Trí tuệ nhân tạo đã vạch trần sự gian dối trong tuyên truyền của cộng sản

Nguyễn Đình Cống

7-9-2024

Từ trước đến nay, những lời tuyên truyền của cộng sản đề cao Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là lãnh tụ thiên tài với những vai trò và những danh xưng như mọi người đã biết. Toàn là những danh xưng tuyệt hảo, thuộc loại anh hùng cái thế, thông minh tuyệt trần, đạo cao đức trọng.

Thế nhưng, gần đây, bằng bài báo của Nghiêm Huấn Từ trên Tiếng Dân ngày 7 tháng 9, với đầu đề “Trao đổi với ChatGPT: Nguyễn Ái Quốc và chủ nghĩa Marx-Lenin” thì mới lộ ra rằng, phần lớn sự tuyên truyền của cộng sản là dối trá, nhằm lừa bịp những đảng viên và người dân nhẹ dạ cả tin.

Tại sao tôi dám viết như vậy? Vì rằng, so sánh sự tuyên truyền của cộng sản và những mô tả trong bài báo có nhiều chỗ ngược nhau. Như vậy, không thể có chuyện cả hai bên đều đúng mà phải có ít nhất một bên sai, thuộc dạng dối trá. ChatGPT là trao đổi, phỏng vấn Trí tuệ Nhân tạo, mà cho đến nay chưa có ai nghi ngờ sự dối trá của nó. Vậy chỉ có thể quy kết cho tuyên truyền. Và thực tế sự tuyên truyền đã rất thành công.

Xin chép lại 3 mục đầu của bài báo:

1. Stalin đưa ra “chủ nghĩa Marx-Lenin”: Sau khi Lenin mất năm 1924, Stalin kịp đưa ra cái “chủ nghĩa” mượn tên Marx, Lenin, nhưng nội dung thì theo đúng ý riêng của mình (năm 1925). Ngay lập tức “Chủ nghĩa Marx-Lenin” (viết tắt: CNM-L) được khẳng định trong Hiến Pháp, để trở thành chính thống. Nó giúp Stalin thanh toán mọi đối thủ, thâu tóm mọi quyền lực, đập tan mọi phản kháng, để suốt 30 năm một mình Stalin độc quyền cai trị Liên Xô bằng bạo lực, đồng thời áp đặt cái “CNM-L” của ông cho tất cả các đảng trong Quốc Tế Cộng Sản.

Như vậy, CNM-L chỉ là cái mặt nạ che đậy cho chủ nghĩa Stalin sắt máu.

2. Cai trị bằng bàn tay sắt: Quá trình thực hiện chủ nghĩa này khiến toàn thể Bộ Chính trị thời Lenin bị Stalin sát hại, toàn thể ban chấp hành Quốc Tế Cộng Sản thời Lenin bị thanh trừng… với tội danh là chống CNM-L, trở thành “kẻ thù của nhân dân”.

Thảm trạng lớn nhất với số nạn nhân lớn nhất ở đất nước Liên Xô đã diễn ra dưới thời Stalin. Tàn bạo hơn cả Lenin, Stalin xứng danh là bạo chúa với đủ mọi chứng cứ.

3. CNM-L cũng đem thảm họa đến tất cả các nước do đảng cộng sản cầm quyền, trước hết là các nước nông nghiệp, bắt đầu bằng Cải Cách Ruộng Đất. Tai hại nhất là sự kiên định “chủ nghĩa Marx-Lenin” khiến thảm họa kéo dài triền miên.

***

Về Hồ Chí Minh, Tuyên truyền cộng sản đã biến ông thành vị thánh với nhiều vai trò và danh xưng cao quý như mọi người đã biết. Thực ra đại đa số nhân dân Việt Nam, trong đó có tôi, kính trọng ông như là một người yêu nước vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc, nhưng còn xa mới đạt đến được như tuyên truyền. Ông để lại Di chúc, được ca ngợi là tài liệu vô cùng quý giá.

Trong Di chúc, phần đầu có viết về việc sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin chứ không đề cập gì đến CNM-L. Trong các phần viết về Đảng, Đoàn Thanh niên, Nhân dân lao động và cá nhân cũng không đả động gì đến CNM-L. Chỉ có phần viết về sự bất hòa của các đảng Cộng sản thì có nhắc đến, mong muốn khôi phục sự đoàn kết trên nền tảng CNM-L và chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Trong Di chúc không có chỗ nào viết đến việc phải thực hiện và kiên trì CNM-L. Thế nhưng bất chấp tất cả, liên tục trong mấy kỳ đại hội đảng, người ta vẫn ra sức đề cao việc kiên trì, bảo vệ CNM-L, cho đó là tư tưởng căn bản của Đảng, lại còn tổ chức các cuộc thi viết bài bảo vệ nó. Hễ ai dám chạm vào nó thì quy ngay thành “thế lực thù địch” và kết tội nặng.

Bài của Nghiêm Huấn Từ không chỉ cung cấp thông tin như một bài báo bình thường, mà nó chỉ ra những sự thật bị che giấu và sự dối trá bị lợi dụng trong gần một thế kỷ qua. Chính sự dối trá này đã kéo lùi đất nước Việt Nam, trở thành “một quốc gia không chịu phát triển” như lời của các chuyên gia; hay như tiêu đề bài thơ nổi tiếng của một cô giáo: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh”!

Tôi nghĩ rằng, bài báo của Nghiêm Huấn Từ không chỉ cần xem một lần, mà cần được nghiên cứu kỹ, đặc biệt là đối với những cán bộ cao cấp của Đảng, những đại biểu sẽ dự họp đại hội lần thứ 14 sắp tới.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Kính bác
    Nhà cháu mạo muội nghĩ đơn giản thế này :
    – Cộng sản bao giờ cũng đặt nặng tuyên truyền và giỏi tuyên truyền . Thế, phải có một cái gì đó để bám víu vào mà khuyếch tán nó ra .
    – Vậy, phải có một thần tượng . Dù thần tượng đó có khiếm khuyết gì thì cũng ra sức sơn phết lại mà che dấu nó đi thì mới lừa được những người dễ tin ( như GS HCB, chưa chắc lão ta đã tin, nhưng cứ bốc hình tượng lên tận mây xanh để mà kiếm tiền thôi ) .
    – Và phải có một chủ nghĩa để mà bám vào và nương tựa bằng những từ như “kiên quyết”, “kiên định theo. . .”. Hô hào vậy, nhưng chưa chắc họ đã tin vào cái điều mình nói, những khẩu hiệu mình đưa ra. Đi theo một con đường mà không biết nó dẫn tới đâu, kết thúc ở nơi nào thì có phải là mông lung quá không ??!! Câu nói của ngài “đại bảo thủ NPT”, người thiên hạ vẫn chưa quên.
    – Đã cưởi lên lưng cọp rồi, đi tiếp khó, xuống cũng khó . Vậy thì, cứ đi tiếp tới đâu thì tới vậy . Đã củng cố chế độ cầm quyền rồi, nói sao cũng được, làm sao cũng được, dù ì ạch cỡ nào cũng xong . Nói như cụ Phan Khôi :
    Làm sao cũng chẳng làm sao
    Dẫu có bề nào cũng chẳng làm chi
    Làm chi cũng chẳng làm chi
    Rủi có bề gì cũng chẳng làm sao .

  2. “Trong Di chúc, phần đầu có viết về việc sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin chứ không đề cập gì đến CNM-L. “

    Vậy chứ Mac & Lê là ai mà trước khi chết trần ích tắc hồ chí minh mong mỏi được gặp, không phải là mong mỏi được gặp ông bà ông vải trần Ích Tắc hồ chí minh?

    “Quốc gia có chung đường biên giới với Móng Cái, Quảng Ninh” là điều được nêu ra trong một văn bản nói về một vùng đặc quyền kinh tế dự định cho Trung cộng thuê 99 năm.
    Vậy “quốc gia có chung đường biên giới với Móng Cái, Quảng Ninh””, là nước nào? là “nước Nga” hay “nước Lào” hay nước Cam pu chia”?

    Cái luận điệu của Nguyễn Đình Cống, (rằng thì là mà, di chúc của trần ích tắc 1950, aka “hồ chí minh”, có câu đề cập đến việc trần ích tắc hồ chí minh “đi gặp Mac Lê”, chỉ có nghĩa là đi gặp Mác Lê, không có nghĩa là trần ích tắc hồ chí minh theo chủ nghĩa Mac lê), thì cũng bìm bịp y chang như luận điệu bìm bịp bảo rằng, cái câu “quốc gia có chung đường biên giới với Quảng Ninh” (trong cái văn bản về một vùng đặc quyền kinh tế dự định cho Trung cộng thuê 99 năm), chỉ là đề cập đến quốc gia có chung đường biên giới với Quảng Ninh, không đề cập đến TRung cộng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây