Lê Minh Nguyên
21-9-2024
Cộng sản Việt Nam bắt những người dân có trí tuệ của mình làm tù nhân và dùng tù nhân đó để làm mồi câu tư bản.
Một ngày trước khi lên đường đi Mỹ, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm thả nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức sớm 8 tháng (20/9), coi nó là một món quà tặng cho Mỹ để đổi chác lấy những đòi hỏi Mỹ giúp Việt Nam về kinh tế và công nghệ.
Trong một sinh hoạt gọn nhỏ vào thập niên 1990s ở Washington D.C. mà người viết có tham dự, bà cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher nói rằng, một quốc gia thịnh vượng không phải là một quốc gia có đất rộng, dân đông, tài nguyên phong phú, nhưng là một quốc gia mà mỗi một người dân đều có năng lực.
Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, nếu đem nguyên khí đó đi giam cầm rồi dùng làm con tin đổi chác với quốc gia khác để lấy những món lợi nhất thời thì quốc gia đó không thể nào hùng mạnh được.
Mỹ với sức mạnh mềm vô song, với khả năng ‘hấp tinh đại pháp’ thu hút tinh hoa của thế giới đem về phục vụ nước mình, họ đang hấp thụ những tinh hoa Việt Nam vào đất nước của họ, từ sinh viên du học, nhân tài công nghệ cao, những người có tài sản lớn, những người có năng lực xây dựng đất nước v.v…
Trung Quốc chỉ có thể hiếp đáp Việt Nam được khi Việt Nam còn là một nước nghèo, nhưng nếu Việt Nam hùng mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn thì họ chỉ muốn buôn bán làm ăn chứ không thể đe dọa chủ quyền.
Hậu quả của việc đem tinh hoa đất nước làm mồi câu tư bản sẽ là gì?
Đầu tiên, nó là một sự chảy máu chất xám. Thứ hai, nó làm cho Việt Nam có khuynh hướng xin – cho và đổi chác bất chánh. Thứ ba, nó làm cho Việt Nam càng ngày càng yếu đi và lệ thuộc nhiều hơn vào nước láng giềng Trung Quốc. Và thứ tư là, nó làm cho việc Trung Quốc đồng hóa Việt Nam dễ dàng hơn.
Nguyên khí của dân tộc từ từ chảy về quốc gia hùng mạnh và làm cạn kiệt sức sống của dân tộc Việt Nam.
Các chế độ độc tài thường muốn ngu dân để dễ cai trị. Nhưng khi làm như vậy thì đất nước sẽ biến thành một trôn ốc xoáy, cuối cùng chế độ bị tiêu diệt và một đất nước lầm than.
Điển hình của cái vòng luẩn quẩn này là Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nếu Liên Xô để cho người dân có năng lực thì người dân đòi hỏi tự do, bởi vì tự do mới có sáng tạo và có sáng tạo thì năng lực mới được phát huy, cho ra được những cái hay và mới. Những cái mới đó giúp quốc gia tiến lên.
Nhưng nếu không cho người dân có năng lực thì không thể nào chạy đua với Mỹ trên nhiều phương diện, nhất là kinh tế, công nghệ cao v.v…
Cho nên cuối cùng dù Mỹ có thua trận đánh nóng – tức chiến tranh Việt Nam, thì đã thắng cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Nếu ông Tô Lâm chỉ tiếp nối ông Nguyễn Phú Trọng thì ông chỉ là một cái bóng mờ trong lịch sử các đời tổng bí thư của đảng CSVN và khi nó sụp đổ thì nguời dân Việt Nam không còn nhớ tới ông là ai.
Ông chỉ có thể làm nên lịch sử khi ông tạo được một sự hòa giải thật sự với dân tộc Việt Nam và một sự tự chủ tối thiểu với Trung Quốc.
Việc đầu tiên mà ông nên làm là thả các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, có những chính sách từ cấp cao nhất – chứ không phải tuyên truyền về đại đoàn kết – về hòa giải dân tộc.
Làm sao để biết mình bị đồng hóa? Thật ra, nó rất giản dị để nhận ra. Khi hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế xã hội, cũng như hệ thống văn hóa giáo dục của mình giống y với nước lớn hơn ở cạnh mình thì đó là những dấu hiệu của đồng hóa vì nó được vận hành không khác gì một tỉnh của nước lớn hơn.
May mắn cho Việt Nam là có sự đa dạng về văn hóa, cho nên tuy bị nhiễm màu Hán hóa nhưng cũng còn có cơ hội để giữ sự độc lập tự chủ, nếu lãnh đạo đừng ngu dân, đừng để chảy máu chất xám, đừng đem dân mình ra đổi chác với ngoại bang mà hãy trân quý nhân tài, nguyên khí của quốc gia.
“Cộng sản Việt Nam bắt những người dân có trí tuệ của mình làm tù nhân và dùng tù nhân đó để làm mồi câu tư bản.”
Có thể đồng ý về chuyện “con mồi”, còn chuyện “câu” thì cần đặt câu hỏi. Ai câu, chỉ mỗi “cộng sản” Chiều Nay câu, hay cả “tư bản” Cờ Hoa … cũng câu.
Chính chị chính em thời ni nó vậy.
Bài viết hay và chí tình như thế mà lũ bò đỏ đòi phản biện, loại này hệt […] J-L Mélenchon bên Pháp, chỉ quen thói chọt gậy bánh xe, loài bò đỏ này thấy ai hơn mình là tìm cách núp lùm cắn trộm. Móa nó, khốn nạn và hèn hạ
Độc giả báo Tiếng Dân không nên xem thường những người “bị” xem là bò đỏ . Giữa họ & độc giả BTD, theo logic của Thái Hạo, sự khác nhau chỉ là tiểu tiết . Và những người văn hay chữ tốt trong số họ trở thành những nhân sĩ trí thức mà độc giả BTD, nhất là những người xử dụng trăm nicks, trở thành đại diện của các bạn, rất kính trọng . Không tin, trích 1 trong những nhân sĩ trí thức của trí thức Việt Nam, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang
“Chịu ảnh hưởng tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái và được dạy dỗ tinh thần thượng tôn dân tộc, 11 tuổi đã được học Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nên khi 12 – 13 tuổi, Tân đã muốn phải làm gì để ngăn chặn người Mỹ đem máy bay ném bom miền Bắc và tàn phá làng mạc Miền Nam … Báo chí Sài Gòn ít đưa hình ảnh tốt về người chiến binh “Việt Cộng”, nhưng học sinh trường này lại thường xuyên được xem các báo Le Monde, báo Time, báo Life, báo ảnh nước ngoài và bắt gặp những hình ảnh các anh chị du kích Miền Nam với mũ “tai bèo” và chiếc khăn rằn duyên dáng; anh lính phòng không Miền Bắc với pháo cáo xạ, tên lửa cùng những cành lá ngụy trang rung rinh trên đầu… càng ngắm nhìn càng hấp dẫn, sống động tuyệt vời …
Thế là hai chị em Tân chủ động đi tìm Việt Cộng xin được “bắn máy bay Mỹ”
Trích verbatim, không sửa 1 chữ luôn
Hay hơn & thuyết phục hơn bất cứ bài nào của bất cứ ai được/bị gọi là “bò đỏ”
Cho tớ được phép phản biện bài này
– Việt Nam không có vấn đề về trí thức . Ở bất cứ nước nào cũng có những loại người được đãi ngộ, ngược lại, có những người hoàn toàn không được hưởng 1 chút nào hết, thậm chí bị đày đọa, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ . Ở Việt Nam, những người như Nguyên Ngọc được đãi ngộ rất xứng đáng, và cũng chí vì vậy mà những Toán xồm phải được đưa vào trại tạm giữ . Ở Mỹ nhẹ hơn, da trắng được ưu đãi hơn da màu, & cuộc sống đời thường sẽ nhấn chìm mọi ước mơ . Đúng, cố gắng có thể thành công, nhưng luôn luôn, da trắng dễ hơn da màu .
– Với Việt Nam thì giới trí thức được mọi người kính trọng đều do chủ nghĩa Mác tạo thành, trực tiếp hoặc gián tiếp . Trực tiếp thì như Kim Văn Chính, gián tiếp thì như Gs Nguyễn Đình Cống, bạn ông đã chỉ ra nếu không phải con địa chủ, không chống chế độ thì chỉ cần tiên thiên & 1 chút cố gắng . Trần Huỳnh Duy Thức đáng lẽ nên làm theo, không chống chế độ & lý lịch (thời này) tạm được thì cố gắng chắc chắn trở thành 1 người có ích cho xã hội . Nhưng anh phải đi ngược lại con đường trí thức Việt Nam đã đi thì đừng nên trách Trời gần, Trời xa .
– Cũng có nghĩa giới tinh hoa của Việt Nam hoàn toàn không suy xuyển & dư sức để Việt Nam tồn tại . Bao nhiêu người, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu, giai nhân Hoàng Thị Nhật Lệ, nhà văn Nguyên Ngọc, chiến sĩ Trần Nhật Quang … và biết bao nhiêu người như họ đã & đang đóng góp cho chế độ cũng là cho đất nước . Họ tự hào đã không bỏ nước ra đi, như tớ, và tự hào về những đóng góp cho Đảng cũng là đất nước, như học giả Đinh Kim Phúc, và vì vậy, xứng đáng được tăng lương hưu . Thế thì Việt Nam chả cần phải lo lắng gì cả
Chỉ mong thế này, rõ ràng “làm khác Trung Quốc” đã đưa tới không ít chuyện, … có nên nói là “đắng lòng” không ? Vậy tại sao Việt Nam không làm ngược lại, theo ô Đặng Đình Mạnh, là Đổi Đúng thay vì Mới ? Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu cũng chỉ ra Việt Nam không cần phải tạo ra những lý thuyết mới, cứ nền tảng tư tưởng dạng nguyên bản mà theo . Thay vì “bổ xung, phát triển & hoàn thiện” tới độ chính những chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng cũng phải khóc thét lên .
Việt Nam không có nạn chảy máu chất xám . Toàn bộ những gì mà ngay cả trí thức hải ngoại cũng xem là “chất xám” aka “trí thức Việt Nam”, họ vẫn còn nguyên trong nước . Những thứ chảy đi không được xem là chất xám, thậm chí được/bị -không phải chỉ Đảng- coi là cặn bã, cần ngăn ngừa, cấm cản & loại trừ .
Và Việt Nam không nên lo lắng lắm, vì Tiến Sĩ ngoài này, Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến là ví dụ sinh động, trích trí thức Việt Nam trong nước mệt nghỉ luôn . Có nghĩa bằng Tiến Sĩ trong nước hay ở các nước XHCN đang có giá hơn bằng Tiến Sĩ ngay tại nước Mỹ .
Nói chung, Việt Nam chả có gì đáng lo, ít nhất là trong chuyện chảy máu chất xám