Phản biện với quan điểm của ông Nguyễn Sĩ Dũng

Ngô Anh Tuấn

20-8-2024

Ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng và ông Tô Lâm tại thành Hồ ngày 17/8/2024. Nguồn: VietNamNet

Trong một vài động thái gần đây, khi mà cựu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có vẻ như được ưu ái khi tham gia một số cuộc gặp do Tổng Bí thư mới tổ chức, điều này làm dấy lên dư luận rằng ông ấy đang được dọn đường để quay lại nghị trường. Tôi thì không có niềm tin điều đó, nhưng ngay cả khi nó có là sự thật đi nữa, nó cũng không có ý nghĩa gì với tôi cả.

Tuy nhiên, xung quanh việc này, có nhiều luồng ý kiến tranh luận khác nhau, trong đó, những tiếng tung hô bắt đầu xuất hiện ngày một nhiều hơn…

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, một người xứ Nghệ đã từng được không ít người trọng thị, là một trong số này. Đáng tiếc rằng, nội dung ông truyền tải mang lại cho người đọc sự xem thường chính ông hơn là ghi nhận sự chính trực, khách quan trong việc truyền tải thông tin.

Do bài viết trước đó có nhiều ý kiến phản biện theo hướng tiêu cực, chiều nay ông Dũng đã lên thêm một bài mang tên “Tâm sự” như một cách giải thích thêm, đồng thời cũng là để gỡ gạc danh dự cho chính mình. Thế nhưng, bài viết này lại hạn chế người khác bình luận nên dù muốn nói đôi điều nhưng không thể làm được, tôi đành phải viết riêng thành một stt đăng ở trang cá nhân của mình, hy vọng là ông ấy đọc được, thông qua một ai đó.

Ảnh chụp màn hình

Tôi cho rằng, nếu đàng hoàng, ông Dũng có thể để người xem tự do comment phản biện. Nếu người nào [bình luận] tục tĩu, vô văn hoá, thì có thể nhắc nhở, xóa hoặc thẳng tay block cũng chưa muộn. Đằng này, ông ném ra một mớ chữ nghĩa theo chủ ý của mình theo kiểu nhét chữ vào mồm người khác rồi bắt người ta nghe mà không cho họ được nói thì ông cũng chẳng ra gì!

Ngưởi Nghệ vốn là người chính trực, thế nên số lượng người phải đi tù vì vạ miệng không ít. Dẫu vậy, những rủi ro đó không khiến cho số người dám nói không còn nữa; họ vẫn sẵn sàng nói và sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không có kiểu “a dua” như ông Dũng.

Ngay cả bản thân tôi, một người sinh sau, đẻ muộn cũng còn hơn ông ở chỗ, luôn sẵn sàng để cho mọi người tự do tranh luận trên trang cá nhân của mình dù họ là ai (đương nhiên có ngoại lệ là những kẻ auto chửi tục tĩu một cách bất chấp dù đã được nhắc nhở). Không ai xứng đáng bị ngược đãi về tinh thần khi mà họ chưa làm gì tổn hại tới bạn. Đấy là xét về tư cách con người và văn hoá trong tranh luận.

Xét về nội dung chính mà ông Nguyễn Sĩ Dũng viết về cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong stt của ông, tôi chưa đủ dữ liệu, thông tin và thậm chí là chưa đủ tầm để đánh giá vấn đề thuộc tầm vĩ mô, nhất là tôi không thể vội vàng quy chụp một ai đó có phải là tội đồ hay không; với ông cựu Thủ tướng cũng vậy!

Thế nhưng, giả sử rằng nội dung ông nói là thật: Ông Nguyễn Tấn Dũng từng bị vu khống, nhục mạ không thương tiếc nhiều lần; vậy tại sao ông ấy không tự lên tiếng để bảo vệ mình? Hết quan, hoàn dân, ông ấy vẫn có đủ quyền công dân, có đủ quyền khiếu nại, tố cáo, tại sao ông không làm? Ông không làm hay không dám làm?

Phải chăng ông ấy cho rằng, khi quay về làm một thứ dân thứ thiệt thì ông chẳng có quyền gì; vậy nên nếu có kêu cũng chẳng ích lợi gì? Nếu suy luận trên đây là chính xác, điều ấy có đồng nghĩa với việc ông ấy tự thừa nhận, luật pháp thời ông đương nhiệm và di sản ông để lại chẳng có tác dụng với dân hay không?

Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện sự nhu nhược, hèn kém của ông cựu Thủ tướng đối với những bất công xảy ra đối với chính bản thân mình! Ông thậm chí không dám tự bảo vệ mình mà chọn cách im lặng, chịu đựng, âm thầm chờ thời thế đổi thay hay mong chờ vào sự may rủi nào đó. Vậy thì, ông Nguyễn Tấn Dũng đáng thương hay đáng trách? Như thế, ông ấy có đáng để được bảo vệ, tung hô hay không? Đám dân đen nhung nhúc, khổ sở ngoài kia hay những kẻ sống trong nhung lụa, lên xe, xuống ngựa, cơm bưng, nước rót, ai mới là người mới đáng được bảo vệ, sẻ chia?

Tóm lại, nếu ông Nguyễn Sĩ Dũng muốn chứng minh mình là người Nghệ chính trực, đàng hoàng, phát ngôn một cách khách quan, công tâm thì cần thiết nên hành xử cho nó đáng mặt đàn anh hay đơn giản chỉ là đáng mặt đàn ông. Nếu không, hãy im đi! Nói nhiều, con nít nó cười cho…

_______

Sau đây là bài “Tâm Sự” của ông Nguyễn Sĩ Dũng. Bài này phân trần sau stt ngắn ngủi ca ngợi cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị cư dân mạng ném đá: “Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhân cách lớn. Tôi vinh dự đã từng được làm chuyên gia tư vấn cho ông“.

Cách đây vài hôm, tôi có đăng trên Facebook của mình dòng trạng thái khẳng định Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một nhân cách lớn. Nhận định của tôi được rất nhiều bạn ủng hộ, nhưng số bạn phản đối cũng không ít. Một số bạn còn xúc phạm cá nhân rất nặng nề. Văn hoá cư xử như vậy thật đáng buồn! Nhưng những đánh giá trái chiều nhau là hoàn toàn dễ hiểu, lý do là vì chúng ta được tiếp cận những nguồn thông tin khác nhau và có điều kiện để biết về sự thật khác nhau.

Tuy nhiên, có hai sự thật mà tất cả chúng ta đều biết. Xin được phân tích về hai sự thật này để các bạn tham khảo.

1. Sự thật thứ nhất là không thể phát hiện ra vi phạm. Anh Ba Dũng bị coi là “đồng chí X”, là “sâu chúa”, là “trùm cuối”, nên anh trở thành đối tượng số 1 của chiến dịch đốt lò. Trong suốt gần ba nhiệm kỳ (gần 15 năm) với quyền lực tối thượng, với quyết tâm sắt đá, với bộ máy kiểm tra, thanh tra, điều tra hùng hậu vẫn không thể phát hiện được bất kỳ vi phạm nào để đưa đối tượng vào lò. Chừng ấy thời gian đã đủ để lương tâm mách bảo về nghĩa vụ phải trả lại danh dự cho anh Ba chưa? Hay chúng ta vẫn cam tâm tiếp tục làm nô lệ và con tin cho những thuyết âm mưu bỉ ổi và đê hèn thêm 15 năm nữa?!

2. Sự thật thứ hai là vi phạm pháp luật được dung túng một cách không che đậy. Ở nước ta và ở bất cứ một nước văn minh nào trên thế giới, không ai có thể bị coi là tội phạm, khi chưa có một bản án kết tội đã có hiệu lực của toà án. Hơn thế nữa, pháp luật sẽ trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi vu khống và xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Tại sao thời gian vừa qua, vu khống và xúc phạm anh Ba lại dễ dàng và thoải mái nhưng vậy? Chúng ta cần phải hiểu sự dung túng không che đậy này như thế nào? Tại sao mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ khỏi vu khống và xúc phạm danh dự, còn công dân Nguyễn Tấn Dũng thì không? Chúng ta xây dựng kiểu nhà nước pháp quyền gì lạ vậy?!

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cho tớ được phép phản biện bài này

    – Mún chứng tỏ mình là người có tư di dân chửi, lộn, chủ, hy vọng những người như luật sư lem luốc Ngô Anh Tuấn sẽ tôn trọng những ý kiến khác biệt . Và đây là 1 trong những ý kiến khác biệt . Chiện un-friend những người khác ý kiến với mình, 1 chức năng của phê ke, để tạo nên 1 phòng đồng vọng gồm những người chỉ bít đồng ý với mình, nguyên nhà báo cách mạng Đoàn Bảo Châu rất tâm đắc, và cho đó là 1 trong những ní do phê ke là thật, chớ hổng phải là “ảo”

    – Hầu hết những lãnh đạo (ở) Việt Nam, ngoại trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra, đều để lại những di sản không ít tranh cãi nếu được phép . Lấy ví dụ như Võ Văn Kiệt, lênh láng máu dân Ngụy nhưng được nhân sĩ trí thức các bác xem là mênh mông lòng dân . Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Chu & Nhà báo Lưu Trọng Văn cũng xem ông là người có nhân cách lớn . Huy Đức đang nghỉ xả hơi trong trại tạm giữ tạo tren hình chụp chung với ô VVK là 1 bằng chứng của đáng để mọi người kính trọng, và Ngu Thế Vinh theo tren trưng hình Võ Tòng Xuân . Trùm T-4 Biệt động thành thời chống Mỹ với những chiến công hiển hách -ám sát Nguyễn Văn Bông, thảy lựu đạn vô họp Hướng Đạo- rất xứng đáng cho dân XHCN tự hào, Ngu Thế Vinh & Võ Tòng Xuân included.

    Nên nếu Nguyễn Sĩ Dũng xem nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có nhân cách lớn cũng hổng khác j Tiến Sĩ Chu Hảo cho ra cuốn sách Sáu Dân mênh mông lòng dân

  2. Không ai dám đụng chứ chưa phải là 3X trong sạch. Từ tay không mà có cả tỉ dollar sau khi làm thủ tướng thì tham nhũng hối lộ là điều đương nhiên của các CS cớm rồi. Người có nhân cách thì không ai theo CS và ngược lại. Lên đây ca ngợi lãnh tụ CS thì đúng là liếm đít quen miệng rồi.

  3. Hàng chục năm ông Sỹ Dũng im như thóc . Giờ thấy gió có vẻ đảo chiều thì nhảy ra bốc thơm này nọ. Người đàng hoàng thì nên câm lặng .

  4. Chuyện có thật:
    – Nguyễn Phú Trọng thâm thù Nguyễn Tấn Dũng tới tận xương tủy.
    – Suốt 2-3 nhiệm kỳ ở cương vị đế vương, chủ trương chống tham nhũng triệt để, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn không bới ra bằng chúng để trả mối thù.

    Câu hỏi: Tại sao Nguyễn Tấn Dũng (ngu và hèn) tới mức không dám hé răng lên tiếng kêu oan? Nếu tôi bớt đi 20 hoặc 30 tuổi, tôi cũng có câu hỏi như vậy.

  5. Nom ảnh là biết con người, không cần bàn nhiều, đấy là nói về Nguyễn Sỹ Dũng.
    Trong đảng cộng sản Chiều Nay có người suy nghĩ cao xa, có bản lĩnh, chứ không phải không có ai, người đó không phải Nguyễn Tấn Dũng.
    Tiếc rằng, Thần thiêng bởi bộ hạ. Làm vua thì phải có tôi hiền, làm tôi thì cần vua sáng. Nhưng thời cuộc như vậy, thù trong giặc ngoài, nội bộ ba bè bảy bối, phần nhiều là ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Lựa thời, chọn người, chỉ được vậy mà thôi.
    Ví như, nhiều người nói, năm 1945, Việt Nam dân chủ cộng hòa đi theo đường dân chủ, nhưng là một nước độc lập còn chưa xong. Giặc ngoài, 5 nước thường trực hội đồng bảo an, bên thắng cuộc, không nước nào thừa nhận cái chính phủ ấy. Anh ở miền Nam, Tàu Tưởng ở Bắc, vào xứ Chiều Nay giải giáp Nhật, đồng thời hỗ trợ Pháp tái chiếm Đông Dương. Đến 1954, lại màn chia đôi như trò Triều Tiên.
    Chả thằng đại ca nào để cho thằng tiểu yêu tiến lên bằng, rồi loạng quạng nó vượt qua mình cả. Tiểu yêu muốn tiến lên, phải cố gắng trong sự ngăn cản bằng đủ các thủ đoạn của các anh đại.
    Về Tài Người, đấy là một nan đề.

  6. quay trở lại thì nhân vật nào sẽ thay Trần Bắc Hà (một trong những cánh tay đắc lực của băng nhóm cũ?)?
    “Nhân cách lớn” kiểu gì khi không có khả năng nghe/hiểu/hấp thụ những phản biện trung thực từ nhân dân, “cái gốc” của dân tộc này???

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây