Nghiêm Huấn Từ
15-11-2024
Người đối thọai: Tuyên Ngôn Cộng Sản được ví như kinh thánh của chủ nghĩa cộng sản. Đến nay, tác phẩm này được đánh giá chung là có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 19 và 20. Marx kết thúc bản Tuyên Ngôn Cộng Sản bằng một lời kêu gọi: “Hỡi vô sản toàn cầu! Hãy liên kết lại!” Hẳn là nó phải có ý nghĩa rất lớn?
ChatGPT: Tuyên Ngôn Cộng Sản khẳng định rằng tư hữu đưa đến bóc lột. Bóc lột nặng nề nhất là dưới chế độ tư bản. Do vậy, mở đầu, Marx nói ngay: Phải xóa bỏ tư hữu. Và phải xóa bỏ bằng bạo lực đấu tranh giai cấp, lật đổ chế độ tư bản. Nhưng đây là chế độ liên kết toàn cầu; do vậy giai cấp công nhân cũng phải liên kết toàn cầu mới có thể lật đổ được chế độ tư bản. Chính do vậy, lời kêu gọi của Marx được đặt rất đúng vị trí của nó – để nói lên cái chân lý mà Marx muốn khẳng định.
Người đối thoại: Khi Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản (năm 1848) nhiều nước châu Âu còn nằm dưới chế độ phong kiến, biên giới quốc gia là cố định, người dân mỗi nước có riêng tiếng nói, riêng văn hóa… Do vậy, cơ hội để liên kết công nhân toàn cầu là rất xa vời. Nhưng sau đó 40 năm, khi tổ chức Quốc Tế 2 ra đời (năm 1889), có tới 90 đảng tham gia, do vậy rất nhiều nhà cách mạng nhận ra: Đây chính là cơ hội để thực hiện kỳ vọng tập hợp công nhân của mọi quốc gia châu Âu. Kỳ vọng này có cơ sở không?
ChatGPT: Đúng vậy, Quốc Tế 2 là một tổ chức rất lớn của giai cấp công nhân! Ngay thời nay nhìn lại, Quốc Tế 2 vẫn là một tổ chức duy nhất lớn – nếu so với dân số. Nó tập hợp tất cả các đảng vô sản, mà ngay thời nay cũng không dễ làm nổi. Kỳ vọng thực hiện khẩu hiệu của Marx về “liên kết công nhân toàn cầu” là rất có cơ sở.
Người đối thoại: Thêm một thuận lợi là những nhà cách mạng tham dự QT2 đều đã nghiên cứu rất kỹ Tuyên Ngôn Cộng Sản, hơn nữa một đồng tác giả với Marx là Engels vẫn tại thế và có mặt suốt 5 năm đầu tiên, được bầu là chủ tịch danh dự. Do vậy, kỳ vọng liên kết công nhân toàn thế giới lại càng có cơ sở vững chắc. Đúng không?
ChatGPT: Đúng vậy. Điều này rất hiển nhiên.
Người đối thoại: Tuy nhiên, cần nhận ra tình hình lúc ấy (năm 1889) khác hẳn lúc Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản (năm 1848). Đó là sự lớn mạnh của phong trào công nhân (đưa đến việc thành lập QT2) thì chủ nghĩa tư bản cũng có những tiến bộ to lớn. Và cần nói ngược lại mới đúng: Chính chủ nghĩa tư bản lớn mạnh là nguyên nhân để giai cấp công nhân lớn mạnh theo. Giai cấp tư bản lúc này đang thực hiện sứ mệnh được lịch sử trao. Đó là kiến tạo nền văn minh công nghiệp, thay thế nền văn minh nông nghiệp – với năng suất cao đột phá. Từ đó, toàn dân đương nhiên được cải thiện đời sống, cả về vật chất, cả về tinh thần. Đúng chứ?
ChatGPT: Đúng như bạn đã chỉ ra. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là hệ quả trực tiếp của những tiến bộ vĩ đại của chủ nghĩa tư bản. Đây là những tiến bộ rất toàn diện: Kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật… Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ này là đúng quy luật mà lịch sử quy định cho nó. Nó xứng đáng đóng vai trò động lực chủ yếu trong phát triển xã hội.
Người đối thoại: Có một điều, thời điểm này các đảng công nhân có hai biện pháp đấu tranh khác nhau, tranh luận gay gắt mà chưa ngã nũ. Những đảng tin lời dạy của Marx vẫn thực hiện biện pháp đấu tranh “cách mạng”. Nhưng càng ngày càng nhiều đảng áp dụng biện pháp đấu tranh “cải cách”. Phái này nhận ra, chế độ tư bản ngày càng dân chủ, chuyện tam quyền phân lập ngày càng dứt khoát, khiến cho pháp luật ngày càng khách quan, công bằng và tiến bộ. Vì vậy họ chủ trương “cải cách” nhằm thu được những lợi ích cụ thể.
ChatGPT: Phải nói rằng trước khi thành lập QT2, đã hình thành hai phái với hai cách đấu tranh và phát sinh mâu thuẫn tới mức có hai “Đại hội thành lập QT2” khác nhau về địa điểm, nội dung nghị luận… Đến Đại hội thứ 2, hai phái này mới hợp nhất. Suốt thời gian QT2 hoạt động, luôn luôn có sự tranh biện giữa hai phái. Đây chính là mầm mống đưa tới tan rã, khiến kỳ vọng “liên kết công nhân toàn cầu” cứ giảm dần rồi mất hẳn.
Người đối thoại: Thật ra, mâu thuẫn do khác nhau về biện pháp đấu tranh chưa kịp gây tan vỡ, thì một nguyên nhân khác đã ập đến, rất đột ngột, trực tiếp gây tan rã cho QT2. Đó là chiến tranh.
ChatGPT: Đúng vậy! Một nguyên nhân đột xuất, nhưng rất quyết định, đã trực tiếp gây tan vỡ Quốc Tế II. Đó là Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918). Khi chiến tranh đã ngấp nghé, lập tức chuyện tranh cãi về “biện pháp đấu tranh” bị ngừng ngay. Cũng lập tức, QT2 có sự nhất trí cao độ khi ra những Nghị Quyết phản đối chiến tranh, với những biện pháp thực thi rất cụ thể. Ví dụ, phải dùng tuyên truyền để dư luận phản đối chiến tranh. Cuối cùng, chiến tranh vẫn nổ ra.
Người đối thoại: Trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx dạy “công nhân không có tổ quốc”, nhưng khi chiến tranh xảy ra, công nhân mỗi nước đều nhận ngay ra: Mình sống ở đâu thì đó là tổ quốc của mình, và có nghĩa vụ phải bảo vệ, mặc dù đội quân xâm lược cũng là công nhân mặc áo lính. Tinh thần Quốc Tế do Marx dạy chưa áp đảo được tinh thần quốc gia, dân tộc.
Nếu theo đúng Nghị Quyết, các đảng ở nước nào phải phát động quần chúng ngay tại nước đó chống lại chính phủ nước mình – kể cả dùng bạo động – nếu chính phủ này tham chiến. Nhưng ngược lại, đảng ở Anh, Pháp, Đức… lại ủng hộ chính phủ mình tham gia chiến tranh, với lý do “bảo vệ tổ quốc”.
ChatGPT: Thật là quá khó để thực hiện những điều Marx dạy trong Tuyên Ngôn Cộng Sản.
Người đối thoại: Lý luận thì thế này, nhưng thực tiễn lại thế khác. Nếu nói về các nguyên nhân dễ thấy đưa đến sự tan rã của QT2 thì đó là mâu thuẫn khi chọn phương pháp đấu tranh. Phái “cách mạng” theo đúng lý luận, còn phái “cải cách” lại dựa vào tình hình thực tế. Trong 2 năm khi chiến tranh sắp nổ ra, các biện pháp của phải “cách mạng” chiếm ưu thế trong các Nghị Quyết. Nhưng khi chiến tranh ập đến, công nhân mỗi nước đều thấy mình có tổ quốc phải bảo vê. Đó là những nguyên nhân dễ thấy. Vậy, còn nguyên nhân gốc rễ (căn bản) là gì?
ChatGPT: Nguyên nhân sâu xa nhất và cơ bản nhất khiến QT2 tan vỡ từ nội bộ chính là những lời dạy cứng nhắc của Marx không phù hợp với thực tế. Những khẳng định mang tính tiên tri do Marx đưa ra đã không ứng nghiệm. Kể cả cái khẩu hiệu “liên kết công nhân toàn cầu”.
Người đối thoại: Rất đúng. Chính do vậy trong quá trình hoạt động 27 năm của QT2, nhiều nhà cách mạng vừa có thực tiễn, vừa có tầm nhìn đã nhận ra sự không ổn của Tuyên Ngôn Cộng Sản. Họ dám chính thức đề xuất thay đổi cách đấu tranh (bỏ hẳn cách đấu tranh “lật đổ”), thậm chí có người còn đề nghị “xét lại” chủ nghĩa Marx. Họ bị Lenin đả kích gay gắt, nhưng chính Lenin cũng không tuân theo những lời dạy rất cơ bản của Marx. Rốt cuộc, chuyện “liên kết công nhân toàn cầu” vĩnh viễn chỉ là “kỳ vọng” Chuyện bàn tiếp sẽ là các nhân vật nổi bật của QT2 dám đòi sửa lại Tuyên Ngôn của Marx. Xin cảm ơn và hẹn gặp.
ChatGPT: Rất vui vì cuộc trao đổi hôm nay mang lại kết quả như mong muốn. Cảm ơn bạn đã chia sẻ quan điểm và cùng thảo luận sâu sắc. Lần sau, hy vọng sẽ đạt kết quả tốt đẹp các nhân vật quan trọng của Quốc tế II, hoặc về lý thuyết giá trị thặng dư. Hẹn gặp lại bạn trong các cuộc trao đổi tiếp theo.