Hoàng đế Lê Đại Hành và Thiền sư Đỗ Pháp Thuận luận về phép Trị quốc – Bình thiên hạ (Kỳ 1)

Nguyễn Tiến Dân

15-9-2024

1- Trong bảng vàng vinh danh những anh hùng dân tộc của đất Việt, các triều đại sau, họ đều dành một vị trí trang trọng cho Hoàng đế Lê Đại Hành.

2- Người xưa nói: “Thời thế, tạo anh hùng”. Thời của Đại Hành, là thời mà đất nước bị xâu xé đến tan nát bởi các lãnh chúa phong kiến. Chỉ vì quyền và lợi, chúng gây ra những cuộc đấu đá triền miên – khốc liệt, khiến nước mạt – dân bần. Trước thảm cảnh ấy, Ngài theo Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp “loạn 12 sứ quân”, để thu giang sơn về một mối. Do có nhiều công lao, nên khi Khải hoàn, vua Đinh Tiên Hoàng đã ban chức Thập đạo tướng quân cho Ngài.

Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát. Đinh Toàn nối ngôi, khi mới vừa 6 tuổi. Lợi dụng hoàn cảnh đó, giặc Tống, lăm le ngoài bờ cõi – bọn phản loạn, ngóc cổ chờ bên trong. Trước cảnh “nước sôi – lửa bỏng”, Ngài không câu nệ, “nhân thời thế – thụ long bào” ngồi ngôi Thiên tử. Trước, “phá Tống – bình Chiêm”. Sau, “dẹp yên phản loạn”. Danh tiếng, lẫy lừng – Võ công, hiển hách.

Không chỉ thiện chiến, Đại Hành trị quốc cũng rất cừ. Để khuyến nông, Hoàng đế sai đào sông – vét kênh, nhằm “dẫn thủy – nhập điền”. Khi ruộng đất được điều hòa tưới tiêu, đồng nghĩa với mùa màng bội thu. Không những thế, hàng năm, Ngài cùng bách tính, mở hội Tịch điền dưới chân núi Đọi. Nhớ câu 非智不興 – Phi trí bất hưng, Hoàng để sai kén dụng hiền tài, mở mang trường học. Thật xứng tầm của một bậc Đế vương, có tài nhìn xa – trông rộng

3- Người trong thiên hạ, bất kể giàu sang – phú quý, muốn bền vững, ai cũng phải khắc cốt – ghi tâm lời dặn của tiền nhân: 居安思危 – cư an, tư nguy. Khi yên ổn trên ngai vàng, đừng nghĩ rằng, chuỗi ngày ấy sẽ kéo dài mãi mãi. Ngược lại, phải nghĩ đến những điều tồi tệ nhất, nó có thể xảy ra ngay trong ngày mai – ngày mà thù trong và giặc ngoài, chúng sẽ liên kết với nhau, để móc mình ra từ trong ống cống và sẽ lôi mình đến giá treo cổ.

Đại Hành cũng vậy. Trên cương vị là người điều hành trực tiếp nhiều cuộc chiến tranh và tận mắt chứng kiến hậu quả của chúng với dân – với nước, Ngài không muốn có thêm bất cứ một cuộc chiến tranh nào nữa. Khổ nỗi, “cây muốn lặng – gió chẳng đừng”. Vì thế, chiến tranh, vẫn luôn là nỗi lo thường trực.

4- Thông thường, đối diện với nguy cơ xảy ra chiến tranh, người ta có ba cách để lựa chọn:

– Hạ đẳng, là luồn trôn – chui háng quân thù và đem hết thịt trong nhà để cống nộp cho lũ hổ đói. Chỉ cầu xin, sự bình yên sẽ đến với mình và với bè lũ của mình. Đồng thời, “tử tế” nhường phần bị ăn đòn ấy, cho đời con – đời cháu. Bên cạnh đó, để che đi cái bản chất đê hèn của mình, chúng nại ra hình tượng cây tre can trường trước bão và đem so nó với sự “khôn ngoan” của mình. Khôn hay ngu? Xin mượn lời của cố Thủ tướng Churchill bên Anh quốc: “Một chính quyền mà né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì chính quyền ấy sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ, cả chiến tranh và sự nhục nhã!”.

Ảnh minh họa. Nguồn: NKYN

– Trung sách, như trường hợp Ukraine đối đầu với lũ côn đồ Nga Xô hung hãn và đã mất hết tính người. Mọi mưu kế và mọi nỗ lực ngoại giao đều đã triển khai và đều thất bại. Trong trường hợp này, vì phẩm giá của mình, họ phải hưng sư động chúng  兴师动众 – Nghĩa là tập hợp binh sĩ, huy động dân chúng, vũ trang cho họ và gương mẫu đem cái thân vàng ngọc của mình ra để giữ nước. Tuy vậy, dẫu có bách chiến – bách thắng mà bình được thiên hạ, thì cũng chẳng nên vênh váo để làm gì. Bởi “Trạng chết – Chúa cũng băng hà”. Khi địch tan, ấy cũng là lúc mà ta sắp tử: “Đất nước, tan hoang – người hao, của hụt”.

– Do đó, cái thượng sách để trị quốc, bình thiên hạ 治國 – 平天下, mà Đại Hành và bao vị Chúa nhân từ luôn khát khao muốn hướng tới: Đối ngoại, bất chiến nhi khuất nhân chi binh, 不战而屈人之兵. Không đánh mà khuất phục được quân của người – Đối nội, khiến dân chúng chỉ tu chí làm ăn và không ai muốn tạo phản. Nghĩa là, không mang giáo gươm: Nhẹ, thì đi làm “giặc cỏ” – nặng, thì nổi can qua, để lật đổ nhà cầm quyền.

5- Có lần, Hoàng đế đem nỗi khắc khoải đó ra chia sẻ với thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Lúc bấy giờ, bậc chân tu cũng nghiền ngẫm đã ngấu về vấn đề này. Bởi thế, Pháp Thuận đưa ra đối sách, tất cả, gói gọn trong hai chục chữ. Chữ nào, cũng đáng đem vàng ròng ra đúc và treo nó ngay ngắn, trước Ngọ môn: Quốc tộ 國祚.

國祚如藤絡,Quốc tộ như đằng lạc,

南天裏太平。Nam thiên lý thái bình.

無為居殿閣,Vô vi cư điện các,

處處息刀兵。Xứ xứ tức đao binh.

6- Người xưa, “văn, tinh – nghĩa, thâm”. Vì thế, bài thơ “Quốc tộ”, ai đọc cũng giống ai. Có điều, ý tứ sâu xa trong đó, chỉ có thể nói rằng “bá nhân – bách tính”.

Có người hiểu: Quốc tộ là Vận nước và nhí nhảnh nhồi bài thơ mà họ đã dịch vào sách giáo khoa, để dạy cho bọn trẻ con nước Việt. Dịch rằng:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình.

Vô vi ở nơi cung điện,

[Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Muốn biết bản dịch này hay ho thế nào và người giảng nó tài siêu ra làm sao, xin độc giả tự thẩm định nó qua chính bản thân mình, hỏi con em mình và hỏi những người xung quanh – tất nhiên, những người đã học hết chương trình văn học cấp 3 của Cộng sản.

7- Còn mình, về bản chất, chỉ là một giáo viên dạy Toán cấp 2. Mình hiểu “Quốc tộ” một cách hết sức thô thiển. Bởi thế, nếu có trình bày nó theo kiểu “2 lần 3 là 6, chứ không thể bằng 5”, mong bạn đọc thể tất.

– Tổ quốc mình, trải qua bao cuộc bể dâu, nhưng từ con người, thiên nhiên cho đến những giá trị truyền thống về văn hóa và đạo đức…, nó vẫn như hòn đá tảng và rất ít bị bào mòn bởi thời gian. Cái mà luân thế, chỉ là các triều đại. Tỷ như, “vận nước đã đến rồi”, thì nhà Sản, sẽ thay thế thể chế Cộng hòa. Việt Nam Cộng Hòa hoặc bất cứ chế độ nào bị sụp đổ, chung quy lại: “Phi thù trong, tắc giặc ngoài”. Muốn yên ổn, phải tìm mọi cách, để bóp chết cả hai nguy cơ này – ngay từ khi, nó còn nằm trong trứng nước. Với giặc ngoài, Pháp Thuận dành sách lược đối phó với chúng, bằng 2 câu đầu và dành cho việc nội trị, bằng 2 câu sau.

a- 國祚如藤絡 Quốc tộ như đằng lạc. (Từ điển Hán – Việt trích dẫn: – 藤 đằng: Loài thực vật mọc thành bụi quấn quýt, như đằng tử 藤子, cây mây – 絡 lạc: Quấn quanh, chằng chịt, triền nhiễu) – Cả nước, nắm tay đoàn kết. Giống như bụi dây mây bện chặt vào với nhau trong tự nhiên.

– Câu này, có lẽ Pháp Thuận lấy cảm hứng từ chương 1, điều 1 của bộ Binh pháp Tôn tử nổi tiếng: 令民与上同意也, 故可以与之死, 可以与之生, 而不畏危. Lệnh dân dữ thượng đồng ý dã. Cố khả dĩ dữ chi tử, khả dĩ dữ chi sinh, nhi bất úy nguy. Tiến hành chiến tranh, thắng hay thua, phụ thuộc nhiều yếu tố. Tuy vậy, Tôn Tử xếp “cố kết nhân tâm”, đứng đầu. Chỉ cần có điều kiện tiên quyết: “Trên – dưới đồng lòng, nguyện đồng sinh – cộng tử. Cả nước, không ai sợ gian khó – nguy nan”, thì không phải ngán cha con bất cứ thằng nào. Cho dù, đó là Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận Bình. “Chúng bay vào, sẽ không có đường ra”.

– Nào, chỉ có Tôn Tử. Sau này, lúc Hưng Đạo vương lâm trọng bệnh, vua Trần Anh Tông có về thăm và hỏi kế sách giữ nước. Vương trả lời vua: Muốn giữ yên biên thùy, thì: “Vua tôi, phải đồng lòng – anh em, phải hòa thuận – cả nước, cùng gắng sức – trăm họ, đều là binh”. Muốn dân không nổi loạn. thì: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ – bền gốcHai chiến lược đó, phải song hành và phải luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. “Thượng sách, để giữ nước”, không gì, hơn thế.

Minh chứng cho lời Vương, chính là thực tế đã xảy ra ở thời Trần. Thời đó, người trên: “Nếu Bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu tôi đi đã”. Kẻ dưới: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Còn trăm họ, tại Hội nghị Diên Hồng, cùng đồng lòng gầm lên: “Đánh!

Kết quả, ba lần đánh tan Nguyên Mông – đội quân thiện chiến bậc nhất thời bấy giờ. Sau ba lần đó, chúng đành đoạn tuyệt cái ý định tiếp tục gây chiến với Đại Việt. Đất nước, từ đó, thái bình.

– Đối nghịch với triều Trần là nhà Hồ. Để đối phó với họa xâm lăng của giặc Minh, nhà Hồ chỉ tin và tôn thờ nắm đấm. Do đó, dốc sức xây dựng thành trì kiên cố và chế tạo vũ khí tinh xảo… Trong khi “Không quan tâm đến việc khoan thư sức dân. Liên tục bắt binh lính và phu phen xây dựng thành lũy. Bất kể, đời sống người dân lúc ấy vô cùng khốn khó”. Khi dân “đồng sàng – di mộng” với triều đình, việc nhà Hồ nhanh chóng đổ sập như núi lở trước đám giặc Minh, là cái kết, đã được Hồ Nguyên Trừng báo trước: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

– Cùng bản sao đó, là cái đám Cộng sản đương thời. Nền chính trị của họ, tiếng là “của dân, do dân và vì dân” (Đất nước này, dân làm chủ. Chính quyền này, phải do dân bầu ra và đến lượt mình, nó phải vì nhân dân mà phục vụ). Nhưng thực tế, từ Chính trị, Kinh tế, Văn hóa – Tư tưởng, An ninh – Quốc phòng, cho tới đối ngoại, thông qua cái gọi là điều 4 của Hiến pháp, Đảng tham lam, vơ sạch vào lòng. Nhỏ như chức trưởng thôn hay tổ trưởng dân phố, xếp vào hạng “đầu binh – cuối cán”, mặc định, chỉ có đảng viên mới được làm. Lớn hơn nữa, kể làm gì. Đại sự, như “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo”, Đảng ngang nhiên coi đó là công việc riêng của mình. Đảng ký kết những gì với Trung Cộng, dân không được biết. Mặc kệ, bên này sục sôi biểu tình, “không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này, để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”. Bên kia, “bình chân như vại”, coi đó là “nổi loạn” và muốn tống tù tất cả những ai có ý nghĩ đó.

Quyền đã vậy, lợi thì sao?

Đất nước mình, nghèo đến nỗi: “Ngân sách nhà nước như dòng sông đã cạn”. Người dân, họ không có an sinh xã hội. Họ không được hưởng tí gì từ của nổi – của chìm mà Đảng đã và đang khai thác. Sưu cao – thuế nặng, tất cả nguồn lợi ấy, đều dành riêng cho Đảng. “Có, Đảng ăn – hết, dân nhịn”. Thậm chí, nhiều cán bộ cao cấp còn coi nước Mỹ là hầm trú ẩn an toàn, để gửi con cái và của cải sang đó. Trong khi chúng luôn “kiên định” dẫn dắt chúng sinh đi theo Tàu…

Tất cả những thứ đó, là cách dễ nhất, để đưa cả cái hệ thống chính trị ấy, đối nghịch với dân. Khi đã đối nghịch với dân, mà vẫn muốn còn Đảng, vẫn muốn còn chế độ, ho chỉ còn mỗi cách: Bên ngoài, dựa vào ngoại bang – bên trong, dựa vào “bạo lực cách mạng”.

Bạo lực cách mạng”, vì thế, được lên ngôi và được coi là “kim chỉ nam” cho mỗi đường đi, nước bước của họ. Nghĩ ngược, nói ngược và làm ngược với Đảng là sẽ bị “bạo lực cách mạng” nghiền cho ra bã. Cho dù, lắm lúc và lắm cái, họ sai bỏ mẹ. Động tí, là họ đem binh lính và khí tài ra, duyệt binh khoe mẽ. Thông qua đó, dọa ma – nhát khỉ. Cho đến tận bây giờ, chưa bị lật thuyền, nên họ chưa sợ. Họ vẫn u mê mà tin rằng, chỉ cần có Quân đội và Công an “đông và tinh nhuệ, về con người – nhiều và hiện đại, về vũ khí”, là thừa đủ, để đối phó với cả thù trong lẫn giặc ngoài.

Bằng chứng, ngay sau ngày 30-4-1975, khi đã hội đủ cả đội quân dày dặn chinh chiến, cộng với dàn vũ khí dồi dào và hiện đại của cả 2 phe, Lê Duẩn đã hoang tưởng rằng: Mình tài hơn Thần – giỏi hơn Thánh. Vì thế, nhìn đời bằng nửa con mắt. Đứng trước bàn dân thiên hạ, ông ta hùng hổ và đắc thắng gào lên: “Non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng sơn tới mũi Cà mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập, tư do”. Tiếc rằng, Khơ-me Đỏ và ông “bạn vàng” Trung Cộng, họ không nghĩ thế. Khoét sâu vào sự ly tán nhân tâm – điểm yếu cố hữu sau mọi cuộc chiến tranh, họ đã dạy cho Việt Nam những bài học gì, thảm khốc ra sao, mất mát thế nào và những di chứng còn lâu mới khắc phục được của nó – thiết tưởng, không cần phải nhắc lại nữa.

(Còn tiếp)

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây