Di sản của ông Nguyễn Phú Trọng về kinh tế

Trương Nhân Tuấn

25-7-2024

BBC điểm báo nước ngoài đánh giá di sản của ông Nguyễn Phú Trọng. Kết luận là: “Kinh tế Việt Nam khởi sắc dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng”. Theo tôi, không phải “quốc tế” nói cái gì cũng đúng.

Nếu ta đọc kết quả thăm dò của Việt Nam (năm 2023) về mức lương bình quân của công nhân thì ta sẽ có nhận định khác. Báo Thanh Niên ngày 9-8-2023, có đoạn viết:

“Qua khảo sát, rất đông NLĐ tiền lương, thu nhập không đảm bảo chi tiêu tối thiểu, sinh hoạt. Chỉ có 24,5% NLĐ cho hay, tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; 75,5% NLĐ trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ. Thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu”…

Tức là trung bình, 75% nhân công Việt Nam có lương không đủ sống.

Theo cách tính toán của các chuyên gia kinh tế Việt Nam thì 1 đô la ở Việt Nam có trị giá (mua) gấp ba lần giá chính thức.

Không biết chuyên gia lấy “điểm chuẩn” ở đâu để tính toán? Nếu lấy giá vàng làm chuẩn thì sức mua 1 đồng đô la ở Việt Nam đôi lúc chỉ còn 60 cents.

Tôi cũng thấy giá nhu yếu phẩm, kiểu xăng dầu, điện, nước… ở Việt Nam không kém giá bên Mỹ, bên Pháp. Giá nhà cửa ở Việt Nam trung bình đắt hơn bên Pháp (ngay cả bên Mỹ).

Chuyên gia quốc tế nghĩ sao khi lương công nhân Việt Nam nhịn ăn, nhịn mặc… suốt 200 năm vẫn không đủ để mua một căn hộ?

GDP tăng 8% trong khi điện tăng 11%. Hàng tháng các báo cáo ghi nhận, số xí nghiệp giải thể nhiều hơn số xí nghiệp mở cửa.

Kết luận của chuyên gia quốc tế là “có vấn đề”.

***

Hôm qua tôi coi hội luận trên VOA thì TS Nguyễn Hữu Liêm có nói là dân Quảng Trị quê ông dân bây giờ giàu lắm, có cả tiền qua du lịch bên Mỹ.

Ông Liêm còn nói, Việt Nam có số triệu phú gia tăng đứng đầu thế giới. Thiệt tình chúc mừng dân Quảng Trị quê hương ông Liêm và giàn triệu phú mới của Việt Nam. Vấn đề là các sự kiện này không thể giải thích được hai làn sóng “xuất khẩu lao động” và trốn ra nước ngoài của dân nghèo Việt Nam ngày càng đông đảo.

Không phải khơi khơi mà lãnh đạo Việt Nam nhiều lần cảnh báo “Việt Nam chưa giàu đã già”.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN


  1. Ngàn thu rút hột “Đại di sản từ Lú vương Vua lú …”
    ***********************

    Giai Vịt chưa học đã lú lù đù
    Gái gú Vệ Tàu ô qua vạch mu
    Như vịt kìu hành D(h)ương về cố xứ
    Bọn quỷ tăng tu hú sướng con c..u
    Dân Vệ chưa giàu đã già hóa lú
    Tất cả chỉ vì vịt cộng chóp mu
    Eo ơi ! Cái làng Lại Đà cần rà xét lại !
    Nhà thờ họ Nguyễn.. chao ơi toàn bú dù !!!

    HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Gần 20 năm kể từ khi dự án tàu điện trên cao Hà Đông- Cát Linh từ trên giấy đi vào hoạt động, 13 km, đây có phải di sản kính tế của ông Nguyễn phú Trọng? Năm 1954 giải phóng Hà Nội,sông Tô nước chảy trong ngần… 2024 thành cống nước thải đen ngòm, bốc mùi ô uế cũng là một di sản???

  3. Hề… hề…
    1. Xét về mặt vĩ mô thì thời này xuất siêu sang Mỹ và Tây Âu rất nhiều nhưng lại nhập siêu cũng rất nhiều từ Trung Quốc khiến mọi người nên tự hỏi mình hoặc hỏi nhau rằng thì là nền kinh tế này thuộc loại hình gì vậy. Còn, xét về mặt vi mô thì xin hãy thống kê nước ta có bao nhiêu doanh nghiệp (công ty) và có bao nhiêu % trong số đó thực sự là sản xuất hàng hóa và trong các doanh nghiệp sản xuất này thì lại có bao nhiêu % vay vốn của Tầu. Nếu thống kê được đầy đủ thì ta sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về “tầm cao” trong chính sách điều hành kinh tế của Tổng Trọng!!?
    2. Trong quá trình ĐỐT LÒ, ông Trọng phát hiện ra CÁC NHÓM LỢI ÍCH và ông ấy hiểu rõ rằng LỢI ÍCH NHÓM sẽ đưa nền kinh tế của đất nước rơi vào tăng trưởng hỗn loạn giẫm đạp lên nhau, nhưng vì CÁCH ĐỐT LÒ của ông ấy KHÔNG CHUẨN nên càng đốt thì lại càng nảy sinh thêm các NHÓM LỢI ÍCH MỚI. Vì thế, có thể nói thành tựu trong điều hành kinh tế của ông Trọng là đẩy đất nước càng ngày càng lún sâu vào tăng trưởng hỗn loạn với vốn tích trữ âm càng này càng lớn và bẫy nợ đã hiện rõ ra trước mắt rồi!!!

  4. Trương Nhân Tuấn trước là “nhà hoạt động”, hay nói về dân chủ, khi ấy, chúng tôi có đặt câu hỏi với Nguyễn Gia Kiểng và Trương Nhân Tuấn, đại khái: bầu cử dân chủ, nếu bọn cử tri “đểu” nhiều hơn cử tri “tốt”, tình hình sẽ thế nào, không thể loại trừ xác suất này?
    Nguyễn Gia Kiểng có phản hồi, Trương Nhân Tuấn thì chưa.
    Nay Trương Nhân Tuấn trên VOA tự nhận là “nhà quan sát”, nhưng như bài viết, Trương Nhân Tuấn toàn “quan sát” các “quan sát” của các cá nhân, tổ chức khác, chứ không trực tiếp “quan sát” sự việc, lấy gì để khẳng định “quan sát” của các cá nhân, tổ chức khác ấy là khách quan, là xác đáng.
    “Thời Nguyễn Phú Trọng” chỉ mang tính tương đối, xứ Chiều Nay lãnh đạo tập thể, cá nhân đề xuất, tập thể bàn bạc rồi ra quyết định chung, vậy nên, khi đổ bể về đường lối, không thể quy trách nhiệm cho cá nhân nào, họ mới dùng cụm từ “lỗi quy chế”. Nếu hỏi “quy chế” ở đâu mà ra, thì từ “nhà lý luận của đảng” Nguyễn Phú Trọng đến đám ăn theo nói leo sẽ cứng họng ngay.
    Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Quang A, Lê Quốc Quân, có cái nhìn khá thực tế. Còn với vị thế khác nhau, lợi ích khác nhau, góc nhìn khác nhau, ắt trong ý kiến có phần khác nhau. Còn như Vũ Đức Khanh kêu gọi thanh niên, chẳng khác gì “xúi trẻ con ăn cứt gà sáp; đặt hỏi với Vũ Đức Khanh về giải pháp tiếp theo của phong trào Dù Vàng và Hoàng Chi Phong, xem Vũ Đức Khanh đề xuất thế nào; còn hăng lên nói to, chém gió thành bão, chả ích sự gì.
    Khi Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, có chủ trương xây dựng các doanh nghiệp nhà nước thành các tập đoàn đa ngành, là “quả đám thép” của nền kinh tế, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Kết quả do nhiều lý do, thất bại thảm hại, định quỵt trái phiếu quốc tế do chính phủ đứng ra bảo lãnh, việc vay nợ nước ngoài trở nên khó hơn “lên Trời”. Cũng thời kỳ này, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, đất nông nghiệp bị cấu xé để chia nhau.
    Không nhòm đâu ra tiền nuôi quân, bắt đầu đề xuất tư nhân hóa các doanh nghiệp, lại bắt đầu “cấu công vô tư”. Các doanh nghiệp tư nhân trở thành “tập đoàn”, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhất là nhà đất và ngân hàng, với các “nhân tài” như Trịnh Văn Quyết, Trương Mỹ Lan, Phạm Nhật Vượng … Làm ăn lúc được lúc mất, nhưng tiền chi cho các “quan” thì lúc nào cũng phải đầy đủ. Nợ nần chồng chất, nợ xấu của các “tỷ phú” xứ Chiều Nay lên đến hơn 19 triệu tỷ VND (khoảng 760 tỷ USD). Không biết bới đâu ra tiền, bán các cơ sở cho nước ngoài thôi, nhất là “nước lạ” anh em, nhưng như vậy thì dễ nguy to về nhiều mặt. “Nhà kỹ trị” Vương Đình Huệ đề xuất “trái phiếu doanh nghiệp” vì “tiền, vàng trong dân còn nhiều”. Bằng mọi thủ đoạn lừa bịp, mới bán được khoảng 1,2 triệu tỷ VND (khoảng 48 tỷ USD) thì câu chuyện vỡ lở, đầu tiên do dân đen bị lừa các “gói tiết kiệm linh hoạt, đi rút tiền vì có việc.
    Trong khi đó, dịch bệnh kéo dài, Nga gây chiến, nền kinh tế toàn cầu đã khó khăn càng thêm khó khăn. Bên Tàu đã quyết định không “giải cứu” các doanh nghiệp bất động sản và các ngân hàng liên quan, vì gánh nặng quá sút lưng mất rồi. Xứ Chiều Nay cứ chờ xem diễn biến “hay mọi nhẽ”.
    Trong tình hình xứ Chiều Nay “kinh tế phát triển tốt đẹp” thì mức sống của người lao động vẫn khốn khổ, điều mà “các ngài” ở “tầm cao” ưa “cưỡi ngựa xem hoa” khó tưởng tượng được. Đại khái, có những trường hợp thuê nhà theo “ca”, tức là đi làm lệch ca nhau, cùng thuê 1 gian nhà để ở, không để nhà trống lúc nào. Gói mỳ tôm chia làm đôi để mỗi sáng ăn một nửa, bóp mồm bóp miệng. Việc hỗn loạn tháo chạy về quê trong dịch là điều tất yếu, tìm đường sống thôi. Việc cấu kết ăn chia giữa nhà đương cục với tư bản, mặc kệ người lao động cần lao là chuyện rõ như ban ngày, trong “thời Nguyễn Phú Trọng” được đẩy lên một tầm cao mới.
    Phận con ong cái kiến, biết nàm thao bây chừ.

    • Xin lỗi, ý kiến của của NHL. có “khá thực tế” hay không ?
      Theo NHL. thì “dân Quảng Trị…giàu lắm, có cả tiền đi du lịch
      qua Mỹ” nhưng bao nhiêu phần % giàu, bởi vì nếu số dân QT.
      50% giàu thì mới kết luận vậy được mà nói lạc quan thì chỉ
      chừng 20% là cùng. Đó lá chưa kể giàu như thế nào, nếu giàu
      lên nhờ đất thì cái giàu đó không có nghĩa gì để NHL. “khoe” !

  5. “Việt Nam chưa giàu đã già”. ( TNT )
    Không sao cả, bởi hàng vạn người tin theo thuyết luân hồi ( rất vớ vẩn ) của các anh sư Thích Chân Wang, T.T.Thái Minh và các vị “Thích đủ thứ” thì vẫn rất lạc quan nhất thế giới .
    Bởi, xuống âm phủ sẽ được sống giàu sang, sung sướng hơn sống trong cõi ta bà này, vì thân nhân người chết , mỗi năm trong ngày tảo mộ đều đốt rất nhiều nhà lầu, xe hơi và đô la . Người cõi dưới cứ thế mà xài xả láng , chả ai nghèo túng .
    Đó là sự “văn minh tiến bộ” của người sống, giờ không thèm hóa cái loại vàng mã tầm thường như ngày xưa nữa mà toàn chơi đô la thôi !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây