Trương Nhân Tuấn
Cận 30 tháng 4, báo chí Việt Nam có nhiều bài viết nói về những thanh niên năm nữ miền Bắc “đã chiến đấu cho tổ quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.”
Bây giờ ta thử hình dung rằng Bắc Hàn xua quân “giải phóng” Nam Hàn, hoặc là Bắc Kinh đem quân đánh Đài Loan… để thống nhứt đất nước. Những người lính Bắc Hàn, hay những người lính Trung Quốc lục địa, tham gia vào các cuộc chiến này, (tương tự bộ đội Việt Nam trong thời kỳ “chống Mỹ”), có thể được xem là “chiến đấu cho tổ quốc” hay không?
Hoặc ta giả sử rằng, Đông Đức không sụp đổ và thành công “giải phóng” Tây Đức. Những thanh niên nam nữ đóng góp vào công cuộc này có phải là “chiến đấu cho tổ quốc” hay không? Ở Nam Hàn, hay ở Tây Đức trước kia, đều có quân Mỹ đồn trú.
Câu trả lời dĩ nhiên là “không”. Ngay ở ý nghĩa ngôn từ.
Khái niệm (hiện đại) về “tổ quốc” đến với Việt Nam rất trễ, đồng thời với các khái niệm về “quốc gia, dân tộc”. Tức nhiều lắm là hơn trăm năm nay. Tổ quốc có nghĩa là đất của ông cha, của tổ tiên. Sau này “tổ quốc” được ghép thêm ý nghĩa về “tình cảm”, nhằm để gắn bó giữa các thế hệ con người đã sinh sống (có tổ chức) trên một vùng đất, có cùng một ý nguyện chính trị, như “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Người dân miền Nam trước 1975, cầm súng chống lại cộng sản miền Bắc, là “bảo vệ tổ quốc” hay “phản bội tổ quốc”?
Người Mỹ nhảy vào miền Nam, cũng như người Liên Xô, người Trung Quốc, người Cuba, Bắc Hàn… có mặt ở miền Bắc. Tất cả cùng tham gia vào cuộc chiến. Người cộng sản Việt nói rằng đánh Mỹ là để “giải phóng miền Nam”. Vậy người Nga, Người Tàu, người Bắc Hàn, Cuba…, cầm súng trong cuộc chiến này đánh Mỹ để làm gì?
“Ta đánh Mỹ cũng là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”, lời của TBT Lê Duẩn, đã nói lên hết ý nghĩa của cuộc chiến.
Nếu nói lính miền Nam là “lính đánh thuê” thì bộ đội miền Bắc cũng là một loại lính đánh mướn. Những thanh niên nam nữ “sinh Bắc tử Nam”, chết là chết cho Liên Xô, cho Trung Quốc.
Dĩ nhiên là không có người lính nào chịu mang tiếng “đánh mướn” hết cả.
Đông Đức sụp đổ, Tây Đức thống nhứt đất nước. Bắc Hàn chắc chắn cũng sẽ sụp đổ, Nam Hàn sẽ “thống nhứt đất nước”.
Đặt giả sử, nếu không có chiến tranh, không chừng đầu thập niên 90 miền Bắc XHCN đã sụp đổ theo phong trào cộng sản Đông Âu.
Tức là, chiến tranh Việt Nam, bên nào thua thì bên kia cũng “thống nhứt đất nước”.
Chiến tranh VN 1954-1975 không có bên nào “chết vì tổ quốc” hết cả. Người lính làm phận sự của người lính. Những người đẩy đất nước vào vòng nội chiến mới là “kẻ thù của dân tộc”.
My beloved Hometown ! My dear Hanoi Capital ! My beloved Golden Thang Long !
****************
https://www.youtube.com/watch?v=EUb0d-147E4
Hà Nội Phố – Z (Phạm Ngọc – Phạm Anh Dũng – Hương Giang)
I have traveled around the World
However, I’m used to being proud of Hanoi
And everywhere I repeated the words in my heart :
«My beloved Hometown !
My dear Hanoi Capital !
My beloved Golden Thang Long ! »
I do love the Sword Lake at Hanoi’s Heart
And her The Huc Bridge over the lake
I do love your West Lake
In 62 big cities and distant villages
Thousands of stories will not cease about You, Hanoi :
«My beloved Hometown !
My dear Hanoi Capital !
My beloved Golden Thang Long ! »
I do still remember Hanoi’s sadly beautiful Autumn
Hanoi is a Capital of Peace and War
Grinding of tanks and gleam of bayonets
And the Spring 1979 will live for centuries
I admire the bravest of Hanoi’s Daughters and Sons
That is why :
The eternal enemy from the North
Will never achieve
To bow Hanoi’s Head
«My beloved Hometown !
My dear Hanoi Capital !
My beloved Golden Thang Long !»
I have been living in exile in Paris for more than 40 years
But I always think of You, my beloved Hanoi
«My beloved Hometown !
My dear Hanoi Capital !
My beloved Golden Thang Long !
My beloved Hometown !»
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE = TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Một bài viết với lý luận ngôn từ đơn giản nhưng rất đúng.
Đây là bài hay nhất về ” tổ quốc” mà tớ được đọc. Chưa thấy ai viết chuẩn xác như thế này ở Vn. ” con tằm rút ruột nhả những sợi tơ cuối cùng óng ánh.