xếp theo trình tự thời gian thì tác phẩm “NHẬT KÝ TRONG TÙ” có thể nói là sự “vĩ đại” đầu tiên của Bác Hồ “vĩ đại” và sự nghiệp cách mạng “vĩ đại”.

_____

Ghi chú:

(1) Chú ý ngày 19 tháng 5 cũng là ngày sinh nhật của Pol Pot (https://vi.wikipedia.org/wiki/Pol_Pot), cũng được người dân Campuchia gọi là lãnh tụ vĩ đại khi người này cầm quyền. Bài viết này không liên quan gì đến tên diệt chủng Pol Pot.

(2) Thời gian ghi trên trang bìa “29/8/1932 – 10/9/1933” lại thêm sự một sự “vĩ đại” nữa: nhờ vậy mà “tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới Thạch” https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_trong_t%C3%B9

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Làm ơn đóng ngoặc chặt chẽ hai chữ VĨ ĐẠI, đôi khi nhầm tưởng chủ nghĩa vãi đị.t, Một thằng Tàu chính hãng trong tù tự do viết bài làm thơ, cái xác thối sao không ngồi dậy mà xem bọn cai tù cọng sản bây giờ siết cổ tù nhân không cho thở.

  2. Thật ra,”Ngục trung nhật ký ” hay “Nhật Ký trong tù” thì đã được giáo sư Văn
    Khoa Lê Lê Hữu Mục chứng mình là không phải của bác mà là bác “cầm nhầm”
    của một người Hoa bị Quốc Dân đảng bỏ tù vì nghi là Hán gian.
    Nói cho ngay nếu bác không “cầm nhầm” thì do bọn quan chức duới dàn dựng
    để thần tượng hoá bác cho cuộc cộng sản hoá VN. mà bác chủ trương. Ngay
    bây giờ giưã thế kỷ 21 mà còn có “giáo sư” Bảo vẫn cuồng bác khi…rằng thì là
    mà …bác biết cả hai mươi mấy ngoại ngữ trời ạ !
    Hai điều chính yếu nhất “cầm nhầm” là thay đổi ngày tháng viết nhật ký trang
    đầu từ 29/8/1932 và 10/9/1933 thành …năm 1942 và..1943 và những tư tưởng
    trong thơ là của một người Hoa theo Quốc Dân đảng,ví dụ chào mừng ngày Quốc
    Khánh Trung Hoa Dân Quốc và sự liên hệ của tác giả với các tướng lãnh Quốc Dân
    đảng Trung Hoa Quóc Gia như Tưởng Giới Thạch,Lương Hoa Tranh v.v.

  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn vĩ đại ở chỗ, ngay khi sắp chết, trong di chúc người cũng không đoái hoài gì đến ông bà cha mẹ tổ tiên, người chỉ một mực đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin thôi.

Comments are closed.