Tường An
3-8-2024
Mấy hôm nay tôi tham gia tận tình trong đề tài tranh cãi về một tiết mục trình diễn trong đêm khai mạc Thế Vận Hội tại Paris được cho là báng bổ đạo công giáo, xúc phạm Chúa Jesus.
Nhiều ý kiến chống vì cho đó là báng bổ đạo Thiên Chúa, là đi quá đà khi cho những người đồng tính, khỏa thân được cho là dựng lại bức tranh ‘La Cène” (“Buổi tiệc cuối cùng” của Chúa Jesus và 12 môn đồ của Leonard da Vinci).
Một số ý kiến khác thì cho rằng, đó là sự tự do sáng tác, cởi mở và mang nhiều giá trị gắn kết sắc tộc, văn hóa, bình đẳng v.v…
Cuộc tranh cãi trên mạng kéo dài nhiều ngày. Đạo diễn Thomas Jolly, diễn viên Philippe Katerine, ngay cả bà Anne Descamps (giám đốc, phát ngôn nhân của Ủy ban Tổ Chức Thế Vận Hội) đã lên tiếng xin lỗi nếu có số công chúng cảm thấy bị xúc phạm và đó không hề là mục đích xúc phạm Công giáo của họ. Thế nhưng làn sóng tranh cãi (trên mạng) vẫn tiếp diễn, thậm chí có người còn cho đó là lời xin lỗi “đểu” (?).
Tuy nhiên, những gì tôi đọc được về cuộc tranh cãi này chỉ diễn ra trên mạng, chủ yếu là Facebook và đặc biệt là giữa những người Việt/ gốc Việt với nhau.
Còn người Pháp hay các sắc tộc khác, họ nghĩ sao? Đây cũng có thể là một đề tài thú vị cho một phóng sự chăng???
Thế là hôm qua, tôi quyết định xách máy ra vườn Tuileries, nơi đang chưng bày chiếc khinh khí cầu (lửa) được trình diễn trong buổi lễ khai mạc, nơi đang có hàng ngàn người Pháp, du khách đang ngồi ngắm quả cầu vàng rực và chờ đợi nó bay lên không.
Tôi phỏng vấn khoảng 15-20 người, tôi cố ý chọn đủ lứa tuổi (già, trung niên, trẻ) chọn những người da trắng lẫn da màu, nam cũng như nữ để có nhiều tiếng nói đại diện cho các thành phần xã hội khác nhau, trong đó có một chị người Việt đến từ Hoa Kỳ. Như vậy là đủ cho một phóng sự trung lập.
Thế nhưng, trong tất cả những người mà tôi phỏng vấn, từ những người trẻ có tư tưởng phóng khoáng, đến những người lớn tuổi có suy nghĩ bảo thủ và cho đến những người gốc châu Phi thường rất sùng đạo công giáo, chỉ trừ một người nói không có ý kiến, một người không muốn trả lời đề tài nhạy cảm này, còn TẤT CẢ; vâng, TẤT CẢ những người được phỏng vấn đều trả lời rằng: Đối với họ không có vấn đề gì, nước Pháp là một nước tự do sáng tạo và bình đẳng, họ không cảm thấy bị xúc phạm mặc dù họ là người Công giáo. Ngay cả chị người Việt từ Mỹ qua cũng cảm thấy không có vấn đề gì.
Được hỏi về lời xin lỗi của Thomas Jolly và Philippe Katerine thì họ nói rằng: “Ils se sont excusés, c’est acceptable pour moi” (Họ đã xin lỗi, đối với tôi là chấp nhận được).
Để phóng sự được cân bằng, tôi cố gắng tìm thêm nhiều người phỏng vấn và mong được gặp 1 hay 2 người có ý kiến chống lại màn trình diễn được cho là báng bổ đạo công giáo. Nhưng KHÔNG, phải nói là tôi đi vòng vòng giữa hàng ngàn người đang xem quả khinh khí cầu mà không tìm thấy một ý kiến nào chống lại cả. Họ còn cho biết, trong vòng bạn bè đồng nghiệp của họ cũng chỉ nói qua rồi thôi chứ không ai thấy đó là quan trọng cần tranh cãi.
Thú thật, nếu chỉ cần tìm được 1-2 ý kiến chống thôi, dù chỉ có 2 contre/ 20 pour (tức 10%) tôi cũng sẽ làm phóng sự này!!!
Vì không tìm được ý kiến trái chiều, tôi quyết định KHÔNG làm phóng sự này, vì rõ ràng là ngoài tòa Giám Mục, 1 công ty Mỹ C Spire rút lại quảng cáo, chỉ có một số người Việt trên mạng chống mà thôi, bên ngoài tôi không/ chưa tìm thấy ý kiến khác biệt. Nếu làm phóng sự này, không có tiếng nói trái chiều, tôi có thể bị hiểu lầm là cố tình thiên vị, chỉ đưa ý kiến một chiều.
11 giờ đêm, trời đổ mưa tầm tã, quả cầu vàng vẫn nằm im lìm chiếu rực một góc vườn Tuileries, tôi đi về ướt đẫm nước mưa, nhưng hài lòng vì ít ra mình cũng nghe được những tiếng nói khác ngoài mạng Facebook, tôi hài lòng vì mình đã có câu trả lời.
Như vậy, đối với tôi là đủ, và đề tài này có thể khép lại. Cuộc sống vẫn tiếp tục. Chúa sẽ không trách ai cả.
Hề… hề… các bác sai hết cả rồi:
1. Nước Pháp đang RẤT MUỐN chứng tỏ mình là QUỐC GIA KHAI PHÓNG BẬC NHẤT (chỉ vì đang mất mẹ nó NGUỒN SỮA CHÂU PHI) nên đã TUYÊN NGÔN RẰNG THÌ LÀ sẽ chấp nhận hết mọi thứ HẦM BÀ LẰNG mà MỖI CON DÂN có thể nghĩ ra nhưng lại BUỘC MỌI NGƯỜI PHẢI núp bóng danh nghĩa TỰ DO TƯ TƯỞNG. Vậy thôi!!!
2. Nước Pháp là CHỦ NHÀ của THẾ VẬN HỘI OLYMPIC năm nay, vì thế, họ CÓ QUYỀN lợi dụng để TUYÊN TRUYỀN cho MỘT TRÒ GÌ ĐÓ. Vậy nên, mọi TỔ CHỨC hoặc CÁ NHÂN cần nên phải xác định TINH THẦN THỂ THAO của mình có hợp với quy định của THẾ VẬN HỘI đó không: NẾU HỢP thì THAM GIA, còn nếu KHÔNG HỢP thì nên PHẮN. Vậy thôi!!!
3. CÁI ĐÁNG TRÁCH NHẤT của ban tổ chức THẾ VẬN HỘI là đã lừa một số người hoặc một số tổ chức đã đăng ký tham gia Olympic, nhưng, từ màn khai mạc đã làm cho họ uống trái đắng về sự nhập nhèm BỮA TIỆC LY với MỘT THỨ GIỐNG gì đó, cho nên, nếu HỌ CÓ TỈNH NGỘ thì không còn khả năng PHẮN ra khỏi hoặc TẨY CHAY Thế Vận Hội được nữa. BUỒN CHƯA!!!?
Khép lại như thế nào chỉ trừ ra 2 bên bớt cực đoan đi một chút, có nghĩa
là anh không qúa đề cao nghệ thuật để nhân danh nó xúc phạm niềm tin
ngưòi khác và người có đức tin nên từ bi bác ái mà coi như không có kẻ
đang xúc phạm mình ?
Từng có nhà cách mạng chân chính kêu lên “ôi tự do ! nhân danh mi mà
người ta đã phạm biết bao tội ác” ! Rất và rất may là sau vụ lùm xùm này
không có người nào bị thiệt mạng hay cơ sở nào bị đốt phá, vì nếu đụng
Hồi giáo cực đoan thì đã khác hẳn !
Có điều thắc mắc là tác giả có ý đồ kiêu ngạo hay nhạo báng gì chăng khi
thay mặt Chúa để phán “Chúa sẽ không trách ai cả” ?
Haha,Ca-Tô-Lích Việt-Nam-miêng khác xa với Ca-Tô-Lích Phờ-răng-xe chứ ? Ngay cả Phật Tử Việt Nam,nhiều người cho rằng Bồ-Tát Thích Quảng Đức TỰ THIÊU,lại cũng có không ít người cho rằng ông sư Thích Quảng Đức BỊ THIÊU : mọi người đều thấy có người cầm can xăng tưới lên mình ông sư và ai đó châm lửa (nếu tui muốn tự thiêu,tui có thể tự mình làm được những việc đó mà !)
Nếu đối tượng được hỏi là những người vô thần, những người không biết, không quan tâm đến vấn đề tâm linh thì kết quả như bạn nói không có gì là lạ cả. Nếu cũng với những câu hỏi ấy nhưng bạn đặt ra với những người thật sụ có niềm tin, bất kể tôn giáo nào, thì kết quả sẽ khác nhiều.
Không báng bổ là gì khi thể hiện những hình ảnh gợi dục, uốn éo bên cạnh biểu tượng bữa tiệc ly? Xin nêu một thí dụ cụ thể: thân phụ bạn là một có cuộc sống đáng cho mọi người kính nể và ông đã khuất bóng trong sự kính ngưỡng của mọi người. Bỗng nhiên có ai đó hóa trang giống như cha của bạn rồi thực hiện những hành vi thô tục, dâm ô trước công chúng (mục đích là gì nếu không phải là để làm bẩn hình ảnh khả kính của ông cụ trong mắt người đời?). Xin hỏi bạn có bất bình, có phẫn nộ không? Xin trả lời bằng lương tâm trong sáng của mình. Nếu lương tâm bạn bảo họ làm thế là chính đáng thì bạn quả là bậc đáng kính! (khổ nỗi là chẳng có bậc “đáng kính” nào lại cổ vũ cho hành vi xấu xa ấy cả).
Có Phật Tử nào chấp nhận ai đó mặc trang phục và hóa trang y như Đức Phật rồi thực hiện những cử chỉ gợi dục, trực tiếp truyền hình cho hàng tỷ người xem?
Những kẻ báng bổ ấy rất hèn, họ làm thế vì biết phản ứng của Kitô hữu cũng chỉ chừng mực. Họ có dám đụng đến niềm tin của người Hồi Giáo không?
Xin được hỏi: Olympic Paris 2024 được gì, mất gì khi công nhiên xúc phạm niềm tin của Kitô hữu toàn cầu? Và, nếu không có những hành vi bất xứng ấy thì hình ảnh Olympic 2024 sẽ đẹp hơn hay xấu hơn?
Tôi tin chị T.A. tường thuật trung thực. Vấn đề là phải chăng số người chị phỏng vấn không phải là số người tẩy chay, vì đã tẩy chay họ ngồi ở nhà. Chuyện khác là nếu không bị phản ứng dữ dội và rộng khắp thì ban tổ tại sao phải giải thích và xin lỗi? Tổ chức Olympic đâu phải nhỏ?
L’Équipe:
Une enquête ouverte pour cyberharcèlement envers Thomas Jolly, le directeur artistique de la cérémonie d’ouverture des JO
Avec AFP
publié le 2 août 2024 à 17h55
Forbes:
Paris Police Investigating Death Threats Against Director Of ‘Last Supper’ Olympic Opening Ceremony Scene
Aug 2, 2024,10:52am EDT
Radio Veritas Asia:
Drag Queens admit Paris Olympic Games performance as parody of “The Last Supper”
By Oliver Samson | August 02, 2024
……..
Đấy là “sự khép lại” và “đặc biệt là giữa những người” Annamite, “chỉ diễn ra trên mạng, chủ yếu là Facebook”.