Đinh Hoàng Thắng
24-11-2024
Như một lái xe chuyên nghiệp, TBT Tô Lâm biết rằng động cơ của cỗ xe đang hỏng hóc nghiêm trọng. Nhưng thay toàn bộ hệ thống dường như là nhiệm vụ bất khả. Ông đành cố gắng vá víu để trấn an các đồng chí trong Đảng cũng như dư luận xã hội.
Thực trạng và thách thức
Ngày 19/11/2024, Tổng Bí thư [TBT] Tô Lâm kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng kết đã chủ trì Phiên họp thứ nhất nhằm xem xét việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ban hành từ năm 2017 bởi Ban Chấp hành Trung ương [BCHTƯ] khóa XII. Tại phiên họp này, TBT nhấn mạnh rằng việc đổi mới, tinh gọn và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Ông nhấn mạnh rằng công cuộc này đã nhận được sự kỳ vọng lớn lao và sự ủng hộ mạnh mẽ từ cán bộ, đảng viên, cũng như toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định đây không chỉ là nhiệm vụ trọng yếu mà còn là một cuộc cách mạng, đòi hỏi quyết tâm cao nhất cùng hành động quyết liệt từ toàn hệ thống [1].
Thế nhưng, bảy năm đã trôi qua kể từ khi Nghị quyết số 18 được ban hành, thực tế cho thấy 70% ngân sách quốc gia vẫn phải dùng để duy trì bộ máy Đảng và Nhà nước. Điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc: Vì sao nghị quyết không mang lại hiệu quả như mong đợi?
Phải chăng chúng ta chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề, nêu nguyên nhân, mà không ai dám đi đến tận cùng của sự thật? Và nếu đi đến tận cùng, liệu có ai đủ can đảm để thực hiện những thay đổi triệt để? Ngày 5/11/2024 trước đó, TBT Tô Lâm cũng đã có bài trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ, với đầu đề “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” [2]. Dù khẩu hiệu này thể hiện khát vọng cải cách, nhưng vẫn “hoài niệm” về một hệ thống dựa trên các tiêu chí Lê-nin-nít. Câu hỏi đặt ra là: Nếu tư duy Lê-nin là đáp án đúng trong lịch sử, thì tại sao Liên bang Xô-viết và hàng loạt quốc gia theo mô hình này lại sụp đổ vào cuối thế kỷ 20? [3] Nếu các Hội nghị tổng kết lần này vẫn tái sử dụng những công thức cũ, hoặc lặp lại các khẩu hiệu cách đây hàng chục, thậm chí cả trăm năm, thì rõ ràng chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội vàng để đổi mới thực sự.
Điều bất thường ở đây có lẽ nằm ở việc TBT Tô Lâm đang phải gồng mình “kháng cự một cách mãnh liệt” [dùng chính chữ của Lê-nin] trước các lực cản bảo thủ trong nội bộ Đảng. Với vai trò người cầm lái, ông hiểu rõ bộ máy hiện đang suy yếu nghiêm trọng. Nhưng làm mạnh tay hơn, ông có thể phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường – Bài học từ những trường hợp trước ông như Trần Xuân Bách hay Nguyễn Cơ Thạch là minh chứng [4]. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh rằng những người dám “đổi mới triệt để” đều dễ bị chính bộ máy mà họ muốn cải cách nghiền nát [5]. Ngay cả những nhân vật nổi trội như Võ Văn Kiệt, với tầm nhìn đổi mới, cũng chỉ có thể “gửi gắm” thông điệp cải cách qua những tiếng nói dè dặt, chứ chưa bao giờ thực sự dám vượt qua được sức ì của hệ thống. Đấy là chưa kể sức ì ấy còn bị cộng hưởng bởi các thế lực đã vứt bỏ chủ nghĩa Mác – Lê từ lâu rồi nhưng vẫn thường xuyên kích động, o ép nội bộ Việt Nam “không được quên nguyện ước ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung…” [6].
Nhân dân đang chờ đợi “Đổi mới-2”
Trong nhiều năm qua, Đảng đã ban hành hàng loạt nghị quyết với kỳ vọng tái cấu trúc hệ thống và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia. Từ Nghị quyết 10-TƯ (2007), Nghị quyết 22-TƯ (2008), đến Nghị quyết 18-TƯ (2017), mỗi văn bản đều nhấn mạnh tính cấp bách của tinh giản biên chế, thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình [7]. Tuy nhiên, các thay đổi đạt được vẫn chỉ mang tính hình thức, dừng lại ở mức “vá víu.” Nghị quyết 18 và hàng tá văn kiện khác lần lượt “trình làng” nhưng bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả. Xin được nhắc lại số liệu do chính TBT đưa ra: 70% ngân sách quốc gia bị sử dụng để duy trì hệ thống vận hành. Vậy, nếu không tiến hành cải cách triệt để ngay bây giờ, thì khi nào? Chần chừ thêm nữa, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội chuyển mình để thực sự trở thành một quốc gia mạnh mẽ, tự chủ, có sức hút trong khu vực và trên toàn cầu.
Câu ngạn ngữ: “Thời gian và thủy triều không chờ đợi ai” (Time and tide wait for no one) thật hợp với tình cảnh Việt Nam lúc này. Thế giới đang chuyển động với những thay đổi địa-chính trị quyết liệt. Sự dịch chuyển quyền lực sang khu vực “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) mang đến cho Việt Nam cả cơ hội lẫn thách thức để khẳng định vị thế [8]. Chính quyền mới “Trump 2.0” cùng nhiều quốc gia khác đang cân nhắc các chính sách đối với Việt Nam dựa trên hai yếu tố: vai trò địa-chính trị và năng lực tự cải cách của đất nước. Nếu Việt Nam không thể chứng minh được khả năng đổi mới và tự cường, thì những kỳ vọng chiến lược này có thể sẽ bị giảm sút, đồng nghĩa với việc mất đi nhiều lợi ích lớn lao về kinh tế, ngoại giao, và an ninh [9]. Chính thời điểm này, với kỳ vọng của người dân và áp lực từ bên ngoài, là cơ hội quý giá để thực hiện “Đổi mới-2” – một cuộc cải cách đủ mạnh để định hình tương lai Việt Nam trong thế kỷ 21. Nếu không chứng minh được khả năng đổi mới từ bên trong, Việt Nam sẽ mất đi những lợi ích chiến lược về địa-chính trị và địa-kinh tế. Đây chính là thời điểm để thực hiện “Đổi mới-2” – một cuộc cải cách toàn diện mở ra Kỷ nguyên mới cho Việt tộc.
Chuyến thăm Malaysia của TBT Tô Lâm đang diễn ra là một lời nhắc nhở thâm hậu. Malaysia từng đối mặt với khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng đã vươn lên nhờ cải cách. Những bài học dân chủ hóa của đất nước này thực sự đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Bản thân ông Anwar Ibrahim là minh chứng sống động cho sự tái sinh trong chính trị [10]: từ những cáo buộc mang tính vu khống, từ ngục tù giam hãm đến việc trở lại chính trường trong vinh quang để dẫn dắt đất nước. Sự thành công của Anwar không chỉ nằm ở ý chí cá nhân, mà còn ở khả năng tận dụng thời cơ, đối thoại và xây dựng lòng tin từ nhân dân. Đối với Việt Nam, bài học từ Malaysia không chỉ là về dân chủ hóa mà còn là về việc thiết kế một hệ thống chính trị linh hoạt, minh bạch, và gắn kết với lợi ích thực sự của người dân. “Đổi mới-2” phải mang trong mình bản lĩnh ấy: Không chỉ cải cách bộ máy, mà còn cải cách tư duy và văn hóa lãnh đạo, đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết!
Lời kết: Đổi mới toàn diện hay tụt hậu?
Hệ thống chính trị hiện tại như một cơ thể đang mang trọng bệnh: nếu không có các biện pháp “hóa trị” hay “phẫu thuật” tận gốc, mọi giải pháp vá víu chỉ mang tính tạm thời. Với cả ba yếu tố: thể chế, hạ tầng và nhân lực đều trong tình trạng “báo động đỏ”, như chính những bài viết và tuyên bố gần đây của TBT Tô Lâm đã đề cập, chúng ta cần sự thay đổi thực sự. Bản kiến nghị từ chín tổ chức xã hội dân sự ngày 3/11/2024 cũng đã gửi đi những lời cảnh báo theo hướng ấy [11]. Một thể chế dù ưu việt đến đâu cũng không thể tự làm sạch nếu thiếu sự giám sát thực chất từ nhân dân. Khi ý Đảng và lòng Dân tìm lại được tiếng nói chung, một bộ máy tinh gọn, hiệu quả sẽ không còn là điều xa vời [12]. Nếu TBT Tô Lâm muốn để lại một di sản thực sự, ông cần nhìn xa hơn những giải pháp tạm thời, đặt nền móng cho một Việt Nam dân chủ, hiện đại và thịnh vượng. Đổi mới toàn diện hay tiếp tục tụt hậu? Câu trả lời không chỉ định đoạt di sản của ông mà còn mở ra con đường cho tương lai đất nước.
Tham khảo:
[3] https://www.britannica.com/
[4] https://www.voatiengviet.com/
[5] https://econpapers.repec.org/
[6] https://www.vietnamplus.vn/
[8] https://geoconfluences.ens-
[11] https://baotiengdan.com/2024/
Muốn làm gì cũng được nhưng việc phải làm đầu tiên là tiêu diệt cái đám thân TC, vì TC làm mọi cách để giữ Vn trong quỹ đạo của chúng, những ai muốn “ra riêng” thì phải học cách tự bảo vệ của Ủn công tử Bắc Hàn, Trung Nam Hải cài người dày đặc ở Vn, phải diệt trừ đám này ngay tức khắc nếu muốn an toàn làm việc lớn.
Kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin là cách tốt nhất để đưa VN trở về thời kỳ đồ đá, Mỹ khỏi cần đánh phá chi cho mệt.
Cộng sán VN kêu gào giảm biên giảm chế cách nay hơn nửa thế kỷ rồi. Càng giảm lại càng phình to.
Nông Đúc Mạnh nói đến năm 2020 VN sẽ trở thành …x,y,z.
VN bước vào kỷ nguyên mới với cuộc cách mạng long trời lở đất : biến dễ thành khó, biến có thành không,.
Đúng vậy. Đổi mới thể chế VN mới tạo ra cơ hội để phát triển theo hướng dân chủ, hiện đại và giàu mạnh toàn diện. Đổi mới chính trị là yêu cầu thực tiễn và đáp ứng kỳ vọng của nhân dân . Bộ máy nhà nước và Đảng từ lâu đã quá cồng kềnh, trì trệ , kém hiệu quả , chồng chéo và tốn kém chi phí ( 70% ngân sách cho hệ thống ) . VN nên là nước trung lập, phát triển đất nước ngày càng hiện đại, thực sự dân chủ, đem lại sự giàu mạnh cho đất nước và ấm no hạnh phúc của nhân dân .
A di đà Phật! Vấn đề cốt lõi vẫn là “tự thức tỉnh”, “tự thắp đuốc mà đi” (có tâm Phật). Nếu không, mình tự mang dây trói buộc mình lại, sẽ “lúng túng như gà mắc tóc” rồi “chúng bay vào sẽ không có đường ra”! Thực tiễn của đất nước và thời đại đang đặt ra những vấn đề, “loài người sẽ tìm ra cách giải quyết những vấn đề đó, vấn đề chỉ là thới gian!” – Karl Marx đã từng viết như vậy! “Đổi mới 2.0” chính là thời cơ đã đến, rất cấp thiết. Nếu không biết “chớp lấy thời cơ” thì “vận hội đất nước sẽ vuột khỏi tầm tay” và sẽ “đắc tội với nhân dân và lịch sử”! A di đà Phật! Thiền sư Thích Nhất Đảng
A di đà Phật! Vấn đề cốt lõi vẫn là “tự thức tỉnh”, “tự thắp đuốc mà đi” (có tâm Phật). Nếu không, mình tự mang dây trói buộc mình lại, sẽ “lúng túng như gà mắc tóc” rồi “chúng bay vào sẽ không có đường ra”! Thực tiễn của đất nước và thời đại đang đặt ra những vấn đề, “loài người sẽ tìm ra cách giải quyết những vấn đề đó, vấn đề chỉ là thới gian!” – Karl Marx đã từng viết như vậy! “Đổi mới 2.0” chính là thời gian đã đến, rất cấp thiết. Nếu không biết “chớp lấy thời cơ” thì “vận hội đất nước sẽ vuột khỏi tầm tay” và sẽ “đắc tội với nhân dân và lịch sử”! A di đà Phật! Thiền sư Thích Nhất Đảng
Hề… hề…., thưa Tổng bí thư, nếu ông muốn CÁCH MẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ thực sự thì mong ông hãy học AQ của Tầu Khựa khi xưa: CẰT MẠNG HẾT CHÚNG MÀY ĐI!!!