15-7-2024
Chúng tôi đã nghiên cứu một số văn bản pháp luật, thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc này, nhận thấy Đại học Luật Hà Nội (ĐHLHN) có nhiều dấu hiệu vi phạm, không minh bạch trong quá trình tuyển sinh, đào tạo và cấp cho ông Vương Tấn Việt văn bằng 2 trình độ đại học, hình thức vừa học vừa làm (“VHVL”) và bằng Tiến sĩ Luật.
Chúng tôi xin trình bày một số dấu hiệu vi phạm, không minh bạch này đề quý Thanh tra Bộ tham khảo, xem xét, thẩm tra:
I. Những vi phạm, không minh bạch trong việc tuyển sinh và đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học, hình thức vừa học vừa làm đối với ông Vương Tấn Việt
1. Có dấu hiệu không minh bạch trong việc công bố thông tin về tuyển sinh
Theo Thông cáo báo chí ngày 25/6/2024 (“TCBC”) của ĐHLHN, ngày 16/1/2017 ông Vương Tấn Việt được công nhận là học viên trúng tuyển văn bằng 2 khóa 1 trình độ đại học hình thức VHVL mở tại Cao đẳng Bách Việt và ngày 15/1/2019 ông được cấp bằng cử nhân luật văn bằng 2 – VHVL, xếp loại giỏi; như vậy ông được đào tạo theo hình thức VHVL không quá 24 tháng.
Theo Điều 4 Quyết định số 22/2001/QĐ -BGDĐT ngày 26/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, Hiệu trường trường phải thông báo kế hoạch tuyển sinh và phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên website của ĐHLHN chúng tôi thấy đã có thông báo về việc ĐHLHN tuyển sinh văn bằng hai hình thức vừa học vừa làm vào cuối năm 2016, đầu năm 2017 tại một số cơ sở đào tạo trên cả nước, tuy nhiên không thấy thông báo tuyển sinh hình thức VHVL tại trường Cao đẳng Bách Việt.
Do đó chúng tôi đề nghị quý Thanh tra Bộ xem xét, thẩm tra:
(i) ĐHLHN đã có thông báo tuyển sinh văn bằng 2 khóa 1 hình thức VHVL tại trường Cao đẳng Bách Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng và/ hoặc trên website của ĐHLHN hay chưa?
(ii) Nếu có thông báo này, nội dung thông báo có phù hợp với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo bằng đại học văn bằng 2 cho ĐHLHN hay không?
(iii) Việc tuyển sinh ông Vương Tấn Việt và 22 phật tử của chùa Phật Quang (Bà Rịa – Vũng Tàu) có được thực hiện theo đúng các quy định hay không?
2. Việc đào tạo văn bằng 2 trình độ đại học hình thức VHVL đối với ông Vương Tấn Việt không quá 24 tháng có dấu hiệu vi phạm Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007 và trái với thông lệ của chính ĐHLHN.
Theo quy định khoản 1 điều 4 Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT, thời gian hoàn thành một chương trình theo hình thức vừa học vừa làm phải dài hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ chính quy từ nửa năm đến một năm. Nếu ông Vương Tấn Việt chỉ được đào tạo chưa quá 24 tháng; có nghĩa là văn bằng 2 ĐHLHN hình thức chính quy không quá 18 tháng (= 24-6). Trong khi đó theo thông lệ của ĐHLHN như Thông báo tuyển sinh số 822/TB-ĐHLHN ngày 7/3/2017 và Thông báo số 763/TB-ĐHLHN ngày 3/3/2017, thời gian đào tạo văn bằng 2 hệ chính quy và văn bằng 2 hình thức VHVL đều có thời gian đào tạo là 2,5 năm (khoảng 30 tháng), tuy nhiên khóa của ông Vương Tấn Việt chỉ có 24 tháng, có dấu hiệu vi phạm quy định nêu trên và chính thông lệ của ĐHLHN.
3. Có dấu hiệu ông Vương Tấn Việt không tham gia cuộc hội thảo ngày 28/11/2017 do ĐHLHN phối hợp với Trường Luật – Đại học Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức với đề tài: “Vấn đề pháp luật đặt ra với lao động di cư – Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”, nhưng vẫn được ghi có tham luận tại hội thảo này.
Tại thời điểm này, ông Vương Tấn Việt đang là học viên hình thức vừa học vừa làm của ĐHLHN mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, TP.HCM; vừa trụ trì chùa Phật Quang tại Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khi đó cuộc hội thảo lại đang diễn ra tại Hà Nội. Trong bức ảnh chụp những người tham gia hội thảo thì không có mặt ông Vương Tấn Việt.
Tuy nhiên, có thông tin ông Vương Tấn Việt được ghi là nhân sự của ĐHLHN tham gia hội thảo này và viết bài “Một số vấn đề về thủ tục hành chính đối với lao động di cư”. Vì vậy chúng tôi đề nghị xác minh cuộc hội thảo này, để làm rõ ông Vương Tấn Việt có thực sự tham gia cuộc hội thảo hay không? Ví dụ cần thẩm tra:
(i) Ai đã mời ông Vương Tấn Việt tham gia hội thảo và thông tin đến ông Vương Tấn Việt bằng cách nào?
(ii) Ông Vương Tấn Việt viết bài cho hội thảo được gửi đến cho ai và bằng cách nào?
(iii) Trong cuộc hội thảo có mặt ông Vương Tấn Việt hay không?
(iv) Trong cuộc hội thảo, những người tham gia có được cung cấp bài viết của ông Vương Tấn Việt hay không? (Mục này chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau).
(Còn tiếp)
Học giả Bùi Chi Vinh
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Tăng đoàn quý tộc lòi ra chín người
Thêm vài Minh Tuệ nữa thôi
Chùa to chùa lớn đi đời nhà ma
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Trần gian của cải bỗng là sắc không
Thích tiền, thích gái, thích lông
Làm sao sánh được bềnh bồng Thích Ca
Chỉ cần một hạnh đầu đà
Lòi ra chín gã yêu ma trọc đầu…
Nguồn mạng.