Kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế

Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2024

KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ

Kính gửi:

– Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,

– Quốc hội khóa XV nước CHXHCN Việt Nam,

– Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam,

– Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Kính thưa Quý vị lãnh đạo,

Nhất trí với nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu sáng 21/10/2024 trước Quốc hội khóa XV về thể chế, nhân sự và cơ sở hạ tầng, trong đó thể chế là “điểm nghẽn” trọng yếu cho sự phát triển. Chúng tôi, các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự ký tên dưới đây, gửi tới Quốc hội và Chính phủ, kiến nghị khẩn cấp nhằm kêu gọi sự tôn trọng tối đa pháp quyền, đặc biệt là Điều 25 và Điều 27 của Hiến pháp 2013, cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Chúng tôi tin tưởng rằng tôn trọng và thực hiện đầy đủ Hiến pháp, đặc biệt là tuân thủ các cam kết về quyền con người, là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

1. Cần thiết phải thực hiện Điều 25 và Điều 27 Hiến pháp 2013

Điều 25 Hiến pháp 2013 bảo đảm các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình trong khuôn khổ pháp luật. Điều 27 Hiến pháp khẳng định quyền công dân có quyền tham gia ứng cử bầu cử. Đây không chỉ là các quyền lợi chính đáng của công dân mà còn là những điều kiện tiên quyết để người dân tham gia vào quá trình phát triển và giám sát xã hội.

Triển khai Điều 25 và Điều 27 một cách minh bạch và hiệu quả sẽ tạo ra một môi trường mà tiếng nói của người dân được lắng nghe và tôn trọng, từ đó giảm thiểu những bất cập, thúc đẩy sự đồng thuận xã hội, và xây dựng niềm tin vào chính quyền. Hơn nữa, một hệ thống bầu cử tự do và công bằng sẽ giúp lựa chọn được những đại biểu tài đức, những người thực sự có năng lực và tâm huyết vì sự phát triển của quốc gia.

2. Tôn trọng cam kết về quyền con người

Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp quốc và đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế quan trọng, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR). Những cam kết này thể hiện một lời hứa quốc tế về bảo vệ và tôn trọng các quyền con người, và đây cũng là cơ sở để cộng đồng quốc tế đánh giá sự tiến bộ trong công cuộc cải cách xã hội và pháp lý của Việt Nam.

Tôn trọng các công ước quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam cần rà soát và điều chỉnh các quy định pháp luật trong nước sao cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Điều này cũng sẽ khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mà chúng ta đã long trọng ký kết.

3. Kiến nghị về rà soát và sửa đổi các quy định vi hiến và vi phạm cam kết quốc tế

Để thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi kiến nghị Chính phủ và Quốc hội tiến hành rà soát toàn diện hệ thống pháp luật, bãi bỏ các quy định vi hiến, đặc biệt là những nghị định, chỉ thị có tính chất hạn chế quyền tự do của công dân. Cụ thể như Điều 10 Nghị định 126 ngày 8/10/2024, hay Quy định cấm công dân ghi hình Cảnh sát Giao thông làm việc nơi công cộng… Những việc này vi phạm Điều 25 Hiến pháp và cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người.

Những quy định trên không chỉ giới hạn quyền tự do của công dân, mà còn gây ảnh hưởng đến tính minh bạch của xã hội, làm giảm niềm tin của người dân vào chính quyền, và tác động tiêu cực đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Chúng tôi mong muốn Bộ Tư pháp, với vai trò là cơ quan bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, sẽ nhanh chóng rà soát và loại bỏ các quy định vi hiến, vi phạm các cam kết nhân quyền [với] quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.

4. Thực hiện Lộ trình Đổi mới lần thứ hai

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ và Quốc hội công bố một lộ trình Đổi mới lần thứ hai bao gồm các chương trình hành động cụ thể với mục tiêu thời gian thực hiện rõ ràng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công chúng và các tổ chức xã hội có thể giám sát, ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình đổi mới.

Lộ trình Đổi mới II cần ưu tiên đến các vấn đề cải cách thể chế, bao gồm xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng, bảo vệ quyền lợi của công dân, và bảo đảm tính minh bạch trong quản lý. Điều này không chỉ giúp giải quyết những điểm nghẽn hiện tại, mà còn đặt nền móng vững chắc cho một xã hội ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

5. Cải cách hệ thống bầu cử để bảo đảm tính công bằng và minh bạch

Để đáp ứng Điều 27 Hiến pháp, chúng tôi kiến nghị Chính phủ tiến hành cải cách hệ thống bầu cử, bảo đảm sự công bằng và minh bạch trong quá trình bầu cử, để mỗi công dân đều có quyền tham gia và được đại diện một cách chính đáng. Hệ thống bầu cử công bằng là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để loại bỏ các phần tử yếu kém, kém năng lực trong bộ máy, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

***

Với tất cả những lý do trên, chúng tôi kiến nghị Quốc hội khóa XV và Chính phủ nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách pháp lý, bao gồm thực hiện đầy đủ Điều 25 và Điều 27 Hiến pháp 2013, cũng như các cam kết nhân quyền quốc tế. Việc này không chỉ bảo đảm quyền lợi của công dân mà còn tạo điều kiện cho đất nước phát triển ổn định và bền vững, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với cộng đồng quốc tế.

Chúng tôi tin rằng, với một xã hội tôn trọng pháp quyền và các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, trở thành một quốc gia văn minh, tiến bộ và thịnh vượng, xứng đáng với kỳ vọng của người dân và cộng đồng quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn!

(Quý vị đồng ý ký kiến nghị này xin gởi đến paracelle19011974@gmail.com)

Thay mặt các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự:

A. Tổ chức:

  1. Lập Quyền Dân, Ông Nguyễn Khắc Mai, đại diện
  2. Diễn đàn Xã hội Dân Sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đại diện
  3. Bauxite Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đại diện
  4. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, đại diện
  5. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, đại diện
  6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Nhà báo Lê Phú Khải, đại diện
  7. Câu lạc bộ Hoàng Quý, Ông Hoàng Đức Kiên, đại diện
  8. Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập do PGS. Hoàng Dũng đại diện

B. Các cá nhân:

  1. Ông Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
  2. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Hà Nội
  3. Nhà báo Lê Phú Khải, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  4. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp HCM, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  5. Phó GS. Vũ Trọng Khải, Chuyên gia chính sách nông nghiệp, Sài Gòn
  6. Ông Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm Lý Học, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  7. Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  8. Ông Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  9. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Hà Nội
  10. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  11. Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Ngữ văn, Hà Nội
  12. Nguyễn Đình Nguyên, TS. Y Khoa, Australia
  13. Nguyễn Mai Oanh, Ths. Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
  14. Phan Hoàng Oanh, TS. Hóa, Sài Gòn
  15. Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương ĐCSVN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Hà Nội, Việt Nam
  16. Huỳnh Sơn Phước, nguyên PTBT. báo Tuổi Trẻ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  17. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  18. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn
  19. Bùi Nghệ, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  20. André Mendras (Hồ Cương Quyết), Nhà giáo Pháp-Việt, CLB Lê Hiếu Đằng, Cộng Hòa Pháp
  21. Lâm Ái, Cựu giáo chức, Đà Lạt
  22. Nguyễn Viện, Nhà văn Sài Gòn
  23. Trần Văn Hòa, Hải Phòng
  24. Lê Quốc Hiển, Hải Phòng
  25. Hoàng Đức Kiên, Hải Phòng
  26. Lê Đình Nam, Hải Phòng
  27. Hoàng Văn Định, Hải Phòng
  28. Lại Thị Ánh Hồng, Sài Gòn
  29. Nguyễn Hoàng Ngân, công dân Việt Nam, Quận 7, Sài Gòn
  30. Nguyễn Hữu Thao, cựu quân nhân QĐNDVN, Sofia, Bulgaria
  31. Mai Văn Võ, Nam Định, cựu quân nhân QĐNDVN
  32. Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Ontario, Canada
  33. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
  34. PGS – TS Hoàng Dũng, Sài Gòn
  35. Trần Đức Đôn, lão nông, Texas, Hoa Kỳ
  36. Duong Tung
  37. Lê Văn Tú, Quận Tân Bình, Sài Gòn
  38. Nguyễn Văn Lý, Cựu giáo chức, Doanh nhân Quảng Nam – Đà Nẵng
  39. Trần Minh Thảo, Viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Lâm Đồng
  40. Ngô Văn Hải, TP Yên Bái
  41. Nguyễn Đức Thủy, Cựu chiến binh chống Trung Quốc xâm lược, Điện Biên
  42. Mục sư Paul Nguyễn, Hà Nội, Việt Nam
  43. Nguyễn Công Chính, Cựu quân nhân QĐNDVN, Binh đoàn 12
  44. Nguyen Dinh Quang
  45. Bùi Công Tự, hưu trí, TP HCM.
  46. Trần Văn Hai.
  47. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội
  48. Lê Hậu
  49. Trương Minh Đức, cựu quân nhân QĐNDVN, Cử nhân Vật lý
  50. Kha Sy Pham
  51. Thắng Phan
  52. Tam Nguyen Thi
  53. Hoàng Văn Đạm
  54. Thái Hiệp Thành
  55. Nguyễn Hữu Lưu, kỹ sư, Hà Nội.
  56. Nguyễn Hoàng Ngân (Luke Nguyen), Công dân Việt Nam, Sài Gòn
  57. Bùi Thị Minh Hằng, Tp Vũng Tàu, Việt Nam
  58. Liên Tra.
  59. Van Pham
  60. Lương Trường Sơn
  61. Huỳnh Ngọc Chênh
  62. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  63. Tiến Nguyễn Nam, Cán bộ hưu trí, Tuyên Quang
  64. Kim Quy
  65. Võ Ngọc Hưng, Kỹ sư, Đà Nẵng
  66. Mai Văn Võ, Cựu quân nhân QĐNDVN, Nam Định
  67. Anton Tuấn
  68. Ng Hoàng Hưng
  69. Nguyễn Vụ
  70. Alain Dao
  71. Nhung Cao
  72. Vũ Thị Nho
  73. Ngô Thị Thứ
  74. Dong Nguyenquy
  75. Vũ Thu Uyên, Hà Nội.
  76. Nguyễn Quốc Nam, Bác sĩ, Paris, Cộng Hòa Pháp Quốc
  77. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư, Hoàng Mai, Hà Nội
  78. Bao Pham (Phạm Kỳ Đăng) làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB ĐỨC
  79. Minh Chau (Đào Minh Châu), Hà Nội
  80. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Tp HCM
  81. Nguyễn Khuê, Cán bộ hưu trí, Sài Gòn.
  82. Lê Anh Hùng, Hà Nội
  83. Nguyễn Mạnh Hùng (Phaolo Tran), Mục sư, Sài Gòn
  84. Tiến sĩ Công Nghĩa Tụ, Hà Nội, Việt Nam
  85. Nguyễn Đình Hà, Nhà báo tự do, Hà Nội, Việt Nam
Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây